Wednesday, July 30, 2014

Những biểu hiện cụ thể người thành công và kẻ thất bại.

Những biểu hiện cụ thể người thành công và kẻ thất bại.
Biểu hiện của người thành công:
- Biết tri ân
- Biết khen thưởng
- Luôn tha thứ
- Ghi nhận chiến công của đồng đội
- Nhận trách nhiệm khi thất bại
- Học hỏi hàng ngày
- Biết tự kiểm điểm
- Tìm kiếm ý tưởng
- Mong người khác thành công
- Chia sẻ thông tin và tri thức
- Luôn thực tế
- Luôn tìm được niềm vui
- Đặt các mục tiêu cụ thể và vạch kế hoạch đạt mục tiêu
- Tìm cách chinh phục thách thức thay vì kêu ca
- Học hỏi từng giờ
- Luôn biết rõ danh mục công việc và đeo đuổi nó hàng ngày
- Chấp nhận và biết cách thích nghi với các thay đổi
Biểu hiện của kẻ thất bại:
- Thường nhấn mạnh điểm yếu của người khác
- Hay chỉ trích
- Tìm cách "chiến đấu" với người khác
- Muốn nhận hết phần thắng về mình
- Luôn tìm cách chối lỗi của mình và tìm lỗi của người khác
- Mất thời gian chat chit linh tinh
- Cho mình là quan trọng
- Sợ thay đổi
- Tỏ ra mình là người biết tuốt
- Thích bóc mẽ người khác
- Luôn tìm cách thủ lợi cho mình
- Hay buôn chuyện người khác
- Hay đố kị
- Không đủ tri thức và dữ liệu
- Không biết mình muốn gì, bao nhiêu
- Có thiên hướng nhìn thấy khía cạnh tiêu cực
- Không có mục tiêu rõ ràng, cụ thể

7 ĐIỀU NGƯỜI THÀNH CÔNG KHÔNG BAO GIỜ NÓI

7 điều mà người thành công không bao giờ nói

Những câu nói hằng ngày có thể quyết định sự thành công hay thất bại của bạn. Đừng coi nhẹ chúng vì chúng có thể ‘mang đi’ cơ hội thành công của bạn.
người thành công, không nói, bí quyết

