Friday, January 24, 2014

phá sản

Theo website chuyên theo dõi tài sản người nổi tiếng Celebrity Net Worth, Kiyosaki đang có trong tay 80 triệu USD. Tuy nhiên, ông không điều hành công việc chính tại Rich Global. Vì vậy, đây là việc phá sản công ty, chứ không phải vấn đề của cá nhân ông.
Forbes bình luận bằng hành động này, Robert Kiyosaki đã cho mọi người thấy thêm một sự khác biệt nữa giữa người giàu và người bình thường. Họ phá sản không phải vì sức khỏe hay thất nghiệp, mà đó là chiến lược kinh doanh.
Rober Kiyosaki sinh năm 1947, là một nhà đầu tư, doanh nhân, diễn giả và tác giả nổi tiếng về lĩnh vực tài chính tại Mỹ. Ông được biết đến qua seri sách tư vấn "Cha giàu, cha nghèo" xuất bản năm 1997. Đến nay, Kiyosaki đã viết được 15 cuốn sách và bán được 26 triệu bản trên toàn cầu.

Tuesday, January 21, 2014

quản lý sale

Chào các bạn, với kinh nghiệm 12 năm đi mần, làm các vị trí từ thấp đến cao, mình muốn chia sẻ đề tài này như sau:
Quy trình quản lý sales và quy trình sales phải gắng kết nhau và còn tùy vào đặc thù của sản phẩm hay dịch vụ và phương pháp sales để chọn lựa quy trình tối ưu hóa nhất. Nếu như Quy trình đó được thông qua do Ban điều hành và Người đứng đầu về Sales thông qua ( Tất nhiên là quy trình nào cũng cần được cập nhật, hiệu chỉnh thành version tối ưu nhất theo thời gian và bối cảnh của nền kinh tế). Các bước quan trọng trong các quy trình có thể được tập trung khách nhau tùy theo văn hóa vùng miền, quốc gia.
Quản lý Sales tại Việt Nam, mình nên quản lý kết hợp phương pháp Đông Tây, lưu ý:
1. Quản lý hoạt động (Activity): Là quản lý hiệu quả với người Á Đông bởi tính kỷ luật và tự giác thấp, do đó quản lý hoạt động là cách quản lý tốt nhất. Quản lý Hoạt động không có nghĩa là quản lý thời gian. Bạn có quyền làm việc tự do nhưng hoạt động là không thể thiếu. Hoạt động càng nhiều thì sẽ sinh ra giá trị, đó là chân lý.
2. Dù hoạt động, nhưng có nhiều cá nhân không mang lại kết quả cao. Doanh số hay lợi nhuận là thướt đo cho Hiệu quả ( Performance).
Là người quản lý trực tiếp nhân viên sales, bạn nên quản lý cả A và P, nhằm hỗ trợ kịp thời các tình huống như:
+ Chỉ số A cao nhưng P lại thấp: Chúng ta sẽ chiếu theo quy trình bán hàng để bổ sung người này vì có thể do họ yếu bước nào trong quy trình bán hàng.
+ Chỉ số P cao nhưng A thấp: Cần có phương pháp quản lý đẩy mạnh cho nhóm người này vì họ có năng lực nhưng không chịu hoạt động hết
+ Chỉ số A và P đều cao: Đây là nhóm tuyệt vời nhất!
Chúng ta quản lý thì chúng ta phải biết hoạch định, và phân bổ kế hoạch đó cho từng sales. Vạch ra chi tiết và thực tế nhất để họ thành công. Làm quản lý là giúp nhân viên làm tốt để cùng mang thành tích về cho người quản lý. Trận bóng đá thành công thì công lao vẫn là hướng dẫn viên trên bình diện. Nếu trận đấu thất bại, thì tai tiếng vẫn là HLV. Ở Việt Nam, nhiểu người quản lý lại làm ngược đời. Tuyển nhân viên vào rồi đánh đố, đổ tội cho nhân viên đó, nhưng kết quả thành công thì dành lấy hết cho mình.
Thành công của người quản lý là đến từ thành công của tập thể & cá nhân mà mình quản lý. Phải hiểu như vậy thì cách quản lý của bạn mới thuyết phục nhân tâm, kích hoạt sự cống hiến, và dấn thân của nhân viên dưới mình.
Người quản lý sales phải là người từng ra đấu trường. TUYỆT ĐỐI không đưa " Anh trưởng phòng kỷ thuật thiếu kỹ năng sales, KẾ TOÁN TRƯỞNG, KẾ TOÁN VIÊN vì thành tích " Giỏi chuyên môn, giỏi quan hệ, giỏi uy tín" của họ mà đưa qua làm quản lý sales, vì tư duy của nhóm người đó không phải là sales, sự đồng cảm của họ cũng không thể nào hiểu hết về sales!
Quy trình bán hàng không phải được xây dựng cho sales, mà có sự tham gia của các phòng ban khác dưới sự chỉ đạo và làm chủ của Lãnh đạo cao nhất ( CEO). Sau khi tối ưu, Lãnh đạo duyệt Version đó để triển khai đồng bộ. Tránh trường hợp mọi chuyện của sales chỉ có sales biết, sales làm sales kiểm tra.
Chúc các anh chị và các em trở thành sales giỏi, người quản lý sales giỏi!
Thân ái,
Nguyễn Chí Thành

mục tiêu kỹ năng sống


Saturday, January 18, 2014

ước mơ của tôi

Thứ nhất, mặc dù lương đã giảm đi đáng kể so vớimức đỉnh điểm ở thời kỳ trước khủng hoảng, trung bình các nhân viên trên phố Wall vẫn kiếm được khoảng 300.000 USD. Lương cơ bản của một sinh viên mới tốt nghiệp của Harvard Business School cũng ở mức 125.000 USD. Lương khởi điểm ở các ngân hàng top đầu vẫn ở mức 70.000 đến 90.000 USD. Cộng thêm thưởng, số tiền là khá cao. 

Chỉ có các tư vấn viên có mức lương trung bình cao hơn. Và, mặc dù lương ở thung lũng Silicon đang ngày càng tăng lên, chỉ có các lập trình viên và kỹ sư phần mềm có thể cạnh tranh lương với phố Wall trong khi họ sẽ chẳng bao giờ trở thành chuyên viên phân tích hay trader. 

Còn đối với vị trí kinh doanh hoặc tài chính trong giới công nghệ, lương thấp hơn rất nhiều so với phố Wall. Lương của các thạc sĩ cũng thấp hơn. 

Mực dù số thạc sĩ và tân cử nhân làm việc ở công ty công nghệ đang tăng lên, phần lớn nguyên nhân là do ở đây có nhiều việc làm hơn. Ngày càng có ít hơn cơ hội ở phố Wall nhưng họ vẫn cố gắng giành giật. 

