Saturday, August 30, 2014

sừng tê giác

Một người đàn ông chết, khi đi qua cầu Nại Hà thì bị rơi xuống 9 tầng địa ngục, ông ta làm om sòm: ko thể chết, tôi ko thể chết, ko thể.
Diêm vương hất mặt vểnh râu hỏi: tại sao?
Tôi đã sử dụng sừng tê giác
Ngươi có thấy con vật đang đi lững thững ngoài kia ko, ngươi có biết nó là con gì?
Nó chính là con tê giác
Nó mang cả cái sừng còn chết trước ngươi cả chục năm huống hồ ngươi chỉ sử dụng một tí bằng đầu ngón tay, kêu ca cái gì.

Sunday, August 24, 2014

AN NINH NĂNG LƯỢNG

Năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn làm cho kinh tế và xã hội phát triển. Do đó, mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm bảo nguồn năng lượng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình. Đông Á hiện là một trong những khu vực có mức cầu về năng lượng lớn trên thế giới. Trong tương lai mức cầu này sẽ còn tăng hơn nữa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh năng lượng đang ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với toàn khu vực này.
Để góp phần tìm hiểu cũng như giải quyết các vấn đề toàn cầu nói chung và vấn đề an ninh năng lượng nói riêng, bài viết dưới đây sẽ xem xét thực trạng vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Á hiện nay và đưa ra một số giải pháp về an ninh năng lượng phù hợp cho khu vực.
1. An ninh năng lượng là gì?
An ninh năng lượng là một khái niệm rộng và mở. Nó bắt đầu được đề cập đến kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước, đặc biệt là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973-1974. Thời kỳ này, an ninh năng lượngđược hiểu theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với “an ninh dầu lửa”, tức là đảm bảo khả năng tự cung cấp dầu ở mức cao nhất đồng thời giảm mức nhập khẩu dầu và kiểm soát được những nguy cơ đi kèm việc nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày nay những thay đổi trong thị trường dầu và các năng lượng khác cùng sự xuất hiện nhiều nguy cơ như tai nạn, chủ nghĩa khủng bố, đầu tư kém vào cơ sở hạ tầng và thị trường hạn chế... đã khiến khái niệm này không còn phù hợp. Trải qua nhiều tranh luận, khái niệm an ninh năng lượng hiện nay được thống nhất đó là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ.
Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, an ninh năng lượng cũng như nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác đang nổi lên như những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết.
Trước hết, đó là do vai trò quyết định của an ninh năng lượng đối với an ninh của mỗi cá nhân con người và sự phát triển bền vững của từng quốc gia. Có thể thấy, năng lượng không những gắn liền mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở đến các hoạt động lao động, vui chơi giải trí của con người đều cần đến năng lượng. Nhờ có năng lượng mà cuộc sống con người ngày càng được nâng cao với ngày càng nhiều tiện nghi phục vụ cuộc sống như điều hoà, tivi, tủ lạnh, xe máy... Do vậy, an ninh con người sẽ bị đe doạ nghiêm trọng một khi năng lượng không còn. Xét ở cấp nhà nước, an ninh năng lượng là tiền đề cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đó là vì sự đảm bảo về năng lượng sẽ giúp cho mọi hoạt động của quốc gia ổn định và phát triển. Còn ngược lại, khi năng lượng có nguy cơ suy giảm thì mọi hoạt động của quốc gia sẽ bị ngừng trệ, dẫn đến nhiều thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Đơn cử như chỉ một phút mất điện, tổn thất trên thị trường giao dịch chứng khoán có thể tính đến hàng tỷ đô la, còn các hoạt động sản xuất và dịch vụ khác cũng chỉ trong tích tắc ấy tổn thất khó mà tính hết. Chính do tầm quan trọng của an ninh năng lượng như vậy nên hiện nay vấn đề này đang được mọi quốc gia cũng như mọi cá nhân trên toàn thế giới hết sức quan tâm.