Ilya Pozin, một doanh nhân thành đạt, một nhà đầu tư và tác giả nổi tiếng của Mỹ đã đưa ra ‘list’ những câu nói mà một người muốn thành công nên tránh.
Bạn muốn thành công? Tất cả mọi người cũng vậy. Một thực tế cho thấy lời ăn tiếng nói hàng ngày có thể phá vỡ cơ hội thành công của nhiều người. Chúng có thể khiến cho con đường sự nghiệp của bạn đi xuống hay những vị trí cao trong xã hội trở nên vượt ra ngoài tầm với của bạn.
Muốn trở thành người thành đạt, bạn không những phải cố gắng phấn đấu trong công việc mà còn phải cân nhắc từng câu chữ của mình trong môi trường công sở. Những người thành công sẽ không bao giờ nói những câu như dưới đây:
1. “Đây không phải là việc của tôi”
Khi đảm nhận vị trí hiện tại, bạn đã hiểu rõ trách nhiệm của mình cũng như khối lượng công việc mà vị trí của mình phải giải quyết. Dần dần, khả năng cũng như kinh nghiệm của bạn sẽ được cả thiện và nâng cao. Khi đó cấp trên sẽ nhìn rat hay đổi của bạn và có thể giao cho bạn làm thêm nhiều những công việc khác. Nhiều người sẵn sàng bắt tay vào thực hiện công việc ngay. Nhưng cũng không ít người tỏ ra khó chịu và tự hỏi bản thân rằng: “Đây đâu phải là công việc của mình?”. Họ quyết định tới gặp sếp thắc mắc và từ chối
Cách xử sự này hiển nhiên không phải là cách mà những người thành công hay làm. Vì bạn sẽ không có cơ hội phát triển và trở nên ‘dậm chân tại chỗ’ khi cứ lặp đi lặp lại nhưng công việc quen thuộc trong pham vi của mình. Nếu muốn thành công, hãy dũng cảm đương đầu với những thử thách mới và xóa bỏ câu nói trên ra khỏi trí óc của bạn.
2. “Việc đó không thể thực hiện được”
Nếu trong đầu bạn luôn có suy nghĩ “việc này mình không thể làm được” hay “việc kia ‘khoai’ thế mình không đủ khả năng đâu”… thì bạn sẽ mãi chẳng bao giờ có thể thành công. Thêm nữa, bạn sẽ không được cấp trên cũng như mọi người đánh giá cao nếu một ý tưởng mới được đưa ra rồi bạn lại bác bỏ và thay bằng mộtdự định khác. Vì vậy, dù khó khăn, bạn vẫn nên cố gắng tìm ra cách giải quyết nhưng công việc được giao. Hãu chắc rằng bạn chỉ bỏ cuộc khi đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề.
3. “Đó không phải lỗi của tôi”
Không ai thích làm việc với một người chỉ biết đổ lỗi. Không dám đối mặt với lỗi sai của mình và luôn đi đổ lỗi cho người khác là việc làm của một kẻ thất bại. Đồng thời bạn sẽ không còn được mọi người tin tưởng giao cho những nhiệm vụ quan trọng.
Người thành công là người dũng cảm nhận lỗi bà biết chịu trách nhiệm với lỗi sai của mình. Hãy coi đó là bài học và biết đúc rút kinh nghiệm cho bản thân từ chính những việc làm sai.
4. “Việc này chỉ mất một phút thôi”
Thời gian quá ngắn để giải quyết một vấn đề không chứng tỏ bạn tài giỏi mà nó cho thấy bạn là một người không cẩn thận. Để đảm bảo hiệu quả của công việc, bạn không nên đưa ra những quyết định vội vàng. Cấp trên cũng sẽ nghi ngờ về nỗ lực cũng như tâm huyết bạn dành cho những công việc được giao. Do đó hãy nên cân nhắc thời gian hoàn thành nhiệm vụ khi nhận một việc gì đó.
5. “Tôi không cần giúp đỡ”
Những kẻ tự phụ luôn cho mình là giỏi nhất sẽ không bao giờ có thể thành công. Vì vậy, đừng bao giờ tuyên bố hùng hồn rằng bạn không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai, nhất là trong công việc. Nhiều người cùng suy nghĩ một vấn đề bao giờ cũng có được nhiều ý tưởng hay hơn là một người.
Chính vì thế học nhóm, làm việc nhóm đã và đang là mô hình cần thiết được khuyến khích áp dụng hiện nay. Hơn nữa, “học thầy không tày học bạn”, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích từ những ‘partner’ của mình.
6. “Thật không công bằng!”
Phàn nàn rằng “cuộc sống thật không công bằng” chỉ chứng tỏ rằng bạn là một người bất lực với hiện tại và đố kỵ với người khác. Thay vì ở đó trách than đòi quyền lợi thì sao bạn không tích cực cố gắng phấn đấu nhiều hơn.
Người thành công không bao giờ than thở và phụ thuộc vào sự công bằng của tạo hóa. Họ biết cách quên đi những chuyện không như ý, cố gắng làm việc chăm chỉ hơn để cuộc sống sẽ tự mang ‘công bằng’ đến cho họ. Đó chính là phong thái của con người thành công.
7. “Đây là cách mà tôi luôn thực hiện”
Vạn vật luôn luôn chuyển động và mọi thứ luôn thay đổi theo thời gian. Chính vì thế, ta không thể dập khuôn áp dụng một cách làm duy nhất khi giải quyết công việc. Lĩnh vực nào cũng luôn cần có sự cải tiến thì mới có thể phát triển. Nếu cứ khăng khăng theo một ‘lối mòn’ cũ kĩ thì chắc chắn bạn sẽ bị tụt hậu với thế giới luôn không ngừng phát triển ngoài kia.
Vì vậy hãy luôn tìm kiếm những phương pháp, cách làm mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn cho công việc của bạn. Điều này giúp bạn sẽ không bị trật ra khỏi quỹ đạo của cuộc sống hiện đại. Một người biết cách thích ứng với mọi sự thay đổi của ‘môi trường’ xung quanh cũng chính là một người thành công.
Ilya Pozin là một doanh nhân, nhà đầu tư và tác giả. Ilya là nhà sáng tập Ciplex, một hãng marketing trực tuyến, và là chủ mục của của Inc., Forbes và LinkedIn. Năm 2012, Tạp chí Inc. liệt kê Ilya vào danh sách 30 doanh nhân dưới 30 tuổi. Năm 2013, LinkedIn chọn Ilya là 1 trong 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất, cùng với Richard Branson, Barack Obama, Tony Robbins và Mark Cuban.
  • Thu Phương(Theo Time)

