Monday, July 24, 2023

Alice, con mèo và câu chuyện quản trị cuộc đời

 Trong tác phẩm nổi tiếng: "Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên", có một đoạn kể về Alice khi bị lạc vào xứ sở thần tiên, cô sợ hãi bỏ chạy, chạy mãi cho đến khi cô gặp 1 con mèo.
Alice bèn hỏi mèo: Tớ nên đi đường nào bây giờ? Con mèo trả lời: Điều đó còn thuộc vào cậu muốn đi đến đâu nữa chứ? Alice đáp: tớ thật sự chẳng quan tâm lắm đến nơi mà mình muốn đến? Con mèo đáp: thế thì cậu cũng không nên quan tâm mình sẽ đi đường nào! Một khi mà cậu đã không quan tâm đến nơi mà mình muốn đến thì đi đường nào mà chả được.
Con mèo không phải chịu thua trong việc chỉ đường cho Alice, mà cả ngay những người thông thái nhất cũng đành lắc đầu khi phải chỉ đường cho người mà người đó chẳng biết đích đến của mình là nơi đâu?!
Sự lúng túng của Alice làm ta chợt giật mình: Vậy mục đích đến của cuộc đời mình là gì chứ?.... Trong cuộc sống này, một chừng mực nào đó chúng ta nên dành ít thời gian cho những câu hỏi như: Mình là ai? Mình sống để làm gì? cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu? Rốt cuộc là mình sẽ dành cuộc đời mình cho những chuyện gì và nó có đáng để mình quan tâm không?...
Nhiều khi thấy mình cũng đã 24 tuổi rồi mà vẫn chưa định huớng được mình sẽ đi đường nào để thành công trong cuộc sống, hoặc ít ra thử đi 1 con đường để biết con đường đó có phù hợp với mình hay không..

Sunday, April 16, 2023

Hải Trung Kim

 

Cho 1 hải trung kim ( 1984,1985 ) nào đó.
🐭🐃 Vàng trong biển lớn sẽ luôn trầm mình dưới tầng tầng áp lực nước. Nó chú định cuộc đời 1 hải trung kim sẽ có lắm trách nhiệm hoặc khó khăn phải đối diện, phải giải quyết.
Nó chú định 1 cuộc đời có thăng có trầm, nhưng trầm nặng hơn thăng. Vất vả 1 tí, lo toan nhiều phần. Có những mỏi mệt hoặc những hoàn cảnh gần như phải ngậm đắng nuốt cay.
🐭🐃 Đây cũng là cái bản mệnh ứng nhất với việc khổ trước mà sướng sau, nhọc trước mà nhàn sau. Cuộc đời 1 hải trung kim muốn gì thì phải tự đi mà kiếm lấy. Mong gì, cầu gì thì phải tự mình mà làm lấy.
Ít cái kiểu từ trên trời rơi xuống, nếu có thì cũng chỉ là đỡ đần thoáng qua.
Còn đâu luôn phải kiên trì mà bền bỉ. Lắm lúc bắt đầu lại từ con số 0, khá mệt người
🐭🐃 Cuộc đời 1 hải trung kim, sẽ có lắm đoạn vỡ oà về nhân tâm và nhân tính. Người lạ lại giúp mình nhiều hơn là người thân. Sẽ cho đi nhiều hơn là nhận được. Trao đi yêu thương chân thành rồi nhận lại toàn những nhọc nhằn, traí ngang. Sẽ lắm lúc tưởng chừng chỉ có những chuyện trong tiểu thuyết mà lại xẩy đến với cuộc đời mình.
Thị phi nhiều, tiểu nhân lắm. Được cái ở thời khắc bộn bề chông gai cũng có duyên mà gặp gỡ quý nhân giúp mình đôi phần.
🐭🐃 Trong cái đoạn chuyển trang đổi vận ở hiện tại. Tháng 3 âm này sẽ có những tín hiệu tốt đẹp cho 1984.
Còn tháng 4 âm này sẽ là đoạn hanh thông khởi sắc của ất sửu 1985.
Chỉ cần nhớ 1 điều cái đoạn sàng lọc khó khăn nhất đã qua rồi. Bạn đã trụ lại được, đã chạm vào cái đáy sâu nhất trong trung vận của chính mình rồi.
Giờ là lúc lấy lại sự tin tưởng vào bản thân. Cân bằng điều tiết lại cảm xúc cho bản tâm.
Sau đấy lấy lại cái chí cái nhiệt thành truyền vào cho bản tính.
Rồi lại chuẩn bị, vất vả ngược xuôi, chăm chỉ vài năm. Để đổi lại lấy vài chục năm an nhàn đoạn sau cuối.
Đáng lắm, có phải vậy không ?
🐭🐃 Cái gì đã qua hãy để nó trôi
Kẻ tệ bạc, người hại mình, hãy để cán cân nhân quả, thước đo mệnh số tự vận hành xử lí.
Bạn vốn không hề sai, sai chỉ là giản đơn bạn vừa vào đoạn thời vận không nhẹ nhàng. Không nhiều may mắn mà vẫn cứ lao vào mong thành công.
Người đời không thông cảm, hãy kệ họ.
Còn bản thân bạn phải hiểu và thông cảm cho chính mình.
Ngừng tự trách, đất trời sẽ sớm dìu dắt nâng đỡ bạn dần thôi.