Tỷ lệ sinh viên Harvard lựa chọn làm trong ngành tài chính đang ở mức thấp hơn so với trước khủng hoảng, nhưng đã quay trở lại mốc 15%. Tỷ lệ ở trường Princeton đã tăng lên 22% trong những năm gần đây sau khi xuống thấp năm 2009.
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/tai-sao-cong-viec-cang-thang-tren-pho-wall-van-la-nganh-hot-201401190105277401ca32.chn

đẹp


Friday, January 17, 2014

Chiến thắng nỗi sợ thất bại

Chiến thắng nỗi sợ thất bại

Nhớ lại câu chuyện có thật về những người bộ lạc ở Châu Phi bắt khỉ bằng cách khoét một lỗ trong trái dừa rỗng, sau đó họ bỏ hạt đậu vào, rồi rải hạt đậu xung quanh để dụ khỉ đến. Con khỉ thò tay vào trái dừa lấy đậu thì được nhưng không rút tay ra được vì nắm tay đầy những hạt đậu của nó to hơn cái lỗ khoét. Nó la chí chóe và thế là người ta chỉ việc đến bắt nó. Nếu con khỉ bỏ hạt đậu ra thì nó có thể rút tay ra khỏi trái dừa và chạy kịp thời. Nhưng vì nhất định nắm chặt những hạt đậu nên con khỉ bị mất đi sự tự do của chính mình… mãi mãi…

Nỗi sợ thất bại khiến mình giống như con khỉ đó các bạn ạ. Nó khiến mình bị giam cầm bất động ở một nơi, không dám nhúc nhích hành động để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hoàn cảnh hiện tại càng “hấp dẫn” với mình như những hạt đậu đối với con khỉ bao nhiêu thì mình càng khó buông tay ra bấy nhiêu. Vì sợ cái “tệ hơn” mà mình chấp nhận cái “tốt” thay cho cái “tốt nhất”. Vì sợ cái “rủi ro” của “sự thay đổi” mà đôi khi mình không thấy được cái “rủi ro” của chính việc “không thay đổi”.

Điểm đáng sợ là mặc dù nhận thức được nỗi sợ thất bại, mình vẫn cảm thấy rất khó mà thoát ra khỏi “ma lực” của nó. Những lần chiến thắng nỗi sợ thất bại trước đây để có được ngày hôm nay không có nghĩa là mình sẽ nhẹ nhàng bước qua nó trong lần kế tiếp. Và nỗi sợ thất bại có thể hiện diện bất cứ lúc nào để thử thách mình, nhất là trước những bước ngoặt cuộc đời

Bài học sâu sắc

Bài học sâu sắc

Tiến sĩ Vương An là một nhân vật được ca ngợi trong giới kinh doanh Mỹ. Anh ta bắt đầu với 600 đôla, mà bây giờ số vốn kinh doanh đã lên đến hàng tỷ.
'Bài học' lớn nhất ảnh hưởng tới cả đời anh ta là khi còn 6 tuổi. Một hôm, Vương An ra ngoài nhà chơi, lúc đi qua một cây lớn thì bỗng có gì rơi vào đầu. Cậu bé An giơ tay ra tóm lấy, thì ra là tổ chim.

Sợ cứt chim làm bẩn quần áo, cậu ta vội vứt tổ chim xuống đất, thấy một con chim sẻ lăn ra kêu chíp chíp. Cậu ta thích quá, quyết định mang nó về nuôi, thế là đem theo cả tổ chim về nhà.

Về tới cửa nhà, bỗng Vương An nhớ ra rằng, mẹ không cho phép nuôi động vật nhỏ trong nhà. Cậu nhẹ nhàng đặt con chim sẻ ngoài cửa, rồi vội vào xin phép mẹ.

Do cậu bé cứ khẩn nài mãi, người mẹ mới phá lệ, đồng ý với yêu cầu của con trai. Vương An phấn khởi chạy ra cửa, thì không ngờ chẳng thấy chim sẻ đâu nữa, chỉ có con mèo đen đang còn liếm mép ở đó. Hoá ra khi cậu vào xin mẹ, thì con chim sẻ non đã bị mèo đen ăn gọn rồi! Vì việc này mà Vương An buồn rất lâu.

Bài học kinh doanh: Khi thấy sự việc đã đúng thì quyết không do dự, cần phải lập tức có hành động phù hợp

Bài học sâu sắc

Tiến sĩ Vương An là một nhân vật được ca ngợi trong giới kinh doanh Mỹ. Anh ta bắt đầu với 600 đôla, mà bây giờ số vốn kinh doanh đã lên đến hàng tỷ.
'Bài học' lớn nhất ảnh hưởng tới cả đời anh ta là khi còn 6 tuổi. Một hôm, Vương An ra ngoài nhà chơi, lúc đi qua một cây lớn thì bỗng có gì rơi vào đầu. Cậu bé An giơ tay ra tóm lấy, thì ra là tổ chim.

Sợ cứt chim làm bẩn quần áo, cậu ta vội vứt tổ chim xuống đất, thấy một con chim sẻ lăn ra kêu chíp chíp. Cậu ta thích quá, quyết định mang nó về nuôi, thế là đem theo cả tổ chim về nhà.

Về tới cửa nhà, bỗng Vương An nhớ ra rằng, mẹ không cho phép nuôi động vật nhỏ trong nhà. Cậu nhẹ nhàng đặt con chim sẻ ngoài cửa, rồi vội vào xin phép mẹ.

Do cậu bé cứ khẩn nài mãi, người mẹ mới phá lệ, đồng ý với yêu cầu của con trai. Vương An phấn khởi chạy ra cửa, thì không ngờ chẳng thấy chim sẻ đâu nữa, chỉ có con mèo đen đang còn liếm mép ở đó. Hoá ra khi cậu vào xin mẹ, thì con chim sẻ non đã bị mèo đen ăn gọn rồi! Vì việc này mà Vương An buồn rất lâu.

Bài học kinh doanh: Khi thấy sự việc đã đúng thì quyết không do dự, cần phải lập tức có hành động phù hợp

Làm mũ cho vua nhổ gai cho hổ

Có người thợ rèn nọ thường gánh đồ nghề đi khắp làng để sửa chữa đồ dùng cho mọi người. Vì ông làm việc khéo léo, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng nên có rất đông khách hàng. Chỉ dựa vào công việc này mà ông có thể nuôi sống cả gia đình.

Một hôm, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng như mọi khi. Bỗng nghe tin Hoàng thượng sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùi rạp xuống, hy vọng có cơ hội ngắm nhìn dung nhan thánh thượng.

Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rất gần mình. Ông tò mò ngẩng đầu lên, thì thấy ngự giá của Hoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá sợ hãi, ông vội dập đầu lia lịa xin tha tội.

Hoá ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượng nhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh ông nên nghĩ ông là một người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của Hoàng thượng đang có mấy chỗ lỏng lẻo vì xe quá xóc, nên nhà vua mới quyết định đỗ lại để sửa chữa.

Người thợ rèn vội quì xuống bắt đầu sửa vương miện. Nhà vua thấy tay nghề của ông giỏi, nên rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.

Người thợ rèn sung sướng chạy như bay về nhà. Nhưng ông chợt nhìn thấy có một con hổ ở bên vệ đường. Ông vô vùng sợ hãi song vội định thần lại, vì thấy con hổ hình như không có ác ý gì. Nó đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn.

Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chân nó bị một cái gai rất to đâm vào. Ông vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền ơn ông một con hươu to.

Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từ hôm đó, ông không gánh dụng cụ đi khắp nơi nữa, mà treo một cái biển to trước cổng nhà với nội dung: 'Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ'.

Nhưng cũng từ đó, công việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến gia đình khốn đốn.

Bài học kinh doanh:

Sai lầm của người thợ rèn là ông lấy vận may ngẫu nhiên để làm cơ sở lập nghiệp cả đời, lại còn không chăm chỉ làm việc! Trên thị trường có rất nhiều công ty 'phất' lên nhờ một cơ hội đặc biệt. Nhưng cơ hội không phải ngày nào cũng có. Chỉ có dựa vào năng lực và tài nguyên kinh doanh của công ty để điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, không ngừng xác định đúng vị trí của mình, và luôn xác định khách hàng là mục tiêu chính thì công ty mới có thể tồn tại được

Tình yêu

Một người phụ nữ đã có tuổi bước ra khỏi nhà và thấy trước cửa có ba ông già râu tóc bạc phơ. Dù không quen biết họ nhưng họ vẫn đon đả:

- Mặc dù tôi không biết các ngài là ai, nhưng có lẽ mọi người cũng đã đói cả rồi, mời mọi người vào bên trong ăn chút gì cho ấm bụng!
- Chồng bà có nhà chứ? - Ba ông già hỏi.
- Không, ông ấy có việc phải ra ngoài rồi.
- Thế thì chúng tôi không thể vào nhà được.
Chiều tối, khi ông chồng đi làm trở về, bà bèn kể lại chuyện cho ông nghe. Ông lão vội nói:
- Mau đi mời ba người vào nhà!
Bà bèn chạy ra ngoài mời ba cụ già. Nhưng họ nói:
- Chúng ta không thể cùng vào nhà bà được.
- Tại sao chứ? - Bà ngạc nhiên hỏi.
Một người trong họ chỉ vào một cụ nói:
- Ông ta tên là Giàu có. Còn ông này là Thành công. Còn tôi là Tình yêu. Bây giờ bà hãy vào bàn bạc với chồng xem ai trong chúng tôi được vào nhà.
Bà lão chạy vào nhà kể lại với chồng. Chồng bà mừng lắm:
- Mau mời ông Giàu có vào đây!
Cô con dâu của hai người đã nghe được cuộc nói chuyện, bèn nói xen vào:
- Con nghĩ, tốt nhất là mời ông Tình yêu vào.
Hai vợ chồng già thấy con dâu nói đúng thì đồng ý ngay. Bà già đi ra khỏi nhà và lễ phép hỏi:
- Xin hỏi ai trong ba ngài, ngài nào là Tình yêu?
Ông Tình yêu đứng dậy đi vào nhà, và hai người bạn đi cùng ông cũng vào. Bà già kinh ngạc:
- Tôi chỉ mời ngài Tình yêu thôi, tại sao các ngài cũng theo vào ?
Cả ba ông già cùng đồng thanh trả lời:
- Nếu bà mời ông Giàu có hay ông Thành công thì hai người còn lại sẽ không được vào. Nhưng nếu bà mời Tình yêu, thì Tình yêu đi đến đâu, ở đó sẽ có Thành công và Giàu có.
Bài học kinh doanh:

Tình yêu có thể hoá giải mọi mâu thuẫn, và mang lại sự giàu có và thành công. Trong một công ty, nếu những người trong ban lãnh đạo va tất cả nhân viên đều làm việc với một tình yêu lớn thì không một đối thủ nào có thể đánh bại được họ