Tuesday, July 29, 2014

Lao động việt nam

Tổng thống của một nước cựu thù cũng phải công khai thừa nhận: “Việt Nam là một nước có lịch sử lâu đời, bền vững. Dân tộc Việt Nam chứng tỏ cho tất cả thế giới biết là người Việt Nam có toàn quyền tự quyết, định đoạt được tương lai của họ”. Ðể tiếp tục truyền thống đó thanh niên nhận rõ mình hơn và cần khắc phục những hạn chế nhỏ mà không nhỏ trên con đường hội nhập.

 

Người nước ngoài nhìn ta:

Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)Xởi lởi, chiều khách, song không bền.Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)

Ta tự nhìn ta

 

“Giờ cao su”: Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Nhiều bạn đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn nhưng dần dần họ cũng khắc phục được. Ðến khi về nước họ lại khó chịu với “giờ cao su” của chúng ta.Thiếu tự tin và óc phê phán: Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều bạn sinh viên năm thứ ba, thứ tư Ðại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết “chép chính tả”. Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán (critical thinking) của thanh niên.Bệnh hình thức: Có bạn trong cơ quan hay công ty mình làm việc đang chẳng đâu vào đâu thì lại đi học master. Có bạn tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được việc làm cũng đi học master. Tư duy nặng về “điểm chác”, bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng. Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change. Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp học nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả, điều khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân.Không tiết kiệm: hay tâm lí thích tiêu xài phung phí. Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà…”xịn” hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được.Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể: Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.Thể lực kém: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động… Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ.Thiếu thực tế: Ông Kim Woo Choong - Chủ tịch Công ty Deawoo viết: “tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ… lịch sử thuộc về những người biết ước mơ”. Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viển vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc.Tinh thần hợp tác làm việc theo team work còn hạn chế. Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được.Tác phong công nghiệp: Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước. Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: “Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền.”

Vì vậy, phải đầu tư như thế nào để khắc phục tính cách xấu, phát huy tính cách tốt, để hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam.

 

Theo chungta.com

Văn hóa

Giàu bị ghét, nghèo bị khinh, thông minh bị diệt.

 Hay chính xác là "văn hóa phương Tây thiên về khuyến khích, văn hóa Việt Nam thiên về đả kích" như nhận xét của MC gốc Việt Nguyễn Cao Kỳ Duyên?

Ái ngại hơn nữa, khi có dịp khuyến khích thì chúng ta lại "khuyến khích" không chân thành, lại làm điều ác tâm, lại "khen cho chết". Trường hợp "ca sĩ Lệ Rơi" và bà Tưng, flappy birth