Tuesday, January 3, 2023

10 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA CUỘC SỐNG

10 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA CUỘC SỐNG
1. Không phải vì có hy vọng nên mới kiên trì, mà là nhờ kiên trì nên mới s.ản si.nh hy vọng.
2. Không phải vì có cơ hội nên mới tranh thủ, mà là nhờ biết tranh thủ nên mới chớp đúng cơ hội.
3. Không phải vì có hiểu biết mới đi làm, mà là phải đi làm thì mới học được hiểu biết
4. Không phải vì trưởng thành nên mới gánh vác, mà là vì sẵn sàng gánh vác nên mới có thể mạnh mẽ trưởng thành.
5. Không phải vì nhận được nên mới phải cho đi, mà là vì cho đi nên mới được nhận lại
6. Không phải vì đột phá nên mới có thử thách, mà là vì phải trải qua thử thách nên mới có thể tạo ra đột phá.
7. Không phải vì thành công nên mới trưởng thành, mà là vì trưởng thành nên tạo dựng được thành công.
8. Không phải vì biết lãnh đạo nên mới biết cách phối hợp, mà là vì biết phối hợp mới có năng lực lãnh đạo.
9. Không phải vì có thu hoạch nên mới ơn nghĩa, mà là vì có ơn nghĩa nên mới có thể thu hoạch.
10. Không phải vì có tiền mới có thể đi học, mà là vì học tập nên mới có thể kiếm được tiền.
Nguồn: Sưu tầm 

Tuesday, December 6, 2022

Việt Nam lãng phí 3 tỷ USD/năm do không tái chế nhựa

 Việt Nam lãng phí 3 tỷ USD/năm do không tái chế nhựa: Làm gì để biến rác thành tiền?


Theo báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới, ước tính Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. Còn chất thải hữu cơ ước tính lãng phí hơn 30 tỷ USD mỗi năm khi gần 70% không được tái chế.

Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng đã góp phần thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng cũng như gia tăng các nguồn thải.

Tổng lượng rác thải hàng năm đã tăng gấp đôi trong vòng 15 năm qua và dự báo sẽ tăng từ 27 triệu tấn năm 2018 lên 54 triệu tấn vào năm 2030. Rác thải đã đến lúc phải được nhìn nhận dưới góc độ nền kinh tế rác.

Monday, October 10, 2022

SỞ HỮU CHÉO

 