'Nghênh chiến' với thất bại

'Nghênh chiến' với thất bại

Hãy đọc 10 bí kíp sau nếu bạn đang cảm thấy chán nản hoặc bế tắc về bất cứ vấn đề gì.
Đừng vội đầu hàng trước thất bại. Đôi khi, bạn chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ và thư giãn, mọi việc sẽ trơn tru và bạn sẽ thấy "ánh sáng cuối đường hầm" ngay.
1. Chấp nhận sai lầm
Thất bại cũng là chuyện thường tình như thành công vậy. Kì vọng cuộc sống trôi chảy tức là bạn đang mơ mộng hoá rồi. Ai trong chúng ta cũng đều phạm sai lầm cả. Thất bại giúp chúng ta cân bằng cuộc sống và mở ra cơ hội để phát triển bản thân. Chấp nhận thất bại còn giúp bạn không cảm giác cay đắng và thất vọng, và sẽ giúp bạn không buông xuôi và không nỗ lực hết mình nữa đấy.
failure1-852223-1372486682_500x0.jpg
Cuộc sống là phải hướng đến phía trước, đừng chỉ nhìn lại phía sau mình và dành nhiều thời gian cho việc hối tiếc. Ảnh minh họa.
2. Bạn giỏi theo cách của bạn
Không tin tưởng vào khả năng của bản thân đóng vai trò chính khiến bạn sợ bị thất bại. Bạn sợ hãi, bạn muốn trốn tránh, không muốn thử sức vì sợ sẽ bị khám phá ra bạn không có khả năng? Nhưng bạn ơi, bạn biết không? Nguồn cơn của sự sợ hãi này lại không nằm ở thực tế, mà nằm ở tâm lý chúng ta. Không ai hoàn hảo cả. Sự khác biệt giữa những người thành công và biết vượt qua thất bại chính là cách bạn nhìn nhận thất bại và ảnh hưởng của nó lên bạn. Hãy tin vào bản thân, và việc phải làm là ngẩng cao đầu và tiếp tục cố gắng bạn nhé.
3. Hãy bình tĩnh
Cho dù bạn cảm thấy thế nào cũng đừng đánh mất “phong độ” của mình. Nghĩ thế này nha: kết quả chẳng khác đi cho dù bạn giận dữ đến đâu đi nữa. Nhưng bình tĩnh sẽ tốn ít năng lượng hơn, “bảo tồn” danh tiếng của bạn. Còn bạn cảm thấy tức giận ư? Hãy dành năng lượng đó để bắt đầu lại mọi thứ.
4. Đừng để ý đến những người xung quanh nhìn bạn như thế nào
Những thất bại, sai lầm ghê gớm đến đâu rồi cũng sẽ là chuyện quá khứ. Nếu mọi người đang đánh giá bạn (đó là điều bạn nghĩ nhé, làm sao mình biết được họ có đánh giá hay không), rồi họ cũng sẽ không còn thời gian và tâm sức nghĩ đến bạn, vì chính họ còn đang bận lo cho sai lầm của chính mình.
Ai cũng có sai lầm lúc này hay lúc khác. Điều quan trọng nữa là, người khác làm sao biết được bạn đã cố gắng bao nhiêu, bạn đã làm gì để có được bạn ngày hôm nay? Làm "cái máy" chỉ trích người khác thật quá dễ dàng. Bạn thật sự không cần để ý đến họ đâu.
failure2-712867-1372486682_500x0.jpg
"Phải luôn tin vào bản thân mình", câu "thần chú" này hơi bị dễ thuộc đấy teen ạ. Ảnh minh họa.
5. Tân trang đầu óc
Tất cả những suy nghĩ tiêu cực đều xuất phát từ trong đầu của chính chúng ta. Cuộc sống là để bạn khám phá, thất bại, hồi phục và tiếp tục khám phá. Bạn sẽ có được kiến thức, tầm nhìn và cả kinh nghiệm nữa - những điều bạn chỉ có thể có được bằng sự cố gắng hết mình. Bước ra khỏi chiếc hộp tù túng của bản thân mình, đến với những người quan tâm đến bạn, và tận hưởng cuộc sống đi nào!
6. “Quẳng gánh lo đi mà vui sống”
Mặt trời rồi sẽ lại mọc vào ngày mai. Sau cơn mưa trời lại sáng. Mọi việc có thể lúc này hơi tồi tệ một chút, nhưng lo lắng thì được gì nào? Thường thì bạn sẽ chỉ thu về vài nếp nhăn và vài sợi tóc bạc thôi (điều đó với chúng mình thì còn tồi tệ hơn ấy chứ). Hãy tiêm vài liều vitamin cười và toét miệng ra nào. Khi bạn có thể nhìn thẳng vào thất bại của mình, bạn đã vượt qua nó rồi đấy.
7. Không ngừng cố gắng
Trong cuốn sách kinh điển Đắc Nhân tâm, Dale Carnegie có nói “thành công được xây lên từ thất bại. Chán nản và thất bại là hai hòn đá cản bước lớn nhất đến thành công". Kiên trì là khởi nguồn của thành công với hầu hết tất cả mọi người. Thành công chỉ qua một đêm ư? Hiếm lắm, và điều đó cũng thường xảy ra với những người đã và đang cố gắng, thất bại và cố gắng lần nữa rất nhiều lần rồi.
Bạn từ bỏ quá sớm thì sẽ không bao giờ biết được bạn có thể tìm thấy và đạt được điều gì đâu. Phần lớn các mục tiêu đặt ra không phải là khó đạt được, mà là bạn thiếu kiên nhẫn để thực hiện nó thôi.
tien-549450-1372486682_500x0.jpg
Thất bại giúp bạn trưởng thành, "người nhớn" hơn để sẵn sáng đón nhận thành công. Ảnh minh họa.
8. Trưởng thành
Chúng mình trưởng thành, không chỉ cho chính bản thân, mà còn cho những người xung quanh nữa. Kinh nghiệm của mình sẽ trở thành bài học đắt giá cho những người khác khi bạn chia sẻ cách bạn đã miệt mài cố gắng như thế nào để có được thành công, và cả cách bạn đã không thể vượt qua khó khăn nữa.
9. Hãy sống cho hiện tại
Sợ thất bại? Bạn đang lo lắng cho tương lai với những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nếu bạn quẩn quanh với suy nghĩ đó, bạn sẽ sống và lo lắng những gì có thể xảy ra. Tại sao chúng mình không cứ làm đi, ngay tại thời điểm hiện tại, tập trung vào những gì bạn đang làm.
Bằng suy nghĩ đó, tiềm năng của bạn sẽ được khám phá, khả năng sáng tạo, nhạy bén sẽ bùng nổ. Thất bại trong quá khứ là bài học cho sự hiểu biết trong hiện tại và tương lai được xây dựng qua những gì bạn cam kết ở hiện tại. Đừng để tương lai của bạn bị dẫn dắt bởi nỗi sợ mơ hồ về những mất mát có thể xảy ra nhé.
10. Hãy học hỏi từ thất bại
Thất bại có thể lấy đi của bạn một số thứ, nhưng nó cũng dạy cho bạn rất nhiều bài học. Thất bại dạy bạn cách khám phá bản thân. Thất bại cũng là dấu hiệu bạn cần phải tiến lên, khám phá tiềm năng mới của mình và vượt qua con người cũ, vươn tới những biên giới nơi mà bạn không biết được mình có thể tới được hay không. Thất bại còn dạy bạn sức mạnh của ý chí, sự kiên nhẫn, sự tập trung và giá trị của làm việc thật chăm chỉ. Thất bại chính là một phần quá trình trưởng thành trong cuộc sống của bạn.
Gaby (Theo wikiHow)

