Friday, September 26, 2014

Đến cả thú cũng bị làm giả

Một anh chàng tới vườn thú để xin việc làm. Lúc đó, con Gorilla, ngôi sao sáng ở vườn thú, vừa chết tối hôm trước.
Giám đốc vườn thú nói rằng nếu anh ta có thể đóng giả con Gorilla, anh ta sẽ được trả tiền vì mọi người tới vườn thú đều rất thích xem nó.
Vì cần tiền, nên anh chàng quyết định nhận công việc kỳ lạ.
Anh ta đảm nhiệm việc này khá tốt khi bắt chước y hệt những động tác của con Gorilla.
Trong một lần đu giữa các cành cây, anh ta bị rơi khỏi lưới bảo vệ vào chuồng của sư tử.
Khi ấy, con sư tử gầm lên.
Anh ta quá hoảng sợ tới mức quên mình đang đóng vai Gorilla nên gào lên:
- Cứu tôi với, cứu tôi.
Con sư tử liền đi ra chỗ anh ta và thì thào:
- Ngậm miệng lại hoặc là cả hai chúng ta sẽ mất việc.
Thị Nở (st)

Monday, September 8, 2014

có tật giật mình

Một kỹ sư xây dựng đi công trình một tháng mới được về với vợ. Sau khi tâm sự, 2 vợ chồng nằm ngủ. Đến nửa đêm người vợ nằm mơ hét lên : " Chồng em về đấy " . Anh kỹ sư xây dựng giật mình quơ vội quần áo rồi lao ra cửa sổ.

Sunday, September 7, 2014

Nguồn gốc các màu đỏ, vàng, xanh trên đèn giao thông

Đèn giao thông là thứ mà mọi người chúng ta có thể bắt gặp mỗi ngày. Luật "đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi" đã trở thành quy định phổ biến tại khắp nơi trên thế giới buộc mọi người tham gia giao thông phải tuân thủ. Vậy tại sao đèn đỏ thì phải dừng lại còn đèn xanh thì được chạy mà không phải là ngược lại? hoặc tại sao lại không chọn các màu khác đỏ và xanh lá? Để tìm câu trả lời, mời các bạn trở lại khoảng thời gian những năm 1830,...

Tại sao đèn giao thông có màu xanh, đỏ vàng?

Quy định tín hiệu màu sắc giao thông hiện nay bắt nguồn từ hệ thống dùng trong ngành công nghiệp đường sắt vào những năm 1830. Vào thời điểm bấy giờ, các công ty đường sắt đã phát triển một hệ thống đèn báo hiệu để người điều khiển tàu biết khi nào là dừng hoặc tiếp tục đi. Mỗi màu sắc sẽ đại diện cho các hành động khác nhau. Màu đỏ được chọn để biểu thị tín hiệu dừng lại, màu trắng cho phép đi tiếp và màu xanh lá để cảnh báo, thận trọng hơn.

450px-Castleton_East_Junction_signal_box_59_signal_(1). 
Hình ảnh trụ đèn báo tín hiệu hiện đại trong ngành đường sắt​

Nguyên nhân màu đỏ, màu của máu, đã là một tín hiệu của sự nguy hiểm từ thời xa xưa. Một số sử gia còn cho rằng các binh đoàn La Mã còn sử dụng các lá cờ màu đỏ như biểu tượng của thần chiến tranh vào những trận chiến cách đây hơn 2000 năm. Rõ ràng, màu đỏ hoàn toàn phù hợp để ra hiệu dừng lại do nó khá kích thích thị giác của con người. Tuy nhiên, việc dùng màu trắng để ra hiệu cho phép được đi tiếp lại xuất hiện nhiều vấn đề.

Điển hình như một vụ tai nạn hồi năm 1914 đã xảy ra, nguyên nhân là do chiếc kính lọc màu đỏ đã bị rơi ra ngoài và để lộ ra bóng đèn màu trắng bên trong. Khi đó, người điều khiển đèn vẫn nghĩ là hệ thống đèn hoạt động bình thường, trong khi người lái tàu lại nhìn thấy màu trắng và nghĩ là mình có thể đi tiếp. Kết quả là, đoàn tàu đó đã đâm vào toa xe lửa phía trước. Trước tình hình đó, ngành đường sắt quyết định chuyển màu xanh lá thành tín hiệu "có thể đi" và màu vàng được chọn để ra hiệu cảnh bảo cẩn thận. Ngành đường sắt cho rằng 3 màu đỏ, vàng, xanh hoàn toàn khác nhau và có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường.