Gần đây có một Tập đoàn V dùng cổ phiếu của mình để đầu tư vào một mô hình BĐS. Có rất nhiều ý kiến khen, chê, đúng sai về vấn đề này, tại đây tôi không muốn bàn về điều này, tôi chỉ muốn đề cập đến vấn đề gọi là sở hữu chéo để mọi người hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề.
KHÁI NIỆM SỞ HỮU CHÉO.
Trên thế giới, khái niệm sở hữu chéo (cross ownership) không có gì mới và thường được dùng trong ngành truyền thông (media, telecommunications) để chỉ tình trạng một công ty truyền thông sở hữu hai hoặc nhiều hơn các công ty trong ngành liên đới trực tiếp nhằm tạo thế độc quyền, hạn chế cạnh tranh và vì thế, tại mỗi nước, hệ thống pháp lý thường có quy định về pháp luật rỏ ràng cho việc sở hữu chéo. Tuy nhiên, ở VN, hệ thống pháp lý hiện hành, khái niệm sở hữu chéo không được định nghĩa rõ ràng trong quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2014 được ban hành đã đưa thuật ngữ “sở hữu chéo” thành thuật ngữ pháp lý khi được đề cập đến lần đầu tiên tại Điều 189. Tuy nhiên, LDN lại không giải thích thế nào là sở hữu chéo mà phải đến Nghị định 96/2015/NĐ-CP mới đưa ra định nghĩa “Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau”. Quy định này của Nghị định 96/2015/NĐ-CP phù hợp với đa số các nghiên cứu về sở hữu chéo, nhưng vì sở hữu chéo là một mô hình phức tạp và có nhiều “biến thể” khác cũng được xếp vào dạng mô hình này. Một số mô hình được biết đến như: mô hình dạng vòng, mô hình có doanh nghiệp trung tâm, mô hình dạng lưới,..
Rồi khi LDN năm 2020 được ban hành tiếp tục kế thừa toàn bộ nội dung quy định này nhưng cũng giống LDN năm 2014 chỉ đề cập mà không giải thích thế nào là sở hữu chéo. Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp 2020 đồng thời thay thế Nghị định 96/2015/NĐ-CP đã loại bỏ định nghĩa về sở hữu chéo. Do đó định nghĩa nêu trên có thể dùng để tham khảo và hiểu một cách cơ bản về sở hữu chéo.
Cụ thể, khoản 2 Điều 195 Luật này quy định: “Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau”.
Như vậy, từ quy định trên, có thể hiểu sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp là việc hai công ty con của cùng một công ty mẹ có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau tại cùng một thời điểm.
SỞ HỮU CHÉO TỐT HAY XẤU?
Thật ra, cũng như nhiều hiện tượng kinh tế khác, sở hữu chéo tự nó không tốt không xấu. Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng ta sẽ thấy là khi đứng trên góc nhìn của Doanh nghiệp thì có nhiều điều tốt mà chủ yếu là những lợi ích mà ở đó chỉ có các đối tác trong liên kết sở hữu mới được hưởng . Nhưng khi đứng trên góc nhìn của thị trường thì lắm nhiều điều không hay. Chính vì thế, cần có những quy định rõ ràng về pháp lý nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng khe hở của pháp luật để hưởng lợi.
Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu sâu hơn, cần làm rõ hơn hai điểm:
1- Mục đích đầu tư: Nếu mục đích đầu tư chỉ là nhằm sinh lợi (capital gain), không nhằm sở hữu hay khống chế DN khác và do đó thường là tỷ lệ sở hữu thấp dưới 50% thì được xem như một hình thức đầu tư thông thường không thuộc dạng sở hữu chéo.
2- Nguồn tài chính dùng đầu tư: Thông thường nếu chỉ nhằm sinh lợi như vừa đề cập ở trên thì thí dụ DN A sẽ dùng tiền để mua CP của DN B do đó chỉ có A sở hữu B. B không sở hữu A nên không là sở hữu chéo. Tuy nhiên nếu A không dùng tiền mà dùng CP của mình để đầu tư mua của CP của B. Lúc này A sở hữu B và vì B cũng nắm CP của A, nên gọi là chéo. Đây là điểm mà chúng ta sẽ đề cập.
Khi mô hình sở hữu chéo được chủ động áp dụng, đa phần, sẽ tạo nên cái gọi là vốn “ảo” – vốn chỉ được thể hiện trên giấy tờ – khiến cho vốn của doanh nghiệp lớn hơn giá trị thực tế (thực góp) mà doanh nghiệp đang có, đồng nghĩa với việc tài sản của doanh nghiệp không tương đương với những gì được thể hiện trên sổ sách. Điều này làm cho việc đánh giá tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp không còn chính xác nữa. Hơn nữa, chính điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ khi họ góp vốn bằng tiền tươi thóc thật. Điểm đáng nói là nếu DN A do góp vốn bằng CP, nên vốn lưu động dùng cho kinh doanh của DN B sẽ không có khoản này. Đây là lý do tại sao một số nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp thuộc hệ thống mô hình sở hữu chéo tạo ra lợi nhuận trung bình ít hơn so với những doanh nghiệp khác.
Để hiểu rõ, chúng ta lấy thí dụ: DN A có vốn 100 tỷ - tương đương 10 triệu CP. DN A dùng 40% tức 4 triệu CP A (trị giá 40 tỷ) để góp vốn thành lập DN B có vốn điều lệ 50 tỷ ( tương đương 5 triệu CP). Bỏ qua các yếu tố giá cả thị trường, lúc này A nắm quyền sở hữu 80% DN B với 4 triệu CP B và ngược lại B nắm 40% quyền sở hữu tại A. Đây là sở hữu chéo. Điều đáng nói là tuy DN B có 50 tỷ vốn điều lệ, nhưng chỉ có 10 tỷ là có thể dùng cho hoạt động sxkd chính của mình. Còn 40 tỷ dưới dạng CP được xem như khoản đầu tư ngược vào A, sẽ được chia cổ tức, nếu A có lãi. Hiện tượng này gọi là vốn ảo.
Trên thực tế, người ta còn dùng hình thức này với mục đích niêm yết trên sàn chứng khoán nước khác gọi là sáp nhập ngược với mục đích vượt qua một số rào cản về pháp lý gọi là sáp nhập ngược (Reverse Merger hay Reverse take over - RTO).
Tuy nhiên nếu không vì mục đích sáp nhập ngược thì sở hữu chéo đa phần tạo vốn ảo, không cung cấp nguồn vốn thật cho nền kinh tế. Như ta thấy, trong thí dụ nêu trên, 40 tỷ được dùng 2 lần cho việc góp vốn nhưng thật sự chỉ có 40 tỷ là được đưa vào nền kinh tế.
CÁC MÔ HÌNH SỞ HỮU CHÉO.
Trên thực tế có nhiều mô hình sở hữu chéo như sở hữu chéo vòng tròn, sở hữu chéo mạng lưới... rất phức tạp.Có một thời gian, các nhà bank ở VN được thành lập mới và sở hữu chéo lẫn nhau rất nhiều với mục đích chỉ nhằm huy động tiền gửi từ dân chúng.
Vậy đánh giá việc sở hữu chéo ra sao tùy mọi người kết luận.
Lai Ho.