Sợ Thất Bại

Tùng Tri
Kính thưa quý thính giả,
Hai con người đầu tiên là A-đam và Ê-va, đã đi ngược lại với lời dặn dò của Thiên Chúa; trong vườn địa đàng năm xưa, đưa tay ra hái trái cấm để ăn, với tham vọng được trở nên ngang hàng với Đấng Tối Cao. Ngay sau khi vừa phạm tội, hệ quả đầu tiên là nỗi sợ hãi bao trùm cả tâm hồn của hai người; đến nỗi cả hai phải tìm cách trốn tránh Thiên Chúa, như A-đam có tự nhận: "Con sợ nên con đi trốn".
Từ khi tội lỗi chia cắt con người với Thiên Chúa, những kinh nghiệm đau thương trong đời sống bấp bênh đã sản sinh ra vô số những nỗi sợ hãi khác. Các nhà tâm lý xác nhận có trên 2000 nỗi sợ hãi khác nhau, mà trong đó, sợ thất bại nằm trong mười nỗi sợ hãi đứng đầu, bên cạnh nỗi sợ phải nói chuyện trước đám đông, sợ bị khước từ chối bỏ, sợ cô đơn, sợ nghèo đói và sợ chết.
Tại sao ai cũng sợ thất bại?
Bởi vì, tất cả chúng ta đều đã có vài lần trong đời, nếm trải qua kinh nghiệm chua cay của sự thất bại.
Tuy vậy, nếu bạn và tôi cứ để nỗi lo sợ thất bại trong quá khứ ám ảnh, khiến chúng ta không còn dám đón nhận một cơ hội nào mới, chẳng còn dám thử một việc gì mới, khiến ý chí trở nên tê liệt, thì chúng ta đang hoang phí quãng đời còn lại.
Tuy biết rằng, không phải lúc nào chúng ta cũng thành công, bạn và tôi chắc chắn có lúc sẽ bị vấp ngã, nhưng mà sự thất bại có đáng để chúng ta quá khiếp sợ hay không?
Những người thành công và thành công vượt bậc không phải là không từng thất bại, nhưng thay vì khiếp sợ sự thất bại, họ có một thái độ và cách đối phó phù hợp trước những thất bại của mình.
Nhà bác học Thomas Edison đã thất bại khoảng 6000 lần trong các thí nghiệm để sáng chế nên bóng đèn điện. Một ký giả trẻ kia, có lần hỏi ông, đã thất bại ê chề đến vậy, sao không bỏ cuộc cho rồi, chứ cứ tiếp tục hoài thì có ích gì. Nhà bác học Edison trả lời rằng: "Tôi đâu có thất bại hồi nào. Tôi chỉ vừa khám phá 6000 cách bóng đèn điện không thể hoạt động mà thôi!".
Raymond Kroc đã từng lỗ lã trong nhiều cuộc làm ăn, có thời phải đi báo dạo máy quay làm milkshake. Sau đó, ông mua nhà hàng bán hamburger mang tên McDonald, rồi ứng dụng phương pháp sản xuất dây chuyền của vua xe hơi Henry Ford trong dây chuyền làm hamburger, để rồi từ đó hệ thống tiệm ăn nhanh McDonald ra đời và lan tràn khắp thế giới.
Tổng thống Abraham Lincoln, trước khi đắc cử và trở nên vị tổng thống tài ba nhất của lịch sử Hoa Kỳ, đã từng bị mất việc, bị thất bại trong thương trường, bị suy sụp tinh thần, bị thất cử liên tục trong các kỳ tranh cử vào quốc hội, cũng như thất bại không được đề bạt làm phó tổng thống.
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein, từng bị xem là "tối dạ", không đủ khả năng theo học môn vật lý; nhưng cuối cùng trở nên người đề ra thuyết tương đối và là cha đẻ của môn nguyên tử học.
Như vậy, thất bại không phải là cuối cùng đâu. Nếu bạn biết công việc mình đang đeo đuổi là chính đáng, với mục đích tốt đẹp, thì cũng đừng vì những thất bại ban đầu mà nản lòng, vì sách Châm Ngôn 24:16 trong Kinh Thánh có ghi: "Vì người công bình dầu sa ngã bảy lần cũng chổi dậy".
Thất bại không phải là chấm dứt, nhưng chỉ có nỗi lo sợ thất bại mới khiến mọi mục tiêu bị dẹp bỏ và cuộc đời rơi vào ngõ cụt mà thôi. Có người nhận xét rằng, các nghĩa địa là nơi giàu có nhất trên hành tinh này; tại vì tại các nơi đó, vì sợ thất bại, mà biết bao nhiêu người đã chôn vùi tài năng vô giá của mình xuống phần mộ.
Không những sự thất bại không đáng để sợ, mà còn đem đến lợi ích cho bạn và tôi nữa.
Thứ nhất, chúng ta học hỏi thật nhiều qua những lần thất bại.
Qua những kinh nghiệm thất bại đau thương, bạn và tôi mới nhận ra mình đang đi trật hướng, hay đang ứng dụng trật phương pháp và nhờ đó chúng ta mới học hỏi tìm kiếm những đường hướng mới, những cách thức mới sao cho phù hợp.
Nhờ thất bại trong lãnh vực này, bắt buộc bạn và tôi phải đổi hướng và khám phá trong một lãnh vực khác. Như chúng ta thường nghe nói "Thất bại là mẹ thành công". Nếu không sợ thất bại và nếu kiên trì học hỏi rút tỉa kinh nghiệm từ những lần vấp ngã, không sớm thì muộn, bạn và tôi sẽ khám phá một lãnh vực mới, một khả năng mới hay một cơ hội mới phù hợp cho mình để dẫn đến thành công.
Thứ nhì, sự thất bại giúp chúng ta trở nên khiêm nhường lúc thành công; nhất là giúp bạn và tôi biết cảm thông với những người khác khi đang gặp thất bại, để có thể nâng đỡ và khích lệ họ.
Quý thính giả thân mến,
Các sách lịch sử trong Kinh Thánh có ghi chép rằng, có khoảng thời gian hơn 400 năm, dân Do-thái sống dưới ách nô lệ tại Ai-cập, bị bắt làm việc cực khổ và bị ức hiếp bất công mỗi ngày. Thiên Chúa, nghe thấu tiếng thở than của tuyển dân của Ngài, đã sai Môi-se làm người lãnh đạo để giải thoát họ ra khỏi Ai-cập và đưa họ về vùng đất hứa. Sau khoảng 40 năm di chuyển trong sa mạc và sắp sửa bước vào vùng đất hứa, thì Môi-se qua đời, do vậy quyền lãnh đạo được trao cho người phụ tá trẻ tuổi tên là Giô-suê, để hướng dẫn toàn dân bước vào miền đất mà mọi người trông đợi. Giô-suê, vốn là một thám tử, nên biết rất rõ trong vùng đất sắp tiến vào, có những cư dân hùng mạnh với thành lũy thật kiên cố và do vậy sẽ có vô số những trận đụng độ quyết liệt phải xảy ra.
Thiên Chúa đã làm điều gì để chuẩn bị cho chàng Giô-suê còn trẻ tuổi, khi đứng trước trọng trách với bao nỗi đe dọa lớn lao kinh khủng đến dường ấy?
Thiên Chúa không dạy cho Giô-suê những mưu lược quân sự, hay các cách điều binh khiển tướng, mà cũng chẳng huấn luyện cho chàng nghệ thuật lãnh đạo, nhưng Ngài chỉ đưa ra những lý do cần thiết vì sao Giô-suê cần phải loại bỏ nỗi sợ hãi trong tâm trí để trở nên can đảm.
Thứ nhất, Giô-suê cần phải can đảm vì lợi ích của toàn dân, như Ngài có nói với Giô-suê rằng: "Con hãy mạnh dạn và can đảm lên vì con sẽ lãnh đạo dân này vào hưởng đất mà Ta đã thề ban cho tổ phụ họ" (Giô-suê 1:6)