Hệ thống đèn báo hiệu trên được mang từ đường sắt đến đường bộ như thế nào?

Vào năm 1865, tại London nước Anh, một mối quan tâm được dấy lên trong cộng đồng do lượng xe ngựa kéo ngày càng tăng nhanh và gây nguy hiểm cho người đi bộ khi họ băng qua đường. Khi đó, một kỹ sư và nhà quản lý đường sắt tên là John Peake Knight, người có vai trò quan trọng trong việc thiết kế hệ thống đường sắt tại Anh, đã đến sở cảnh sát London và đề xuất ý tưởng dùng hệ thống trụ đèn tín hiệu trên đường ray xe lửa (semaphore) để trang bị cho đường giao thông bình thường.

1868light. 
Trụ đèn giao thông do John Peake Knight đề xuất vào năm 1868​

Theo ý tưởng của John, trụ đèn giao thông sẽ có 1 hoặc nhiều nhánh có thể nâng thẳng đứng lên và hạ xuống theo chiều ngang để chắn đường lại. Vào ban ngày, các nhân viên cảnh sát sẽ điều khiển nó nâng lên hạ xuống để báo cho những chiếc xe ngựa biết khi nào họ phải dừng lại và đứng tránh sang một bên. Vào ban đêm, chiếc trụ được trang bị màu đỏ và xanh lá để báo cho người điều khiển xe biết khi nào được đi hoặc phải dừng lại. Sự kiện này đánh dấu việc đèn tín hiệu giao thông đã chuyển từ đường sắt lên đường bộ thông thường.

Ngay khi đó, đề xuất của John đã nhanh chóng được chấp nhận và vào ngày 10 tháng 12 năm 1868, hệ thống trụ đèn đầu tiên được lắp đặt tại giao lộ Great George và Bridge Street ở London. Và hệ thống đã làm việc rất hiệu quả... cho đến vài tháng sau đó: Một trong những ống dẫn cung cấp khi gas thắp sáng đèn bị rò rỉ. Thật không may, người cảnh sát đang đứng gần đó để điều khiển các nhánh của trụ đèn không nhận thấy việc gas bị rò rỉ. Kết quả là bóng đèn bị phát nổ và nhân viên cảnh sát đó đã bị thiêu cháy. Vì vậy, mặc dù những thành công ban đầu, trụ đèn giao thông ngay lập tức bị hủy bỏ tại Anh.

Sự phát triển của đèn tín hiệu giao thông tại Mỹ

traffic-lights-duc. 
Không chỉ riêng Mỹ mà tại một số nước khác cũng sử dụng tháp giao thông trong những năm 1910​

Ở phía bên kia bờ đại dương vào những năm 1910 và 1920, các cảnh sát tại Hoa Kỳ cũng sử dụng một cái tháp cao để quan sát tình hình giao thông thuận lợi hơn. Trong suốt khoảng thời gian này, nhân viên cảnh sát có thể dùng hệ thống đèn xanh lá và màu đỏ từ ngành đường sắt để báo hiệu cho các phương tiện biết khi nào được đi hoặc phải dừng lại. Một cách khác cũng được sử dụng là viên cảnh sát sẽ vẩy cánh tay của họ để ra hiệu điều khiển giao thông.

Vào năm 1920 tại thành phố Detroit, Michigan, một cảnh sát tên là William L. Potts đã phát minh ra mô hình tín hiệu giao thông 4 mặt, 3 màu, sử dụng cả 3 màu đỏ, vàng, xanh lá để điều khiển giao thông tại các giao lộ. Việc này đánh dấu sự kiện thành phố Detroit trở thành nơi đầu tiên trên thế giới sử dụng đèn giao thông 3 màu đỏ, vàng, xanh và vẫn còn áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Thời gian sau đó, nhiều nhà phát minh đã tiếp tục thiết kế lại những mẫu đèn giao thông khác nhau, một số vẫn sử dụng 3 màu đỏ vàng xanh, một số thiết kế khác lại chọn những màu khác. Khi đó, trụ đèn giao thông cần một người thực hiện thao tác đóng cầu dao, ấn nút,... để đổi màu đèn. Và dĩ nhiên, chi phí áp dụng và vận hành đèn giao thông với phương thức trên là khá tốn kém.