Wednesday, September 21, 2022

Thế giới quả thật rộng lớn và bạn thì quá nhỏ bé

 

Thế giới quả thật rộng lớn và bạn thì quá nhỏ bé: Giải pháp vượt qua những phút giây "lạc trôi" và "vô vọng" mang tên Thường thôi!

Chúng ta bị ám ảnh với từng khoảnh khắc nhỏ bé của đời người đến nỗi cho rằng nó là tất cả...Nhưng nếu bạn nghĩ về sự nhỏ bé của mình trong vũ trụ bao la này, thì những âu lo vụn vặt kia sẽ chỉ là thường thôi.

Nếu Trái Đất cũng là một con người, thì có lẽ nó đã được 40 tuổi. Cuộc đại tuyệt chủng cuối cùng mới xảy ra cách đây 7 tháng. 

Con người mới chỉ biết cách sử dụng công cụ lao động cách đây 1 tuần rưỡi, rời châu Phi đi chinh phục toàn cầu cách đây 8 tiếng. Toàn bộ lịch sử văn minh chỉ diễn ra cách đây 30 phút.

100 năm cuộc đời bạn, khi so sánh, có lẽ chưa bằng một tích tắc trong toàn bộ 30' lịch sử loài người này.

Nếu mỗi ngày bạn tiếp xúc một người mới, thì trong cả cuộc đời mình bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với khoảng 30.000 người. 99,99% trong số 30.000 người này sẽ là người lạ hoàn toàn, chợt đến rồi chợt đi không để lại chút dấu vết.

Trong danh sách 300 người này, bạn cũng khó mà biết khi nào thì khái niệm "người quen" kết thúc và "bạn" bắt đầu bạn xem là "bạn".

Nếu bất chợt tôi yêu cầu bạn hãy cho tôi danh sách những người, tôi dự đoán danh sách này sẽ rơi vào tầm 20 đến 30 người. Và trong số này, chỉ khoảng 3 hay 4 người mà bạn sẽ thực sự muốn gọi vào lúc nửa đêm!

Thế giới quả thật rộng lớn và bạn thì quá nhỏ bé: Giải pháp vượt qua những phút giây lạc trôi và vô vọng mang tên Thường thôi! - Ảnh 1.

