Monday, January 28, 2019

7 câu chuyện

7 CÂU CHUYỆN ĐỂ TA SUY NGẪM
1) CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT
Một hôm nọ, thư ký nói với giám đốc:
- Anh à, em có bầu rồi.
Giám đốc vẫn làm việc, cười mỉm rồi nhẹ nhàng nói:
- Anh triệt sản lâu rồi.
Nữ thư ký ngây ra một lúc gượng cười nói:
- Em chỉ nói đùa với anh thôi mà.
Giám đốc nhìn cô một lúc, uống ngụm trà rồi nói:
- Anh cũng thế.
 Suy ngẫm: 
Sống trong giang hồ, dù gặp việc gì cũng chớ hoang mang, cứ bình tĩnh rồi đâu sẽ có đó.
2) CÂU CHUYỆN THỨ HAI
Ba chàng trai đến nhà cô gái hỏi cưới. Phụ huynh mời tự giới thiệu.
A nói:
- Nhà cháu có vài tỷ đồng.
B nói:
- Nhà cháu có một loạt bất động sản, trị giá vài chục tỷ.
C nói:
- Cháu không có gì cả, ngoài đứa con trong bụng con gái bác.
A, B không nói gì cả, chuồn đi.
 Suy ngẫm: 
Khi cạnh tranh, chưa hẳn có tiền mới giải quyết được, phải tìm ra điểm mấu chốt dẫn tới việc ra quyết định.
3) CÂU CHUYỆN THỨ BA
Bảy năm trước anh ta bỏ rơi vị hôn thê để đi nước ngoài, giờ đã có thành tựu, nhớ về người xưa, lại được biết cô sống rất vất vả, nên tìm cách đến thăm xem sao.
Anh thấy cô đang cạo vảy cá, bên cạnh là một bé trai rất giống anh, đột nhiên trong lòng rất bối rối.
Cô tự dưng ngẩng đầu nói với qua người đàn ông ngồi dãy hàng đối diện:
- Ông còn không mau mà đi về nấu cơm cho con?
Anh thở dài một hơi, lặng lẽ bỏ đi.
Cô vội vã hướng sang bên người đàn ông phía đối diện nói:
- Chuyện vừa nãy cho tôi xin lỗi nhé.
Suy ngẫm: 
Nếu biết mối quan hệ này đã không thể nào quay trở lại, thì thà dứt khoát để khỏi khó lòng áy náy cho nhau.
4) CÂU CHUYỆN THỨ TƯ
Bố đang sửa xe, con trai cầm mảng đá vẽ lên vỏ xe. Bố nhìn thấy, giận quá, văng cái kìm sắt đánh vào tay con. Con phải nhập viện, gãy xương ngón tay. Con nhẹ nhàng nói với bố:
- Bố ơi, sẽ nhanh khỏi thôi, bố đừng lo nhé.
Bố cảm thấy vô cùng ân hận, đùng đùng chạy về nhà định đập nát xe ô tô của mình. Đập vào mắt bố là dòng chữ mà lúc nãy con đang viết dở: Bố ơi, con yêu bố!
Suy ngẫm: 
Có rất nhiều việc nếu ta nghĩ kỹ hơn một chút rồi mới quyết định thì sẽ tốt hơn nhiều.
5) CÂU CHUYỆN THỨ NĂM
Trên thảo nguyên có hai mẹ con nhà sư tử. Sư tử con hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, hạnh phúc ở đâu?
Mẹ bảo:
- Hạnh phúc ở đuôi con đấy.
Sư tử con ngây ngô cứ gắng sức đuổi theo đuôi mình, mà mãi không thể bắt được.
Sư tử mẹ nhìn con cười hiền hậu nói:
- Ngốc ạ, không cần phải đuổi theo hạnh phúc. Chỉ cần con ngẩng cao đầu hướng về phía trước, thì hạnh phúc sẽ mãi mãi đuổi theo con.
 Suy ngẫm: 
Nhiều khi ta không phải cố gắng đuổi theo thứ gì đó, cứ an nhiên tự tại với những gì mình có, hạnh phúc tự nhiên sẽ đuổi theo sau.
6) CÂU CHUYỆN THỨ SÁU
Cô gái mù không có gì cả, trên đời này chỉ còn có mỗi người yêu ở bên cạnh. Anh hỏi cô:
- Nếu mắt em khỏi rồi, em có lấy anh không?
Cô gái gật đầu đồng ý.
Rất nhanh sau đó, cô được hiến giác mạc, có thể nhìn thấy bình thường, mới phát hiện người yêu cô cũng bị mù.
Khi chàng trai cầu hôn, cô đã từ chối.
 Suy ngẫm: 
Đôi khi những khuyết điểm của người bên cạnh (như khiếm khuyết của cha mẹ, vợ chồng, con cái...) là do họ đã âm thầm hy sinh cho ta. Đừng bao giờ phản bội người đã sẵn sàng hy sinh cho bạn.
7) CÂU CHUYỆN THỨ BẢY
Con không nuôi được mẹ già, định cõng mẹ lên núi để mẹ lại đó. Buổi chiều tối, con nói với mẹ sẽ đưa mẹ lên núi dạo chơi. Mẹ phấn khởi trèo lên lưng con. Cả đường con chỉ nghĩ đến việc sẽ trèo lên thật cao rồi bỏ mẹ ở đó. Đến khi phát hiện ra mẹ đang âm thầm rắc hạt đậu xuống đường, con đã rất tức giận quát:
- Mẹ rắc hạt đậu làm gì hả?
Cuối cùng, mẹ đã trả lời một câu khiến đứa con khóc đẫm nước mắt:
- Con ngốc của mẹ, mẹ sợ tý nữa con đi về một mình sẽ bị lạc đường...
-----