marb_4-way04. 
Mô hình đèn giao thông 4 mặt, 3 màu do William L. Potts đề xuất​

Vào cuối những năm 1920, một số đèn giao thông tự động bắt đầu được phát minh. Mô hình đầu tiên sử dụng phương pháp đơn giản là đổi màu đèn sau các khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của của phương pháp này là gây ra tình trạng một số xe phải dừng lại, trong khi đường cắt ngang lại không có phương tiện nào băng qua giao lộ. Khi đó, một nhà phát minh có tên Charles Adler Jr. đã đề xuất ý tưởng nhằm khắc phục tình trạng trên.

Theo đó, Alder đã phát minh ra mô hình đèn giao thông có thể phát hiện ra tiếng còi xe hơi. Một microphone được lắp trên điểm giao nhau của 2 con đường. Khi có phương tiện dừng lại, tất cả những gì người lái cần làm là bấm còi để đèn giao thông chuyển màu. Để giữ cho người lái không liên tục bấm còi khiến màu đèn chuyển quá nhanh, Alder còn quy định rằng một khi đèn đã đổi màu thì 10 giây sau nó mới có thể đổi màu lần nữa. Ông cho rằng với khoảng thời gian này thì ít nhất 1 chiếc xe cũng có thể băng qua đường an toàn. Và dĩ nhiên, hệ thống này cũng gây không ít phiền toái cho người đi bộ và các hộ gia đình gần giao lộ bởi tiếng kèn liên tục.

console. 
Hình ảnh bên trong trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông vào những năm 1970​

Đồng thời, nhà phát minh Henry A. Haugh đã đề xuất ý tưởng hệ thống đèn giao thông mới nhằm khắc phục các nhược điểm trước đó. Hệ thống của Haugh sử dụng 2 dải kim loại nhằm phát hiện ra khi nào có xe chạy lên. Khi một chiếc xe đi qua làm cho cho 2 thanh kim loại chạm vào nhau, ánh đèn sẽ sớm được đổi màu để cho phép xe tiếp tục di chuyển về phía trước. Tuy nhiên, mô hình của Haugh đã bộc lộ nhược điểm, một số trường hợp xe không chạy vào đúng điểm cần thiết và hệ thống đổi đèn không thể hoạt động được.

Mãi tới những năm 1950, nhờ sự phát triển của máy tính nên việc đổi màu đèn giao thông dã có bước cải tiến rõ rệt. Đèn giao thông đã hoạt động chính xác, nhanh chóng hơn. Vào năm 1952, 120 chiếc đèn giao thông tại thành phố Denver đã được điều khiển bằng máy tính. Tiếp theo đó vào năm 1967, các thành phố Toronto và Ontario đã chính thức sử dụng hệ thống máy tính chuyên dụng để điều khiển tín hiệu đèn giao thông. Không lâu sau đó, hệ thống máy tính đã có thể kiếm soát tín hiệu giao thông ở 159 thành phố khắp nước Mỹ thông qua đường dây điện thoại. Đồng thời, người điều khiển cũng có thể điều chỉnh thời gian đèn xanh và đèn đỏ một cách nhanh chóng bằng máy tính.

Friday, September 5, 2014

vui - lãng nhách

2 bố con đi cắm trại.
-Bố: dậy đi con!


-Con: gì vậy bố?
-Bố: con ngước nhìn xem thấy gì ko?
-Con: dạ những vì sao ạk.
-Bố: thế con có biết chúng có nghĩa gì ko?
-Con: dạ như tình yêu bố dành cho con ạ
-Bố: [ [:-)] ]
-Bố: Thằng ngu !! thằng nào lấy mẹ cái lều rồi

Thursday, September 4, 2014

Vì sao chúng ta lại giàu có?