Nếu mỗi năm bạn sẽ thăm quan 2 địa điểm du lịch mới, có thể bạn đi du lịch cùng bạn bè, gia đình hay là một mình, thì cứ cho sống khoảng 80 năm, bạn đi được 150 địa điểm.

Hãy thử lấy một quả địa cầu cỡ lớn, và đánh giấu tất cả những địa điểm mà bạn đã đi qua. Chúng ta sẽ có một quả địa cầu bao la cùng 150 địa điểm li ti những hạt cát. Bạn chắc chắc sẽ chết mà chỉ có thể biết được một phần tí xíu của Trái Đất rộng lớn này.

Nếu mỗi năm, bạn đọc trung bình 4 cuốn, và trung bình mỗi năm, thế giới xuất bản ra 2 triệu cuốn sách, thì trong suốt cuộc đời, bạn sẽ đọc khoảng 300 cuốn sách.

Trong hơn một triệu chương trình giải trí truyền hình, bạn sẽ xem khoảng 200 show mỗi năm. Với hơn năm trăm ngàn bộ phim được sản xuất, bạn sẽ xem khoảng 100 bộ mỗi năm. 

Khoảng 100 triệu bài hát đã được sáng tác, bạn có lẽ sẽ nghe ít hơn 1000 bài. 

Trong hàng tỉ năm của vũ trụ, bạn chỉ sống một đời người. Trong hàng trăm tỉ trải nghiệm trên trái đất này, số trải nghiệm mà bạn trải qua chỉ là số ít.

Thế giới quả thật rộng lớn và bạn thì quá nhỏ bé: Giải pháp vượt qua những phút giây lạc trôi và vô vọng mang tên Thường thôi! - Ảnh 2.

Nếu nhìn ở độ zoom 100x này, bạn thấy 100 năm đời mình chỉ là một ngọn cỏ li ti giữa sân vận động Mỹ Đình rồi chứ? 

Thế mà bạn còn đi lo lắng về chuyện bị người yêu đá hay mất vài chục triệu hay ảnh mình hôm nay ít "Like" làm gì? Nó quá "tầm thường" so với cái vũ trụ bao la, khổng lồ, "chẳng thèm quan tâm đến chuyện vụn vặt của bạn này". 

Khi nhìn mọi thứ ở cấp độ vĩ mô này, bạn đột nhiên thấy những vấn đề của mình trở nên quá nhỏ bé, cuộc đời quá ngắn để bận tâm quá về những vấn đề vụn vặt thường ngày. Vậy nên, mỗi khi thấy chán nản đừng quá lo lắng, so với thế giới rộng lớn này, vấn đề của bạn chỉ là thường thôi.

Nhưng đồng thời, bạn cũng nên nhận ra rằng, mình không có quá nhiều thời gian để ghi dấu lại nhiều thứ trên cuộc đời này đâu. Những bạn bè thân thiết, những cuộc du lịch, những cuốn sách đã đọc...bạn sẽ chỉ được trải nghiệm một phần rất rất nhỏ trong số chúng mà thôi. 

Ai cũng có một khoảng thời gian vô cùng ít ỏi trên Trái Đất này, hãy cố sống sao cho đừng nuối tiếc.

 

Tuesday, September 13, 2022

NGƯỢC CHIỀU THÁP MASLOW

 