Vì sự dũng cảm của Giô-suê mà tuyển dân Do-thái đã tiến chiếm được đất hứa, giữ gìn được giống nòi và sau đó, trong lòng dân tộc này, trên vùng đất hứa này, Chúa Cứu Thế Giê-xu đã hạ sinh, để thực thi chương trình cứu chuộc nhân loại.
Loại bỏ nỗi sợ hãi thất bại để can đảm hành động, sẽ mở rộng cánh cửa tương lai lâu dài cho gia đình, cho vợ hay chồng, cho con cái, cho cộng đồng, cho những người có liên quan dính líu đến mỗi chúng ta.
Thứ nhì, Giô-suê cần phải can đảm vì lợi ích cho chính mình, như Đấng Tối Cao có dặn dò: "Con hãy mạnh dạn và cực kỳ can đảm! Hãy cẩn thận vâng giữ tất cả kinh luật mà Môi-se, đầy tớ Ta, đã truyền cho con. Đừng xây qua bên hữu hoặc bên tả, ngõ hầu con được thành công bất cứ nơi nào con đến" (Giô-suê 1:7)
Vì dũng cảm, Giô-suê được tận hưởng vùng đất đượm sữa và mật mà Thiên Chúa đã hứa ban cho dân tộc của mình.
Không sợ thất bại, dám tấn tới để thành công, bạn và tôi mới có thể đón nhận và kinh nghiệm sự ban cho dư dật của Đấng Tối Cao.
Thứ ba, Giô-suê cần phải can đảm vì danh của Thiên Chúa, như Ngài có phán: "Hãy mạnh dạn và can đảm lên. Đừng sợ hãi, đừng nản lòng, vì Chúa, Đức Chúa Trời con sẽ ở với con trong mọi nơi con đi." (Giô-suê 1:9)
Trong khi các dân tộc lân cận thờ lạy tà thần, nhưng chỉ duy tuyển dân Do-thái thờ phượng Đấng Chân Thần Tối Cao, do vậy sự can đảm của Giô-suê là vô cùng cần thiết, để bảo đảm cho một chiến thắng vinh quang, trở nên một minh chứng cho quyền năng vô song của Đấng Chủ Tể.
Khi bạn và tôi đã tiếp nhận Chúa Giê-xu vào trong đời sống, dám tin cậy theo Ngài để vượt trên nỗi lo sợ thất bại, dám can đảm hành động để đi đến thành công, thì chúng ta đang đem đến cho nhiều người chung quanh những bằng chứng sống về quyền năng tuyệt đối và tình yêu vô biên Con Trời.
Kính thưa quý thính giả,
Có ba bước có thể giúp chúng ta loại bỏ nỗi lo sợ thất bại và để bắt đầu kinh nghiệm sự thành công.
Bước đầu tiên là dám trực diện với những thất bại đã qua, dám nhìn thẳng, để phân tích, học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm từ những vấp ngã để chiến thắng nó.
Thủ tướng Anh quốc, Winston Churchchill, trong cuộc Thế Chiến Thứ Nhì, khi phải đối diện với hiểm họa bành trướng của Đức Quốc Xã, đã đứng lên cổ động toàn dân Anh như sau:
"Một người không nên lưng xoay lưng lại với sự nguy hiểm đang đe dọa để ráng chạy trốn khỏi nó. Nếu bạn làm vậy, bạn đang nhân đôi sự nguy hiểm đó. Nhưng nếu bạn dám đứng trực diện với nó mà không hề nao núng, thì bạn đang giảm thiểu sự đe dọa đó tới một nửa rồi. Không bao giờ chạy trốn trước mối đe dọa nào cả. Không bao giờ!"
Bước thứ nhì, bạn và tôi không cần phải bắt đầu với một điều gì quá lớn lao. Bắt đầu với những gì vừa sức, vừa tầm tay, tuy nhỏ nhưng kiên trì, thì bạn sẽ nhận ra hiệu ứng dây chuyền lớn lao sau đó.
Các khoa học gia khám phá rằng những đàn bướm, khi bay và đập cánh, có thể gây nên một chuỗi dây chuyền các tác động làm thay đổi thời tiết ở một phạm vi rất rộng lớn. Khi đàn bướm đập cánh, những đôi cánh nhỏ bé của chúng không thể tạo nên một trận cuồng phong nào ngay lập tức, nhưng những động tác đơn sơ đó sẽ hình thành những điều kiện cần thiết sơ khởi để tạo nên một cơn bão lốc cách đó vài cây số.
Bước thứ ba, đừng chờ đợi một điều gì cho thật chắc chắn, cho thật bảo đảm rồi mới dám làm.
Có một nghịch lý là, khi một người càng chờ đợi, càng trông ngóng một chuyện gì cho thật chắc chắn, thật tuyệt hảo rồi mới dám làm, thì tinh thần người đó càng tê liệt, chỉ khiến nỗi lo sợ thất bại càng dâng cao.
Sự hiểu biết của mỗi chúng ta rất giới hạn; không ai có thể cam chắc điều gì sẽ xảy ra trong ngày mai. Nếu chúng ta đòi hỏi phải có một bảo đảm chắc chắn thì mới bắt tay thực hiện một dự định nào đó, thì đây là điều không tưởng và chỉ khiến nỗi lo sợ thất bại ngày càng dâng cao mà thôi.
Vua Sa-lô-môn, người khôn ngoan nhất, có viết trong sách Châm Ngôn 11:4 như sau: "Ai quan sát chiều gió sẽ không gieo, ai nhìn xem hướng mây sẽ không gặt".
Ở đây, vua Sa-lô-môn có ngụ ý rằng, đôi khi bạn và tôi phải cam đảm, dám gieo hạt dầu cho gió chẳng thuận, dám gặt lúa dầu mây chẳng thuận hướng; chứ cứ lần lửa chờ đợi cho khi nào thời tiết thật tuyệt hảo, khi nào thật chắc chắn mới hành động, thì cả đời chúng ta sẽ không bao giờ gieo hay gặt, nhưng chỉ cứ vật lộn với nỗi lo sợ thất bại ngày càng lớn dần, để rồi cuối cùng chẳng làm được một chuyện gì có ý nghĩa cả.
Thay vì nhìn theo sự hiểu biết hay tài phán đoán của riêng cá nhân mình, để chuốc nặng lo âu, thì bạn và tôi hãy đặt lòng tin cậy nơi Thiên Chúa, để nhận được sự can đảm cần thiết.
Cách đây hơn hai ngàn năm, Thiên Chúa Ngôi Hai đã tự nguyện giáng trần làm người, sinh ra trong một con người mang tên Giê-xu, để rồi sau đó hy sinh chịu đóng đinh trên cây thập tự, lãnh bản nợ tội thế cho loài người, chịu chết thế cho cả nhân loại; hầu cho bất kỳ ai tin vào sự đền nợ tội thay, tin vào sự chết thế đó của Con Trời, thì người đó được Đấng Tối Cao tha bỗng, được tuyên bố là vô tội, được phục hòa mối liên hệ với Đấng tạo dựng ra mình, được thừa hưởng mọi lời hứa phước hạnh có chép trong Kinh Thánh, từ nay cho đến đời đời.
Thiên Chúa đã chẳng tiếc mạng sống Con Một của Ngài để cứu bạn và tôi, thì Ngài chắc không tiếc mọi điều khác, kể cả sự thành công, để ban tặng cho chúng ta, như Kinh Thánh có tuyên bố: "Đấng thật đã không tiếc chính Con Ngài nhưng đã phó Con ấy vì tất cả chúng ta thì làm sao mà Ngài chẳng ban mọi sự luôn với Con đó cho chúng ta?" (Rô-ma 8:32)
Có khoảng 7500 lời hứa ban phước hạnh được ghi trong Kinh Thánh và những lời hứa này là dành riêng cho bạn và tôi, khi chúng ta bằng lòng tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu vào trong đời sống.
Người chỉ huy trẻ tuổi Giô-suê nhờ lòng can đảm mà tiến chiếm được đất hứa.
Còn bạn và tôi có dám tin vào tình yêu của Chúa Cứu Thế Giê-xu, để vượt qua nỗi lo sợ thất bại, dám bắt tay hành động, để rồi đón nhận và kinh nghiệm muôn vàn phước hạnh đang dành sẵn cho mình?
Thân chào quý vị và các bạn.