Friday, July 11, 2014

Các nhóm người kinh doanh

Các bạn có biết 4 nhóm người đó khác nhau như thế nào không? Và bạn đang ở đâu trong 4 nhóm người đó không? Bạn có biết rằng để đạt tới sự tự do về tài chính các bạn cần ở đâu trong 4 nhóm người đó không? Bạn có biết rằng nhờ vào richdad_quadrant này mà nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú hay không?
Đây là sơ đồ thể hiện 4 nhóm người kiếm ra tiền trong xã hội.
E: Employee -  You have a job: làm công ăn lương
S: Self Employee  -  you own a job - Nhóm người Làm tư
B: Business owner: You own a system and peaple work for
you! - Chủ Doanh nghiệp, công ty..
I: Investor: money work for you: nhà đầu tư - Tiền bạc làm việc cho mình
* Các bạn có biết 4 nhóm người đó khác nhau như thế nào không? Và bạn đang ở đâu trong 4 nhóm người đó không? Bạn có biết rằng để đạt tới sự tự do về 
tài chính các bạn cần ở đâu trong 4 nhóm người đó không? Bạn có biết rằng nhờ vào richdad_quadrant này mà nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú hay không?
Đa số các bạn sẽ không biết bởi vì: 
+ Ở trường bạn được khuyên: "Em cố gắng học cho giỏi rồi lấy cái bằng xịn - ra xin việc cho nó dễ, lúc ấy có nhiều công việc cho các em lắm....."
Hoặc: "Học đi học đi rồi sau này ra mở lấy một trung tâm nho nhỏ cũng đủ sống rồi..."
.....
+ Ở nhà thì bạn được khuyên: "
Cả nhà chờ đợi ở con đó cố mà học hành cho giỏi, thế mới xin vào làm được ở những công ty lớn...."
Hay: "Học cho thật giỏi để sau này có một công việc ổn định
"
+ Trước khi thi đại học mọi người thường nghĩ: "Phải học tập chăm chỉ để thi vào trường này - vì trường này đào tạo giỏi có nhiều công ty vào xin người làm"
Đôi khi lại nghe: "Chọn trường cho kĩ vào khỏi cần biết thích hay không miễn là thi vào được và sau này ra bố, bác sẽ hậu thuẫn cho về quê làm ăn...."
Ôi trời còn nhiều lắm các bạn à... bạn nào có câu nào hay cho lên đây cái nha...
Thế đấy, ở trường, ở nhà và xã hội dạy ta thế đấy: chúng ta được hướng tới , tương lai chúng ta được hướng tới một cuộc sống làm công ăn lương, hoặc làm tư là chính
Không ai giám nghĩ rằng : "Ừ mình sẽ học thật giỏi, mình thích trường này vì đó là sở thích của mình. Mình sẽ học, sẽ rèn luyện để trở thành giám đốc của một hệ thống"
"Còn mình mình sẽ là một nhà đầu tư thông minh", "Mình học Mật mã như mình sẽ là một nhà đầu tư lão luyện"...
"Thần tượng của mình là: Bill Gates, Warren Buffett, Donald trump, Robert Kiyosaky, T.Harv Eker.. mình chắc chắn sẽ trở thành họ sau 10 năm nữa..."
"Tôi muốn theo con đường của tôi, tôi đi từ kinh doanh, tôi
thích học tập , tôi thích tự học và rèn luyện từ thực tế, tôi sẽ quay lại học đại học sau..."
"Tôi muốn được làm con rẻ Bill Gates, Tôi còn muốn được nói chuyện ăn cơm cùng Warren Buffett và được gặp Donald trump, Robert Kiyosaki, T.Harv eker.."
"Mình thì muốn kiếm được thật nhiều tiền và giúp thật nhiều người"
"Tôi thì nghĩ khác: Tôi thích tạo ra công việc cho mọi người - Tôi không cam chịu cảnh chờ đợi để xin việc... "