NGƯỢC CHIỀU THÁP MASLOW: NGUYÊN TẮC TỰ KỶ LUẬT BẢN THÂN CỰC HIỆU QUẢ
(Áp dụng ngay nếu bạn muốn tốt hơn từng giờ)
Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) đã phát triển thang nhu cầu Maslow. Đây là lý thuyết về tâm lý được xem là có giá trị nhất trong hệ thống lý thuyết tâm lý mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đặc biệt trong các lĩnh vực quản trị nhân sự, quản trị Marketing, đào tạo,… Nó được chia làm 5 bậc, từ thấp đến cao, gồm:
- Nhu cầu được Đáp ứng về sinh lý (Phylosiological needs): Muốn được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, tự nhiên như: ăn uống, ngủ nghỉ, thời trang, tình dục,…..
- Nhu cầu được An toàn (Safety needs): Muốn an toàn và ổn định, có sự đảm bảo về nơi ăn, chốn ở, chỗ làm, ngân khoản tiết kiệm…
- Nhu cầu được Yêu thương và công nhận (Love and belonging needs): Muốn được gia đình yêu thương, đồng nghiệp thừa nhận, có mạng lưới bạn bè, thuộc về một nhóm hoặc cộng đồng nào đó,…
- Nhu cầu được Quý trọng (Esteem needs): Muốn được quý mến, nể trọng trong tổ chức xã hội, được người khác tín nhiệm,…
- Nhu cầu được Tự thể hiện mình (Self-actualization needs): Muốn được khẳng định bản thân, thể hiện mình trong cuộc sống, được sống và làm việc theo sở thích, được chọn đam mê để theo đuổi và cống hiến cho tổ chức, cộng đồng hay xã hội.
Thể hiện đòi hỏi của con người
Điều dễ nhận thấy trong Tháp Maslow chính là phản chiếu một cách có thang bậc những cảm tính cố hữu nhất bên trong mỗi con người. Đó là nhu cầu đối với vật chất hoặc tình cảm, với 3 mức độ dễ nhận ra:
• Tôi cần
• Tôi muốn
• Tôi thích
Theo đó, cái "tôi cần" là thứ giúp ta tồn tại và phát triển. Ví dụ như: Tôi cần một bữa sáng cho ngày dài lao động. Và "tôi cần" có thể là thứ mà tôi không "thích", đồng thời cũng chẳng phải là thứ tôi đủ chú tâm để "muốn" .
"Tôi muốn" lại là thứ mà chúng ta chú tâm đến, quyết theo đuổi, tự đặt ra mục tiêu. Và thúc ép thành một cái "cần" ngắn hạn phải đạt được. Tuy nhiên, "muốn" có thể cao hơn mức "cần" nhưng lại nằm ngoài cái được "thích". Tôi "thích" dành thời gian đi đá bóng, nhưng tôi muốn dành 1 giờ tại phòng tập Gym mỗi ngày để phong cách hơn, dù thực sự thì để không tăng cân tôi chỉ "cần" sinh hoạt điều độ và luyện tập 30 phút với dụng cụ cá nhân tại nhà mỗi ngày.
Tuy nhiên, cái "Tôi thích" chắc chắn là một thứ "tôi cần", và "tôi muốn" đạt đến. Khi đạt được cái "tôi thích" con người ở trạng thái cảm xúc thoải mái, thúc đẩy sự sáng tạo. Đặc biệt trong quá trình làm cái "tôi thích", con người có được hiệu suất cao nhất, và nhiều cống hiến.
TIẾP CẬN NGƯỢC THÁP MASLOW – THỂ HIỆN ĐÒI HỎI CỦA THỊ TRƯỜNG
Theo các phân tích ở trên, rõ ràng Tháp Maslow phản ánh ý chí của con người theo các cung bậc nhằm mưu cầu sự thỏa mãn bản thân.
Tuy nhiên, câu chuyện làm thế nào để đạt được các nấc thỏa mãn đó ngay chính trong công việc lại là một câu hỏi. Trọng tâm của bài viết này là trình bày một mô hình tiếp cận, dành cho các nhà quản trị cũng như những nhân viên bình thường tham khảo.
Đối với nhà quản trị, có thể có thêm một góc nhìn để đánh giá, phân loại, đào tạo và hoạch định về đội ngũ. Kết nối một góc nhìn giữa tâm lý người lao động với cách thức phân bổ lao động nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức.
Đối với một người đang làm công việc chuyên môn trong tổ chức, sẽ có được một góc nhìn thực tế rộng mở hơn, và công bằng hơn với chính môi trường làm việc của mình. Đồng thời, tạo ra một bộ cột mốc giúp định hướng cho sự phát triển bản thân trong công việc, để đạt được những thỏa mãn tâm lý cá nhân.