Nếu sáng tỉnh dậy, thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.
Một ngày, một ông lão đi qua, nhìn thấy vẻ mặt ủ ê của một anh chàng, bèn hỏi:
- Chàng trai, sao trông cậu buồn thế, có việc gì không vui à?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo. Chàng trai buồn bã nói.
- Nghèo ư, cháu là một người giàu có đấy chứ.
- Giả sử ta chặt của cháu một bàn tay, ta trả cháu 30 đồng vàng, cháu đồng ý không?
- Không bao giờ. Chưa ai nói với cháu như vậy cả, cháu rất nghèo.
- Giả sử ta chặt một ngón tay cái của cháu, ta trả cháu 3 đồng vàng, cháu có đồng ý không?
- Không ạ.
- Vậy ta muốn lấy đi đôi mắt của cháu, ta trả cháu 300 đồng vàng, cháu thấy thế nào?
- Cũng không được.
- Vậy, ta trả cháu 3.000 đồng vàng để cháu trở thành một ông lão như ta, già cả, lú lẫn được không?
- Đương nhiên là không.
- Cháu muốn giàu. Vậy ta sẽ đưa cho cháu 30.000 đồng tiền vàng để lấy đi mạng sống của cháu, cháu thấy thế nào?
- Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu cháu cũng là một người giàu có.
Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận mà không hiểu thực ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Bạn hãy xem:
- Nếu sáng nay tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.
- Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã may mắn hơn hàng trăm triệu người trên trái đất.
- Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn có quần áo để mặc, có tiền để tiêu, thì bạn đã hạnh phúc hơn biết bao người nghèo đói vô gia cư trên thế giới.
- Nếu bố mẹ bạn vẫn còn sống và vui vẻ hạnh phúc bên nhau, thì bạn thuộc số ít nhóm người hạnh phúc nhất trên thế giới.
- Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nở một nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, thì bạn là người vô cùng hạnh phúc bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà cũng không được.
- Nếu bạn được ôm người thân vào lòng hay được dựa vào bờ vai của họ để nói lên tâm sự của mình, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều những người không bao giờ nhận được tình yêu từ người khác.
- Nếu bạn đọc được những dòng chữ này, thì bạn hạnh phúc hơn vài tỷ người không thể đọc được trên trái đất này.
Sau khi đọc xong những dòng chữ này, bạn có thể nhìn lại mình qua gương và mỉm cười: "Hóa ra, mình cũng là một người giàu có".

Tuesday, September 2, 2014

Họp nhóm thất bại

Tại sao họp nhóm lại mất thời gian, mà nhóm của bạn vẫn thất bại?

Người ta có xu hướng sử dụng từ "nhóm" một cách hết sức cẩu thả.

Là một nhà quản lý, bạn sẽ dành ra một lượng thời gian đáng kể cho các cuộc họp hoặc làm việc trong môi trường nhóm, có lẽ từ 30-90%. Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, đây cũng được coi là một khoản đầu tư đáng kể về thời gian và năng lượng của bạn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng để trở thành một nhà quản lý hiệu quả, bạn cần phải chơi trò chơi nhóm thành công.

Tại sao các nhóm thất bại?

Thật không may, tập hợp một nhóm người lại với nhau và biến họ thành một nhóm có hiệu quả làm việc cao thật sự là một việc hết sức khó khăn. 

Tất cả chúng ta đều đã từng chứng kiến những nhóm hoạt động không tốt. 

Ví dụ, sau vô số các cuộc họp nhóm, mọi người ra về với cảm giác rằng họ chẳng đi đến một nghị quyết nào cả. 

Một tình huống khác khá phổ biến là một nhóm gồm những người bận rộn và có trách nhiệm cao thường gặp nhau để bàn về những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, vì một số lý do không thể giải thích được, những người tham gia họp chỉ lướt sơ qua bề mặt của vấn đề trong các buổi thảo luận, né tránh vấn đề thật sự và sau đó, nhanh chóng nhất trí các hành động mà không ai trong số họ cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm về nó.

Nói một cách khác, đây hoàn toàn là một sự lãng phí thời gian của tất cả mọi người.