Doanh nghiệp của bạn có đang tạo ra những khoảnh khắc kỳ diệu cho khách hàng?

Khái niệm về trải nghiệm dịch vụ không nên đơn thuần dựa trên nền tảng đáp ứng những kỳ vọng của khách hàng mà phải là định nghĩa lại những kỳ vọng của họ. Để gia tăng giá trị của bạn trong mắt khách hàng, bạn cần định nghĩa xem khách hàng nhìn nhận bạn là một người “dược tá”, chỉ đơn giản cung cấp thuốc theo đơn thuốc khách hàng mang tới, hay “y tá”, với chức năng điều dưỡng, hay một “bác sĩ”, người chuẩn đoán, chữa trị, kê đơn và đưa ra những lời khuyên về chế độ cho người bệnh.
Người đầu bếp tung hứng điêu luyện với lưỡi dao và lọ tiêu, rồi trong chớp mắt cắt miếng thịt bò vẫn đang trên vỉ nướng bằng thép nóng rực trước sự ngỡ ngàng của những thực khách. Đây chỉ là một phần trong trải nghiệm thưởng thức món Teppanyaki của Nhật Bản, hay còn gọi là món nướng Nhật Bản vẫn được ví như nghệ thuật ẩm thực tinh tuý nhất của đất nước mặt trời mọc. Nghệ thuật thưởng thức món nướng này xuất hiện tại Nhật Bản từ thế chiến thứ II, là sự kết hợp giữa thưởng thức và nghệ thuật nấu ăn độc đáo. 
Đây là một ví dụ rất điển hình lý giải tại sao người Nhật được coi là người tiên phong trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng sáng tạo. Mặc dù văn hóa các quốc gia Châu Á nổi tiếng bởi sự tinh tế, đề cao cảm xúc nội tâm, hiện rất ít quốc gia Châu Á được thế giới liên hệ với những trải nghiệm dịch vụ kỳ diệu. 
Quan niệm này dường như đã trở thành một thách thức cho các doanh nghiệp, khi khách hàng ngày nay có cơ hội du lịch khắp nơi trên thế giới, từ đó, kỳ vọng của họ đối với những tiêu chuẩn dịch vụ cũng cao hơn. Bởi vậy, để có thể chiếm được trái tim và tâm trí của khách hàng, các doanh nghiệp Châu Á cần tư duy sáng tạo và tạo ra sự khác biệt.
Trong thế giới ngày nay, chỉ dựa vào yếu tố văn hóa sẽ không thể tạo ra một trải nghiệm dịch vụ độc đáo. Các doanh nghiệp Châu Á không chỉ cần chú trọng tới tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, mà cần quan tâm tới cả khía cạnh cơ sở hạ tầng và trải nghiệm dịch vụ để đảm bảo thương hiệu của họ có thể cạnh tranh và vượt qua những đối thủ phương Tây. 
Tất nhiên, trước khi tạo ra điều gì khác biệt, bạn cần thực hành những tiêu chuẩn căn bản thật tốt và rất nhiều thương hiệu Châu Á chúng ta đã học những quy trình tốt nhất để tăng cường sự áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu. 
Tuy nhiên, sau khi đã đạt được những tiêu chuẩn căn bản liên quan đến cung cấp, phục hồi và quản trị dịch vụ, các doanh nghiệp Châu Á cần nhanh chóng thừa nhận tầm quan trọng của sáng tạo và đổi mới. Nếu không, các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục phải cạnh tranh ở những tiêu chuẩn cũ và không thể tạo ra điều gì khác biệt. 
Dưới đây là những thách thức lý giải tại sao rất ít doanh nghiệp Châu Á có thể thiết kế ra những trải nghiệm độc đáo.
Thách thức 1: Giới hạn bởi những chuẩn mực cũ
Rất nhiều chủ doanh nghiệp Châu Á thường có xu hướng thỏa hiệp với những vấn đề về dịch vụ khách hàng từ một khía cạnh tiêu chuẩn hay một quan điểm đào tạo nào đó. Do vậy, các doanh nghiệp này thường có xu hướng “lắp ráp tự động” một chương trình đào tạo dịch vụ chăm sóc khách hàng quy chuẩn nào đó, đào tạo các nhân viên của mình và sau đó đo lường hiệu quả làm việc của họ. 
Vấn đề của cách tiếp cận này nằm ở chỗ nó chưa thể bao hàm sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, mối quan hệ với khách hàng và những nhân tố khuyến khích phát triển sự nghiệp của nhân viên. Có thể nói, dịch vụ khách hàng là một bộ môn khoa học phức tạp và nhiều khía cạnh, do vậy cách tiếp cận 1 chiều sẽ không thể giúp giải quyết vấn đề. 
Đây chính là lý do khiến rất nhiều công ty nhận ra rằng cho dù họ đã tiến hành những chương trình đào tạo dịch vụ cho nhân viên, họ vẫn chưa thể giành được thị phần và cải thiện trải nghiệm dịch vụ. Cần nhìn nhận vấn đề theo một cách thức khác, bắt đầu từ đánh giá trung thực mối quan hệ hiện tại của thương hiệu bạn với khách hàng. 
Trong khi giúp đỡ các doanh nghiệp, chúng tôi thường hỏi khách hàng của mình: “Xét về khía cạnh dịch vụ bạn cung cấp, khách hàng nhìn nhận bạn là một người “dược tá”, chỉ đơn giản cung cấp thuốc theo đơn thuốc khách hàng mang tới, hay “y tá”, với chức năng điều dưỡng, hay một “bác sĩ”, người chuẩn đoán, chữa trị, kê đơn và đưa ra những lời khuyên về chế độ cho người bệnh. 
Câu trả lời cho câu hỏi này chính là thước đo giúp chúng tôi đánh giá được thương hiệu đó đang ở giai đoạn nào và cần làm gì để giúp họ đi lên trong chuỗi giá trị thông qua dịch vụ.
Thách thức 2: Thay đổi nhiệt huyết của nhân viên trong chăm sóc khách hàng
Từ các quốc gia mới nổi cho tới các thành phố toàn cầu, ngày càng khó để thu hút và giữ chân nhân tài trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng. 
Trong những nền kinh tế mới nổi, đặc biêt là những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, những nhân tài sẽ sẵn lòng ở lại với tổ chức nếu họ nhìn thấy một lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng dành cho họ. Nếu như không có điều này, hầu hết các tổ chức sẽ chỉ thu hút được những nhân viên chất lượng thấp hoặc không nhiệt huyết. 
Do vậy, nhân tài tốt sẽ có xu hướng đầu quân cho những thương hiệu toàn cầu bởi họ cho rằng những tổ chức này sẽ có 1 lộ trình tốt hơn cho sự phát triển cá nhân của họ. Với rất nhiều doanh nghiệp Châu Á, chúng tôi đã phát hiện ra rằng sự đầu tư và tập trung vào nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Điều này đồng nghĩa rằng một cách tiếp cận từ trong ra ngoài là cần thiết để giúp các doanh nghiệp thu được hiệu quả từ bất kỳ chương trình đổi mới dịch vụ nào.
Thách thức 3: Giới hạn về công cụ để thay đổi quan niệm vốn có và thay đổi trải nghiệm
Không chỉ các thương hiệu phục vụ người tiêu dùng, hay doanh nghiệp B2C mới cần đến chất lượng dịch vụ khách hàng tốt hơn; chất lược dịch vụ khách hàng đang tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các thương hiệu phục vụ khách hàng doanh nghiệp hay doanh nghiệp B2B. 
Công nghệ tốt hơn ngày nay dẫn tới sự giao tiếp tốc độ hơn, khách hàng sẽ đòi hỏi sự tương tác nhiều hơn và trải nghiệm tốt hơn. Xu hướng đang diễn ra này không phải hướng tới một sự chuẩn hóa, mà là hướng tới các cách thức cung cấp những hình thức trải nghiệm dịch vụ thông minh và độc đáo. Ngày nay, dữ liệu thể hiện cách khách hàng tương tác với thương hiệu ngày càng phổ biến và dễ tiếp cận hơn cho các doanh nghiệp. 
Bởi vậy, câu hỏi không phải về dữ liệu - thứ hiện đang rất phổ biến hiện nay - mà về làm cách nào chúng ta phiên dịch những dữ liệu này và từ đó tạo ra một sự gặp gỡ ngạc nhiên đối với nhu cầu của khách hàng nhằm thể hiện sự tận tâm và quan tâm cá nhân dành cho từng khách hàng?
Tất cả những lí do trên chỉ ra cho chúng ta rằng nếu như các thương hiệu Châu Á chỉ đơn thuần tiếp thu và áp dụng những cách tiếp cận quy chuẩn, họ sẽ không thể thu hút được nhân tài và tăng cường lợi thế kinh doanh. 
Dưới đây là 3 ý tưởng giúp các doanh nghiệp có thể dẫn đầu trong dịch vụ khách hàng:
Ý tưởng 1: Hiểu và nâng tầm giá trị của bạn trong mắt khách hàng
Khái niệm về trải nghiệm dịch vụ không nên đơn thuần dựa trên nền tảng đáp ứng những kỳ vọng của khách hàng mà phải là định nghĩa lại những kỳ vọng của họ. 
Ví dụ, nếu như khách hàng chỉ coi bạn là một người dược tá tốt, và đã khá quen mua thuốc ở cửa hàng của bạn và chỉ mua những loại thuốc họ cần, như vậy kỳ vọng của họ với bạn có vẻ thấp. Bạn có thể có những hiểu biết về y tế và những kỹ năng khác, nhưng bạn không bao giờ nói về mình, khách hàng không thể nhận thức được những điều bạn có thể làm. 
Để gia tăng giá trị của bạn trong mắt khách hàng, bạn cần định nghĩa lại mối quan hệ với họ. Thậm chí nếu bạn cố gắng để cải thiện chất lượng dịch vụ nhưng không định nghĩa lại mối quan hệ với khách hàng, sự đổi mới trong dịch vụ cũng không thể mang bạn lại gần khách hàng của mình.
Ý tưởng 2: Thiết kế lại hành trình khách hàng
Định nghĩa lại giá trị của bạn đối với khách hàng đồng nghĩa với việc thay đổi trải nghiệm dịch vụ. Hầu như, khách hàng không thể phân biệt bạn đã cải thiện dịch vụ của mình nếu như trải nghiệm xung quanh họ hoặc quy trình dịch vụ không được thay đổi. 
Đây chính là một bước rất nhạy cảm bởi bạn muốn làm khách hàng ngạc nhiên nhưng không làm mất điểm tựa trong mối quan hệ vốn có với những điểm mà khách hàng vốn đã hài lòng. Chúng tôi thường tìm ra rằng nhân viên chính là người kết nối tốt nhất trong khi thiết kế lại dịch vụ. 
Đào tạo lại tất cả nhân viên cũng là điều rất quan trọng để những nhân viên này có thể hiểu họ có thể sử dụng những công cụ khác nhau như thế nào. Những trải nghiệm dịch vụ mới cũng sẽ giúp nhân viên làm việc dễ dàng hơn. 
Xét cho cùng, nơi những nhân viên phục vụ và tương tác với khách hàng chính là bệ phóng cho thương hiệu. Có được những nhân tố thuận lợi sẽ giúp họ sớm tiếp thu được quan điểm đúng đắn, giúp họ có thể phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ý tưởng 3: Tái thiết kế lại lộ trình phát trển sự nghiệp cho nhân viên
Xét cho cùng, tôi cho rằng châm ngôn sau rất quan trọng: “Hãy đối xử với nhân viên của bạn tốt và họ sẽ đối xử như vậy đối với khách hàng của bạn”. 
Việc đặt ra lộ trình phát triển rõ ràng cho nhân viên, những người phục vụ khách hàng là rất quan trọng, cũng như cho những nhân viên này thấy việc họ phục vụ khách hàng tốt sẽ giúp họ như thế nào trong lộ trình thăng tiến tại tổ chức. 
Các doanh nghiệp với dịch vụ khách hàng tốt nhất thế giới cũng có những quy trình phát triển sự nghiệp cho nhân viên luôn sẵn sàng. Nó không đơn thuần là sự đào tạo, mà là sự tận tâm để nuôi dưỡng những nhân tài tốt nhất, sẽ giúp bạn thu hút được những người giỏi nhất với mình. 
Những tài năng có tinh thần trách nhiệm và cảm giác sở hữu cao sẽ là những người đồng hành lâu dài cùng bạn để tạo ra những khoảnh khác kỳ diệu cho khách hàng.
Lawrence Chong - CEO Consulus
Lawrence Chong hiện là CEO tại Consulus. Ông sẽ là diễn giả tại Hội nghị Hình Thành Thế Giới Việt Nam, 2013 tổ chức vào ngày 15 tháng 8 năm 2013.
Theo Trí Thức Trẻ