Câu hỏi chủ đạo sẽ là: Để bản thân đạt được mỗi thang bậc trong Tháp Maslow, thì mình phải thỏa mãn điều gì cho thị trường?, với các ánh xạ tương ứng, "Tháp chuyên nghiệp" được dựng lên, gồm các nấc thang:
• Để được thỏa mãn Sinh lý cơ bản, thì phải Biết làm
• Để được thỏa mãn An toàn, thì phải Biết để ý
• Để được thỏa mãn Yêu thương và công nhận, thì phải Biết việc
• Để được thỏa mãn Quý trọng, thì phải Biết tổ chức
• Để được thỏa mãn Tự thể hiện mình, thì phải Biết tự chủ
BIẾT LÀM
Tại nấc thang này, một nhân sự trong tổ chức phải đáp ứng được đòi hỏi về mặt chuyên môn và nghiệp vụ cụ thể. Đó có thể là biết trình bày văn bản với cô thư ký, biết sử dụng công cụ chuyên dụng với một chàng thiết kế, biết viết nội dung quảng cáo với một nhân viên Marketing.
Đối với thị trường lao động, đây là nhu cầu tối thiểu mà nhân sự cần phải đáp ứng để gia nhập một tổ chức. Và tại thứ bậc này, người lao động sẽ nhận được mức lương cơ bản của nghề nghiệp mình đang theo đuổi. Từ đó, có thể bảo đảm được nguồn chi trả cho lương thực, nhà ở…
BIẾT ĐỂ Ý
Tuy nhiên, "Biết làm" mới chỉ bảo đảm phần cứng và tiêu chí đầu vào của tuyển dụng cũng như là điểm khởi đầu cho nấc thang sự nghiệp. Để kết quả làm việc có chất lượng thì cần thêm thái độ tích cực, sự nhạy bén trong nắm bắt vấn đề và cái nhìn rộng hơn đối với nhiệm vụ của mình.
Đối với cô thư ký, đó là việc biết dùng từ ngữ phù hợp, biết điều gì là nhất định phải ghi vào giấy nhớ. Đối với chàng thiết kế, đó là qui chuẩn thiết kế nội bộ, những kiểu cách thường được tán thành, sự đúng sai của bản Text mình nhận được. Đối với một nhân viên Marketing đó là sự quan trọng của nhiệm vụ với chiến dịch, mức gấp gáp của tiến độ, kiểu cách của thông điệp phù hợp với thương hiệu và lường trước phản ứng của khách hàng.
Bất cứ một tổ chức nào cũng đều mong muốn giữ chân và bồi dưỡng những nhân sự thuộc nấc thang này. Đó là những người có ý thức và trách nhiệm. Một công việc ổn định, một tương lai thăng tiến có lộ trình là điều có thể hy vọng.
Người "biết ý" có thể còn thiếu sót về "biết làm" nhưng thường được châm trước nhờ thái độ, như câu châm ngôn "thái độ hơn trình độ" phổ biến hiện nay.
BIẾT VIỆC
Cao hơn "biết ý", nhân sự "biết việc" phải tự học hỏi để giảm sự hỗ trợ của cấp trên hay đồng nghiệp trong giải quyết vấn đề. Người biết việc, biết học hỏi và đưa giá trị của kinh nghiệm vào kết quả. Đặc biệt là luôn nắm rõ quy trình, tạo được thặng dư về hiệu suất, phối hợp được với nhân sự, phòng ban khác.
Một loạt ví dụ cho việc này là người thư ký biết được các tiêu chuẩn của lãnh đạo để truyền đạt và phối hợp với những nhân sự khác tạo ra kết quả không phải chỉnh sửa nhiều lần. Đối với anh thiết kế, đó là biết tự lưu trữ các ấn bản để tái sử dụng tài nguyên khi cần, biết phải nhập Text ở đâu, gửi Maquette cho ai, giục người nào, trước bao lâu và cần bố trí thời gian như thế nào để việc bản thân giúp hạn in được đảm bảo. Một anh Marketing nhận đề bài là mục tiêu cần đạt, đối tượng mục tiêu, nội dung truyền thông, cách thiết lập nội dung, những bước phải làm tiếp theo.
Các nhân sự ở mốc này sẽ nhận được sự tin tưởng từ cấp trên, yêu quý từ đồng nghiệp. Họ tự khẳng định được giá trị và thể hiện chuyên môn. Có thể di chuyển từ môi trường làm việc này sang môi trường làm việc khác, mà luôn giữ được tính kế thừa tự thân. Từ đó, tạo nên bề dày năng lực riêng. Họ cũng bắt đầu tự tin gia nhập và được cộng đồng nghề nghiệp thừa nhận.