Có 6 lý do giải thích tại sao các nhóm lại thất bại trong việc thực hiện các kỳ vọng của mình:

- Thiếu tinh thần lãnh đạo nhóm;

- Đó không phải là một NHÓM thực sự, đó chỉ là một TẬP HỢP CÁC CÁ NHÂN mà thôi;

- Thiếu lòng tin;

- Không có mục tiêu rõ ràng và hấp dẫn;

- Không có cam kết và tinh thần trách nhiệm vì một mục tiêu chung;

- Thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm bổ sung lẫn nhau.

Vậy, NHÓM là gì?

Người ta có xu hướng sử dụng từ "nhóm" một cách hết sức cẩu thả. Một vài người cho rằng cứ mỗi khi một số người tập trung lại, họ sẽ có một "nhóm". Điều này hoàn toàn sai. Để hiểu đúng, chúng ta cần phân biệt được giữa "nhóm làm việc" (working group) và "nhóm" (team).

Một nhóm làm việc (working group) bao gồm một số người tập trung lại một cách bất ngờ, không dự tính trước để giải quyết những nhiệm vụ nhất định nào đó, chẳng hạn như cung cấp thông tin cho một báo cáo sắp tới hoặc giải quyết một phàn nàn của khách hàng. Những người trong nhóm làm việc có thể độc lập và đóng góp cho nhiệm vụ khi cần thực hiện.

Một nhóm (team) bao gồm một số ít nhân viên với một mục đích chung và những kỹ năng bổ sung cho nhau. Họ thống nhất một phương pháp chung và sẽ chịu trách nhiệm lẫn nhau trong việc thực hiện các mục tiêu chung. Để thành công, các thành viên cần làm việc phụ thuộc lẫn nhau.

Các nhà quản lý cần nhận thức được rằng lập nên các nhóm không phải là giải pháp để giải quyết tất cả mọi vấn đề. Sẽ có những tình huống mà cá nhân làm việc độc lập sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn. Nhưng cũng có những tình huống mà làm việc theo nhóm là cách duy nhất để giải quyết một thử thách nào đó. Do đó, các nhà quản lý cần phải cân bằng giữa sự tự quản cá nhân và nỗ lực tập thể.

Điều kiện để có một nhóm thành công

Để thành công, các nhóm cần đạt được 8 điều kiện sau:

- Lãnh đạo nhóm hiệu quả

Trưởng nhóm phải gánh vác trách nhiệm hết sức nặng nề. Anh ta cùng lúc phải là người lãnh đạo, người quản lý, người huấn luyện và người cổ vũ. Anh ta là người đầu tiên lôi kéo một nhóm đồng nghiệp đến làm việc cùng nhau, và sau một thời gian làm việc vất vả, anh ta tạo ra các điều kiện và động lực để họ cống hiến tài năng và năng lượng phục vụ cho tầm nhìn, mục tiêu rộng lớn hơn của nhóm.

- Có một tầm nhìn rõ ràng và hấp dẫn

Bạn muốn nhóm thực hiện điều gì mà các thành viên riêng lẻ không thể nào thực hiện được? Các mục tiêu này hấp dẫn như thế nào với bạn và với các thành viên?

- Các thành viên cam kết hoàn toàn với tầm nhìn đó

Khi tập trung các thành viên trong buổi họp đầu tiên, có một số câu hỏi sau sẽ diễn ra trong đầu họ khi nghe bạn diễn đạt tầm nhìn của nhóm: Điều đó có hấp dẫn tôi không? Tôi có được gì từ đó (What's in it for me - WIIFM). Tại sao làm việc theo nhóm lại có thể giúp tôi đạt hoặc vượt các chỉ số KPI? Chính xác thì mục tiêu chung của cả nhóm là gì?

- Các thành viên gắn kết với nhau

Tại sao các thành viên lại muốn làm việc cùng nhau? Xét cho cùng, làm việc độc lập có hiệu quả cao hơn nhiều và đỡ bực bội hơn. Điều này chính là khái niệm "đội hai chiếc mũ".

- Có các năng lực bổ sung cho nhau

Các thành viên cần phải tin tưởng rằng mọi người trong nhóm sẽ mang đến một số tài năng và nguồn lực mà những người khác có thể cần nhưng lại không có. Để giải thích điều này, họ cần làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu chung.