Sunday, January 13, 2019

Thiển cận trong Marketing: Khách hàng có thực sự mua hàng?

Nửa thế kỷ trước, giáo sư kinh tế Theorore Levitt từng chia sẻ một kết luận vô cùng súc tích nhưng phản ánh đầy đủ bản chất của marketing: "Khách hàng không mua một mũi khoan ba phân, họ mua một lỗ khoan ba phân".
Thiển cận trong Marketing-Ảnh 1
"Tôi không mua một mũi khoan ba phân"
Nửa thế kỷ trước, giáo sư kinh tế Theorore Levitt từng chia sẻ một kết luận vô cùng súc tích nhưng phản ánh đầy đủ bản chất của marketing:
"Khách hàng không mua một mũi khoan ba phân, họ mua một lỗ khoan ba phân".
Vậy câu hỏi đầu tiên với nhiều marketer khi đi tìm insight của khách hàng là:
"Khách hàng có thật sự mua hàng?
Hay họ mua món hàng như công cụ để giải quyết vấn đề của họ?"
Thử đặt so sánh: Khi bạn đến một cửa hàng yêu cầu tìm mua một chiếc điện thoại, một người bán hàng chia sẻ với bạn về những tính năng ưu việt và khác biệt nhất của một dòng sản phẩm, và tự tin nó là lựa chọn hoàn hảo cho bạn, thậm chí ngay cả khi nó không phù hợp với những vấn đề của bạn, người bán hàng vẫn cố gắng thuyết phục bạn mua: Bạn có mua không?
Tất nhiên là không!
Thực tế, chính bạn cũng không hề biết rằng, bạn không mua một chiếc điện thoại, bạn tìm mua một giải pháp mới cho vấn đề liên lạc, chụp ảnh, cho việc thể hiện sự "hợp thời" của bản thân, và những nhu cầu khác. Vậy ta có người bán hàng thứ hai, người có thể đưa ra cho bạn một sản phẩm không ưu việt, không khác biệt, thậm chí có thể không phải là một chiếc điện thoại (tại sao không phải là một chiếc máy tính bảng?), nhưng giải quyết được những nhu cầu của bạn: Bạn có mua không?
Lần này phần nhiều là có!
Vậy là câu trả lời cho insight đã rõ: tập trung vào sản phẩm của công ty không phải là công thức vĩnh cửu để bạn duy trì mối quan hệ với khách hàng. Lịch sử đã chứng minh nhiều trường hợp thất bại khi mô hình kinh doanh chỉ tập trung bán "mũi khoan ba phân" như sự thoái trào của ngành đường sắt trước sự lên ngôi của ô tô, máy bay như nhận định của nhà sử học Jacques Barzun: "Cho đến khúc quanh của thế kỷ, nó (ngành đường sắt) là một định chế, là hình tượng của con người, là truyền thống, là luân thường đạo lý, là nguồn thơ, là vườn ươm của những ước mơ thời thơ ấu, là cái siêu phàm nhất trong những món đồ chơi, và là cỗ máy uy nghi nhất - kế bên cỗ xe tang - đánh dấu một thời đại trong đời sống con người".