"Biết việc" thì chắc chắn phải "biết làm" và cần sự "biết ý". Tuy nhiên, có thể lại yếu trong biết "Biết tổ chức" và không đảm bảo rằng là "Biết tự chủ".
BIẾT TỔ CHỨC
Những nhân sự thuộc nhóm này bị đòi hỏi về trình độ tổ chức và quản lý, trước tiên là quản lý bản thân. Được yêu cầu thể hiện được nhiều năng lực về quản trị và sự linh hoạt. Đó là, lập kế hoạch, xác định tiến độ, phân bổ các bước, tạo lập qui trình phối hợp, xây dựng những chiến dịch phức tạp và hiểu về mục tiêu cần đạt thông qua việc biết tạo lập biểu mẫu báo cáo,... Đặc biệt là những hiểu biết nhất định nhằm lường trước về rủi ro và có khả năng ứng biến khi phát sinh ngoài kế hoạch.
Điều khiến "biết tự quản" trở thành một nấc thang đáng giá là yêu cầu bắt buộc phải có năng lực giải quyết vấn đề, dễ hòa nhập với môi trường mới. Đặc biệt, "biết làm" tất cả các khâu trong kế hoạch, dù trực tiếp hay gián tiếp (bằng cách tìm được người thực hiện phù hợp).
Qua sự "biết tổ chức" của những người này, họ có thể tìm thấy sự quý trọng từ những người trong nghề và tổ chức, bởi là người chủ động làm được việc, lại có thể kết nối một cách có hiệu quả với những người khác trong chính nội bộ của mình, cũng như có được mạng lưới kết nối hỗ trợ bên ngoài. Nhiều kỹ năng mềm đã được rèn luyện từ trước và cần được vận dụng cho mốc này.
Để "biết tổ chức" chắc chắn cần được mức "Biết việc" và "Biết ý".
BIẾT TỰ CHỦ
Đây là mức cao nhất trong Thang chuyên nghiệp của một nhân sự trong tổ chức nhưng có hai thái cực, đó là nói về những người chuyên nghiệp và những kẻ không chuyên.
Bởi những người thuộc nhóm này không hẳn là những người có chức vụ cao, phải "Biết tổ chức" hay "biết tất". Mà đôi khi họ chỉ đơn giản là người "Biết làm". Bởi, tự chủ đối với họ là sự dễ dàng di chuyển trên thị trường.
Đó có thể là một cán bộ có chuyên môn cao trong một ngành hẹp đang khát nhân lực hoặc một nhân viên bình thường chấp nhận "giữ mình" luôn ở mức "lương phù hợp". Cả hai thái cực này đều có được nhiều cơ hội di chuyển.
Để đạt được tự chủ, là điều tương đối đơn giản bởi đó là cái một người có thể "chọn". Giống như bạn có thể cố gắng để lấy một nàng công chúa hay nhàn nhã để kết đôi với một thường dân. Đơn giản, đó là điều bạn thích. Nói theo một cách khác, trong mọi tổ chức luôn tồn tại những cá nhân muốn làm vừa đủ, nhận lương vừa đủ để giữ một chỗ làm và dành thời gian còn lại cho các sở thích riêng, với nguồn thu nhập từ công việc khác hỗ trợ. Đó là thái cự không chuyên.
Theo mức độ ngược lại, nấc thang "biết tự chủ" là những cá nhân lấy thị trường tự do làm tham chiếu. Đồng thời, nghiêm túc theo đuổi mục tiêu của tổ chức mà mình đang gắn bó. Như mỗi cầu thủ bóng đá có thể đi qua nhiều câu lạc bộ khác nhau trong sự nghiệp, với mức giá niêm yết trên thị trường thay đổi theo từng mùa nhưng ở câu lạc bộ nào cũng thể hiện hết mình. Để nâng giá trị của bản thân thông qua đóng góp cho tổ chức.
Những người thuộc nấc này, tại thái cực chuyên nghiệp nhất, chắc chắn "biết tổ chức", biết chọn lựa giữa làm và không làm, có ý tưởng và muốn thử, chịu được trách nhiệm, ưa thử thách và chấp nhận rủi ro của thất bại. Tuy nhiên, họ cũng chỉ thể hiện được khi tổ chức có sự phân cấp và những mục tiêu lớn cần đạt. Ở mức cao nhất của nhóm này chính là những người có năng lực tự doanh.
Biên soạn theo Trí thức trẻ