Epson

Chúng tôi sử dụng những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường để tạo ra những sản phẩm "sạch"

Chúng tôi không chỉ kiểm sóat hóa chất mà còn kiểm soát nguyên vật liệu để bảo đảm chúng tuân theo chính sách sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Epson sáp nhập việc quản lý hóa chất trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm - từ khâu mua nguyên vật liệu đến thải bỏ sản phẩm
  • Mục tiêu của chúng tôi là loại trừ những hóa chất có hại cho môi trường và sức khỏe con người và dùng những chất thay thế khác. Để thực hiện, chúng tôi tập trung vào 3 chương trình:
    • Phát triển việc điều hành chuẩn
    • Kiểm soát và kiểm tra những chất đã biết được sử dụng trong sản phẩm qua những hướng dẫn nội bộ trong ứng dụng toàn cầu.
    • Sử dụng hướng dẫn bổ sung chi tiết về hóa chất phải loại bỏ trong sản phẩm của chúng tôi.

Cung ứng cho Epson nghĩa là tham gia vào triết lý của chúng tôi
  • Để cung cấp sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng, chúng tôi tìm những nguồn nguyên liệu tốt nhất từ các nhà cung cấp trên thế giới. Để theo đúng với triết lý môi trường của chúng tôi, điều quan trọng là các nhà cung cấp hoàn toàn hiểu và ủng hộ các nguyên tắc của công ty chúng tôi.

Chính sách mua sắm của chúng tôi
  • Chúng tôi sẽ xây dựng quan hệ đối tác tốt với các nhà cung cấp, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và các nguyên tắc công bằng, cùng tồn tại và thịnh vượng chung.
  • Thực hiện tiêu chuẩn cao về đạo đức và lương tâm xã hội, chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động mua sắm của chúng tôi theo đúng cả nội dung và tinh thần của pháp luật và các quy định, cả quốc gia và quốc tế, trong mỗi khu vực, nơi chúng tôi hoạt động.
  • Trong khi tập trung vào việc thúc đẩy mua sắm "xanh", chúng tôi sẽ không ngừng phấn đấu để đạt được sự hợp lý cũng như chất lượng ổn định, chi phí hợp lý và giao hàng đúng hẹn.