Thiển cận trong Marketing Ảnh 2
Kodak cũng thế. Thương hiệu máy ảnh với bề dày hơn 1 thế kỷ hoạt động có lẽ sẽ không "chết" nếu hiểu ra rằng, nhu cầu chụp ảnh, lưu giữ khoảnh khắc của con người vẫn luôn còn, chỉ có nhu cầu chụp ảnh bằng máy ảnh cơ, phim tráng là giảm đi nhường chỗ cho máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh và những phần mềm chỉnh sửa ảnh đa dạng khác. Nhưng họ đã từ chối việc tiếp tục lắng nghe vấn đề của khách hàng và đưa ra giải pháp.
Phá sản, tất nhiên là điều không thể tránh khỏi.

Làm thế nào để tránh lỗi thiển cận trong Marketing?

Trước khi đi tìm những cách thức để tránh lỗi thiển cận trong marketing, đi tìm hiểu bản chất thiển cận trong marketing hiển nhiên là việc nên làm. Theodore Levitt thực ra không chỉ là giáo sư kinh tế học, ông còn là cha đẻ của chính khái niệm chúng ta đang nhắc tới: Thiển cận trong marketing (Marketing Myopia) với định nghĩa: "Thiển cận trong tiếp thịhay Marketing Myopia chính là việc các công ty chỉ chú trọng vào sản phẩm mà quên đi khách hàng của mình".
Thiển cận trong Marketing Ảnh 3
Hãy thử xem lại hai ví dụ thành công về việc marketing "không thiển cận" sau: Omo - thương hiệu bột giặt nổi tiếng của Unilever từ lâu đã không đề cập đến việc một túi bột giặt Omo có bao nhiêu phần trăm chất tẩy rửa, mà họ chạm đến nhu cầu được cho con tự do chơi đùa với slogan "Bẩn là tốt" (vì tất nhiên, khi đã có Omo xử lý vấn đề lấm bẩn, thì mẹ còn có phải lo ngại?).
Thiển cận trong Marketing Ảnh 4
Coca Cola cũng thôi không nói nhiều về việc một lon coca bao gồm những thành phần nào, tỷ lệ calories bằng bao nhiêu, mà tập trung vào thông điệp "uống cùng cảm xúc" hay đơn giản là Coca Cola đem đến giải pháp kết nối và cái cớ để mọi người gần nhau hơn.
Vậy quay trở lại câu hỏi ban đầu: để tránh thiển cận trong marketing, một marketer như tôi sẽ làm gì?
Thực ra tôi nghĩ bạn có thể làm bất cứ điều gì, chỉ cần trước khi làm bạn nhớ rằng:
Đừng bán sản phẩm. Hãy giải quyết vấn đề!
Theo Trí Thức Trẻ