An ninh năng lượng hiện đang trở thành một vấn đề toàn cầu còn do việc thực hiện nó mang tính chất xuyên quốc gia, đòi hỏi sự tham gia hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới. Không một quốc gia nào trên thế giới dù giàu mạnh đến mấy có khả năng tự mình đảm bảo được an ninh năng lượng, mà đều cần có sự hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phụ thuộc giữa các quốc gia đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Thực tế đã chứng minh ngay cả những nước thường xuyên xuất khẩu năng lượng cũng có lúc lại phải nhập khẩu năng lượng và sự phụ thuộc về năng lượng giữa các khu vực đang dẫn đến tình trạng  an ninh năng lượng ở một quốc gia bị đe doạ lập tức sẽ ảnh hưởng ngay đến an ninh năng lượng ở các quốc gia khác. Ngày nay, nguy cơ đe doạ đến an ninh năng lượng xuất hiện ngày một nhiều khiến cho vấn đề này càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của toàn thế giới vì một nền an ninh năng lượng toàn cầu.
2. Thực trạng sử dụng năng lượng ở các quốc gia Đông Á những năm gần đây
Nhắc đến các nguồn năng lượng ở Đông Á thông thường người ta nói đến ba nguồn chủ yếu đó là than, dầu và khí ga hay còn được gọi là “năng lượng tam đại vương”. Trong ba nguồn năng lượng này, than có trữ lượng nhiều hơn cả, chiếm khoảng 14,6% trữ lượng than của thế giới([1]). Phần lớn trữ lượng than ở Đông Á tập trung ở hai quốc gia là Trung Quốc và Inđônêxia. Chủng loại than ở đây cũng khá đa dạng bao gồm than non, antraxit, than đá, than đen... Lượng than sản xuất  ở Đông Á phần lớn cung cấp cho các quốc gia trong khu vực, chủ yếu là các quốc gia hiếm tài nguyên như Nhật Bản, Hàn Quốc, chỉ xuất khẩu một số ít ra bên ngoài. So với than, trữ lượng dầu và ga ở Đông Á chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn, khoảng 3,35% và 5,15% trữ lượng của thế giới([2]). Trong lĩnh vực dầu, Trung Quốc vẫn là nước có trữ lượng lớn nhất ở khu vực với 18,3 tỷ thùng([3]), sau đó là Inđônêxia và Malaixia. Dầu của Đông Á được đánh giá có chất lượng tốt với hàm lượng lưu huỳnh thấp. Mặc dù trữ lượng không lớn nhưng dầu của khu vực cũng đã được xuất khẩu sang một số thị trường như Mỹ, Úc..., chủ yếu dưới hình thức dầu thô. Trong lĩnh vực khí ga, Inđônêxia là quốc gia có trữ lượng nhiều nhất khu vực đồng thời cũng là nước xuất khẩu khí ga lớn nhất ở đây với khối lượng xuất khẩu ròng khoảng 1,37 Tcf (đơn vị tương đương với nghìn tỷ m3). Nhìn chung phần lớn lượng ga được sử dụng trong khu vực và xuất khẩu là dưới hình thức ga lỏng (LNG).
Từ đầu thập niên 90, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của khu vực đã khiến cho cầu về năng lượng tăng mạnh. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 1996, tổng cầu năng lượng của các quốc gia Đông Á tăng trung bình 5,5%/năm, trong khi mức trung bình của thế giới là 1,5%/năm([4]). Theo số liệu thống kê thì toàn bộ khu vực đã tiêu thụ hơn 21% lượng dầu, 7% lượng ga và gần 35% lượng than của cả thế giới([5]). Tuy nhiên mức độ này đã chững lại kể từ khi khu vực lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 1997-1998. Bước sang năm 1999, cùng với sự phục hồi dần dần của các nền kinh tế  Đông Á cầu về năng lượng ở khu vực này bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại và kể từ đó đến nay liên tục có sự gia tăng mạnh mẽ.
Trước hết về dầu, năng lượng được sử dụng nhiều nhất ở Đông Á. Theo số liệu thống kê, trong vòng 5 năm kể từ năm 2000 đến 2004 mức dầu tiêu thụ của các quốc gia Đông Á đã tăng 11,6%, từ 17,190 triệu thùng/ngày lên đến 19,187 triệu thùng/ngày (Bảng 1). Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước tiêu thụ dầu nhiều hơn cả, chiếm tới gần 74,3% lượng dầu tiêu thụ của toàn khu vực và 17,6% tổng lượng dầu tiêu thụ của thế giới năm 2004. Dự kiến từ nay đến năm 2020 cầu về dầu của khu vực sẽ tăng trung bình 4% mỗi năm, từ hơn 17 triệu thùng/ngày lên hơn 28 triệu thùng/ngày vào năm 2010 và hơn 37 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