- Mọi người đều đóng góp và đều được hưởng lợi

Làm việc theo nhóm rất vất vả và tốn thời gian. Khi các thành viên đều đóng góp, làm thế nào để họ được hưởng những lợi ích từ đó? Bạn ghi nhận đóng góp của họ không? Họ có học thêm được kỹ năng mới không? Họ có phải chạm trán với các nhà quản lý cấp cao không?

- Môi trường tin cậy, tự hào và được khích lệ

Đây chính là khía cạnh cảm xúc xã hội của làm việc theo nhóm. Hãy đầu tư thời gian và nỗ lực để tạo một môi trường mà người ta muốn làm việc.

- Đào tạo và phát triển

Các nhóm không thể tự thành công. Chúng cần được nuôi dưỡng. Công việc của bạn là phải cung cấp các chương trình đào tạo phù hợp để giúp cho nhóm chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Bộ phận học tập và phát triển của bạn sẽ là một nguồn lực tốt để khai thác những lúc như vậy.

Còn đối với các trưởng nhóm, hãy nhớ rằng mỗi nhóm là độc nhất và bối cảnh của từng nhóm cũng vậy. Cũng giống như vai trò của một đội trưởng đội bóng, một trưởng nhóm giỏi nhất là người thường xuyên thích nghi và ứng biến liên tục theo diễn biến của trò chơi.

K.Anh
Theo Infonet

Monday, September 1, 2014

Xe chạy xăng thành... chạy than

Ông Trần Văn Khang, nguyên giám đốc Công ty công tư hợp doanh Điều hành bến xe miền Tây, nói: sau giải phóng vài năm thì xăng không đủ cấp cho xe chạy. Những xe chạy xăng thời đó là loại hiện đại, máy móc tốt nhưng chẳng lẽ để đắp chiếu. Một đề tài khoa học rất... nổi tiếng thời đó có khả năng biến loại động cơ hiện đại lùi lại hàng trăm năm đã được áp dụng. Đó là cải tạo xe chạy xăng thành chạy than. 

Thế là từ vận tốc 70-100km/h thành 20-35km/h. Từ êm nhẹ chiếc xe thành con quái vật không ngớt kêu gào. Xe chạy đến đâu, lửa, xỉ than rơi vãi ra đường đến đó và lửa từng làm cháy rừng khi đi qua rừng núi. Hành khách, nhà xe mặt lúc nào cũng đen như người âm phủ. Gặp dốc lớn, tất cả lại xuống xe: 1- 2 -3 hò dô ta... đẩy xe lên dốc. 

Bến xe miền Tây (TP.HCM) hai mươi mấy năm trước khi thành phố chỉ có 1/4 lượng khách so với bây giờ, nhưng cảnh chen chúc vạ vật của người chờ xe không khác gì chạy loạn. Nhiều người đi từ tờ mờ sáng, ngoài tư trang, hàng hóa, họ còn đem theo một viên gạch. Đến cửa quầy bán vé khi trời chưa rõ mặt người, hành khách đã đua chen nhau đặt hòn gạch để xí chỗ xếp hàng mong mua vé trước. Vậy mà không ít người đợi đến 2-3 ngày vẫn không mua được vé, đành ra về. Lễ tết thì khỏi phải nói. 

Bến xe phía Nam (Hà Nội) cũng y như thế. Thời bao cấp không mấy khi hành khách mua được vé trực tiếp từ bến xe mà chủ yếu là vé chợ đen. Riêng bến xe Kim Liên - Hà Nội (cũ) lúc nào cũng có 5-7 băng nhóm phe vé. Mỗi nhóm 5-7 người. Bọn họ bám chặt và sống ký gửi vào bến xe này với công việc duy nhất: mua càng nhiều vé xe càng tốt. Ngày đó những cảnh như một bà lão còng lưng dốc hết tay nải để tìm những đồng tiền cuối cùng nhưng vẫn không đủ đòi hỏi của tay phe vé. Bà phải rớt chuyến. Những hành khách tội nghiệp như bà vừa khóc vừa liêu xiêu giữa bến xe chiều không phải là chuyện hiếm. 