Tất cả những câu nói trên ngoài đời rất ít, nó có gì là không tưởng, có gì khó khăn lắm đâu.. Bạn chỉ cần đầu tư tầm 1 tháng để học về tư tưởng của 5 ông thầy 5 thần tượng 
của tôi, rồi bạn sẽ thấy nó dễ dàng và thú vị đến mức nào.
Cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay dổi.
Quay lại 4 nhóm người trong xã hội
Đặc điểm từng nhóm người:
Nhóm người E (Employee) : họ là những người làm công ăn lương: sáng sáng thức dậy sớm hoặc muộn , rồi vù vù tới nơi làm việc -> rồi tất bật làm việc
cho tới trưa, nghỉ trưa rồi chiều lại làm việc. Một ngày 8 tiếng cứ thế trôi đi, họ không biết rằng họ đang bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị, họ không có thời gian cho gia đình
họ không có thời gian nhiều cho bạn bè, họ muốn nghỉ làm nhưng nghỉ làm đồng nghĩa họ sẽ không có lương... và rồi cuối tháng lĩnh lương thì các hóa đơn lại
ở đâu ồ ồ xong tói: Điện, nước, rác, tín dụng, tiền đi lại, tiền đi ăn với xếp, tiền liên hoan với cấp dưới, tiền học cho con cái, tiền học thêm, tiền linh tiền tinh... và
rồi lương vừa tới đã gần hết. Họ bỏ tiết kiệm để đề phòng bất trắc - và rồi bất trắc tới với họ, tiền hết, tật mang, họ lại cắm đầu cắm cổ đi làm tiếp.... Cuộc sống
mãi mãi khổ đau, nghèo khó... Tâm trạng lúc nào cũng buồn, bực, lúc thăng lúc trầm., lúc lo âu, lúc sợ hãi, bất an, và không thoải mái.. Họ là cản trở lớn nhất của họ
Nói chung để biết và hiểu về nhóm người này: bạn nhìn bạn bè, anh chị em, bố mẹ mình và tất cả những người làm công ăn lương rồi bạn sẽ thấy cuộc sống họ thế nào.
Nếu bạn đang ở nhóm này: tôi chia buồn với bạn. nếu bạn muốn thay đổi hãy đọc tiếp, nếu có thể hãy đến gặp tôi.
- Nhóm người S (Self Employee): Họ học xong, ra đi làm thuê, khi có một số vốn, họ chuyển sang thuê cửa hàng, rồi cùng vài người bạn hùn mốn mở một dịch vụ tư:
Ví dụ mở phòng khám tư, mở phòng sửa đồ điện tử tư, mở phòng đào tạo tư, ..... Thu nhập của họ được tính bằng giờ, tính bằng lượng khách hàng tới với họ. Có thể họ sẽ 
trở nên giàu sang, có thể họ sẽ thất bại nhưng kết quả cuối cùng của công việc này là bạn chẳng bao giờ giàu lên được.(Giàu ở đây là giàu thực sự: triệu phú , tỷ phú $).
Thời gian của họ thì trời ơi: bận như gì ấy, nghỉ làm, ốm đồng nghĩa công việc đình trệ.
Yêu cầu của nhóm người này quá cao: Kiến thức, vốn, địa điểm, nhân lực ủng hộ, khách.....
Tôi nghĩ nếu bạn đang ở nhóm người này: Tôi chúc mừng bạn và khuyên bạn nên thay đổi để chuyển sang nhóm người tiếp theo.
- Nhóm B: Tôi và nhiều nhà kinh doanh khác nhiều vị giám đóc khác đang thực hiện những điều chúng tôi được học ở ngoài, chúng tôi sử dụng những kiến thức
trên sách bào, trên internet để học tập và soi mình vào đó, Chúng tôi được biết những điều mà nhà trường bố mẹ không dạy: Quản lý tiền bạc, tư duy kinh tế, tư duy làm giàu,
tư tưởng làm giàu, sự can đảm, khiếu ăn nói, vượt khỏi tự ty, năng động, và thân thiện... Chúng tôi làm những gì chúng tôi muốn, làm những gì chúng tôi thấy có ích
chúng tôi muốn tạo ra công việc cho nhiều người. Thời gian làm việc do chúng tôi quyết định. Tôi muốn đi du lịch.. OK tôi sẽ đi mà không lo bị trừ lương hoặc thâm hụt thu nhập
Tôi muốn ăn món này món kia.. OK tôi sẽ gọi mà không cần biết giá nó bao nhiêu. Bởi vì đó là phần thưởng của tôi vì tôi đã tự do về tài chính... Thế còn bạn bạn đang thé nào?
Cuộc sống của bạn do bạn hay ai quyết định?
Tôi xin nói rằng: Người nhóm B: cuộc sống của họ do họ quyết định. Họ sẵn lòng giúp nhiều người khác... Điển hình là : Bill Gates,warren buffett, Donald Trump, Robert kiyosaki, T.Harv Eker
Nếu bạn đang ở nhóm này: Tôi rất hâm mộ bạn, kính nể bạn. Xin cho tôi địa chỉ tôi sẽ tới gặp bạn:
- Nhóm I: Đây là bậc cao nhất trong xã hội. Tiền kiếm được trong xã hội đa số là của nhóm này và nhóm B mang về. Họ đầu tư lớn, họ có kiến thức kinh tế uyên thâm
họ vui vẻ, hòa đồng, thời gian rảnh rỗi nhiều và họ dành thời gian đó cho việc làm từ thiện.. Điển hình là Warren Buffett, Bill Gates,Donald Trump, Robert kiyosaki, T.Harv Eker.
Nếu bạn đang ở nhóm này: Xin cho tôi 5 phút để được nói chuyện với bạn. Tôi muốn biết bạn đang nghĩ gì?
Vậy làm thế nào để phân biệt được họ, làm thế nào để trở thành người nhóm B, Nhóm I . Xin quay lại đọc sau học tìm đọc cuốn dạy con làm giàu của Robert Kiyosaki..
Hoặc để lại mail , số điện thoại cho tôi, tôi sẽ gủi cho bạn một số tài liệu... 
Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm! 7 h sáng rồi - Đi đón nhận những cơ hội mới thôi... Chúc mọi người vui vẻ, và hạnh phúc...Sớm đạt được sự tự do về tài chính.