Lái xe Trần Văn Thành than: hành khách khốn khổ thì phận lái xe cũng rất khốn nạn. Săm lốp, phụ tùng, thùng, máy, xăng dầu... đều được tính theo chỉ tiêu (tính số kilômet vận hành để được cấp mới hay trung đại tu) nhưng cái chỉ tiêu ấy chỉ có thể áp dụng trên giấy vì nó rất phi lý. Hỏng hóc thiếu thốn, chắp vá đủ kiểu nhưng vẫn không thể sống được. Nhiều người bỏ xe giữa đường, bỏ nghề, bỏ cơ quan về luôn. Mấy tháng sau, địa phương yêu cầu công ty mới cho xe ra kéo cục sắt ấy về. Ai không dám bỏ nghề thì buộc phải bỏ tiền túi mà cải tạo. Tiền đâu? Lại phải buôn hàng lậu (thật ra chỉ là gạo, thịt, mắm muối, xà phòng...) hay bắt thêm khách, lại phải lo lót, luồn cúi... Trong giới lái xe cũng có rất nhiều người đã phải bán nhà để sửa xe cho Nhà nước. Cho đến tận bây giờ nhiều người khi đã bỏ nghề chạy xe vẫn không mua nổi căn nhà cũ để ở.

Chỉ tiêu "đổ than"

Câu chuyện thời bao cấp khó tin nhưng có thật: Năm 1979, một công ty khai thác than ở Thái Nguyên được giao chỉ tiêu khai thác 150.000 tấn than. Nhưng năm đó các công ty khách hàng không đủ nguyên liệu sản xuất, máy móc, dây chuyền hỏng hóc... nên hoạt động cầm chừng, không cần nhiều đến than. Sản phẩm của công ty than nọ cứ ngày một chất chồng trong kho bãi. Đến lúc kho bãi không thể chứa thì công tác khai thác cũng phải "phanh" dần. 

Tuy nhiên chỉ còn hai tháng nữa là hết năm mà cái chỉ tiêu đó mới thực hiện được hơn nửa. Nỗi ám ảnh không đạt chỉ tiêu đe dọa số phận chính trị của tất cả ban lãnh đạo công ty, đến đồng lương tất cả cán bộ công nhân cũng như danh hiệu thi đua của toàn đơn vị. Không thể "bó tay", ban lãnh đạo công ty quyết định ăn ngủ tại công trường, thức trắng đêm cùng công nhân, vượt qua sương muối, gió may miệt mài khai thác cho bằng đủ chỉ tiêu được giao. Công việc lúc này bận rộn và khó khăn gấp đôi bình thường vì sau khi mất công khai thác, công ty còn mất một công nữa là... đổ than đi. Đổ xuống vực, xuống suối, xuống hang... hay bất cứ đâu cũng được. 

Sự việc cuối cùng cũng đến tai cấp trên. Giám đốc công ty than bị khiển trách. Thế nhưng trong phiên họp tổng kết năm của toàn công ty, ông giám đốc mặt mũi đen nhẻm, hốc hác chạy lên bục phát biểu hào hứng: mặc dù gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng với tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, chúng ta đã phát huy phẩm chất sáng tạo, nỗ lực lao động và đã hoàn thành tốt chỉ tiêu cấp trên giao. Tỉnh đã có bằng khen cho tất cả các đơn vị hoàn thành chỉ tiêu. 

Ông Bùi Văn Long, nguyên tổng giám đốc Liên hiệp Dệt Việt Nam (tiền thân Tổng công ty Dệt may), vẫn còn ám ảnh những con số chỉ tiêu: Dệt Thành Công được giao chỉ tiêu sản xuất 3 triệu m2 vải/năm. Nhưng khi 1/3 dây chuyền đắp chiếu vì không phụ tùng thay thế, vốn lưu động Nhà nước cấp không nổi 1/2 nhu cầu thì cái chỉ tiêu ấy vẫn giữ nguyên. 

Đến lúc công ty khắc phục được khó khăn, năng lực dư thừa, thị trường "cháy" hàng thì chỉ tiêu ấy cũng không thay đổi. Hai chữ "chỉ tiêu" trở thành "vòng kim cô" khủng khiếp trùm lên toàn bộ mọi hoạt động sản xuất. Nhà nước cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vốn lưu động mỗi năm cho doanh nghiệp, kèm theo một con số sản phẩm nhất định mà doanh nghiệp phải làm ra rồi cũng nộp cho Nhà nước.