Bảng 1: Mức tiêu thụ dầu của  Đông Á
Đơn vị: triệu thùng/ngày
Quốc gia
2000
2001
2002
2003
2004
Trung Quốc
4,985
5,030
5,379
5,791
6,684
In-đô-nê-xi-a
1,049
1,088
1,115
1,132
1,150
Nhật Bản
5,577
5,435
5,359
5,455
5,288
Ma-lai-xi-a
441
448
489
480
504
Phi-lip-pin
348
347
332
330
336
Xing-ga-po
654
716
699
668
748
Hàn Quốc
2,229
2,235
2,282
2,300
2,280
Đài Loan
816
819
844
868
877
Thái Lan
725
701
766
836
909
Các nước Đông Á khác
366
386
408
386
411
Khu vực Đông Á
17,190
17,205
17,673
18,246
19,187
Thế giới
75,751
76,252
77,046
78,294
80,757
Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2005


So với dầu, than được sử dụng ít hơn nhưng những năm gần đây mức tiêu thụ than ở Đông Á cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2004 tổng mức tiêu thụ than của khu vực là 1235,5 đơn vị tương đương triệu tấn dầu, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 77,4%([6]). Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng là những quốc gia tiêu thụ than nhiều trong khu vực. Thực chất sự gia tăng trong mức tiêu thụ than của khu vực chủ yếu do mức tiêu thụ than lớn của các quốc gia này, đặc biệt là Trung Quốc. Than hiện nay chiếm 65% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc. Về dài hạn, nhu cầu về than của Trung Quốc sẽ còn tăng đáng kể, dự kiến sẽ gấp đôi vào năm 2020 và điều này sẽ góp phần làm tăng mức tiêu thụ than chung của toàn khu vực Đông Á trong tương lai.
Mức tiêu thụ ga thấp nhất trong ba loại nhiên liệu ở Đông Á. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng sắp tới với ưu điểm ít tác hại đến môi trường ga sẽ thay thế vị trí của dầu và than trở thành nguồn năng lượng chính của khu vực.
Thực tế cho thấy kể từ cuối thập niên 1990 trở lại đây mức tiêu thụ ga của Đông Á có chiều hướng ngày càng tăng mạnh. Nếu như năm 1994 lượng tiêu thụ ga của cả khu vực chỉ ở mức 144,7 Tcf thì đến năm 2004 đã tăng lên gần gấp đôi với 266,6 Tcf ([7]). Dự kiến mức tiêu thụ ga của các quốc
gia Đông Á sẽ còn tiếp tục tăng nữa, khoảng 5-6% mỗi năm từ nay cho đến năm 2020.
3. Những vấn đề đặt ra đối với an ninh năng lượng ở Đông Á hiện nay
a) Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng truyền thống
Có thể thấy các nguồn năng lượng truyền thống ở Đông Á đều là các “năng lượng nằm dưới đất” hay “năng lượng hầm mỏ” và không có khả năng tái tạo. Để có được một mỏ năng lượng phải mất hàng chục đến hàng trăm triệu năm kiến tạo địa chất vì vậy nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng này là không tránh khỏi, nhất là khi tốc độ khai thác của các quốc gia trong khu vực đang ngày một tăng lên. Trên thế giới người ta dự đoán rằng với đà khai thác như hiện nay trữ lượng dầu mỏ chỉ còn được hơn 40 năm, khí đốt khoảng 60 năm và than đá khoảng 230 năm([8]). Cũng có đánh giá lạc quan hơn về dầu mỏ như số liệu của Ngân hàng thế giới cho rằng trữ lượng dầu của quả đất có thể còn khai thác đến 600 năm nữa([9]). Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa nếu so thời gian này với thời gian để hình thành được một mỏ năng lượng mới thì chắc chắn loài người sẽ hết năng lượng trước khi có thể khai thác tiếp được.
Ở Đông Á mặc dù trữ lượng của các nguồn năng lượng này khá lớn nhưng cũng chỉ chiếm phần nào của thế giới nên nguy cơ cạn kiệt sẽ sớm hơn nhiều. Có nhiều lý do của việc cạn kiệt nhanh chóng những năng lượng truyền thống ở Đông Á nhưng chủ yếu là hai lý do sau:
Thứ nhất, do hoạt động khai thác năng lượng trong khu vực còn bừa bãi, hạn chế về quy mô và tổ chức. Ví dụ như ở Trung Quốc, có đến hàng trăm hoạt động khai thác than quy mô nhỏ. Còn ở Việt Nam và một số nước khác, nạn “than thổ phỉ” vẫn đang tiếp diễn làm rò rỉ nghiêm trọng nguồn năng lượng này.
Thứ hai, vì phần lớn các nước trong khu vực là những nước đang phát triển nên trình độ công nghệ còn thấp kém, không khai thác được triệt để, bỏ phí nhiều nguồn năng lượng. Bên cạnh đó cũng do trình độ công nghệ còn thấp nên khả năng thăm dò tìm kiếm các mỏ năng lượng mới để bổ sung bị hạn chế, khiến cho năng lượng ở khu vực cạn kiệt nhanh chóng.
Cho đến nay và kể cả mươi, mười lăm năm nữa các năng lượng truyền thống chắc chắn vẫn chiếm phần lớn trong tổng mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia Đông Á, chính vì vậy nguy cơ cạn kiệt của các nguồn năng lượng truyền thống sẽ còn là một trong những thách thức lớn đối với khu vực này trong tương lai.
b) Sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia trong khu vực
Như trên đã đề cập, trong những năm gần đây mức tiêu thụ năng lượng của Đông Á có sự gia tăng mạnh mẽ. Điều này có ba nguyên nhân:
Một là, do các nước Đông Á vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, đang trong quá trình phục hồi nên tiêu tốn nhiều năng lượng.
Hai là, các nước đang phát triển trong khu vực đang bước vào giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá chuẩn bị cho sự “cất cánh” nền kinh tế nên sử dụng nhiều năng lượng để phát triển các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Ba là, do việc duy trì trợ cấp năng lượng cũng như sử dụng các thiết bị và nhà máy lỗi thời và kém hiệu quả ở các nước đang phát triển Đông Á làm lãng phí và rò rỉ nhiều năng lượng.
Mức tiêu thụ năng lượng lớn ở Đông Á không chỉ dẫn đến những vấn đề về môi trường mà quan trọng hơn cả là nó đe doạ nghiêm trọng đến tình hình an ninh năng lượng ở khu vực do cung không đáp ứng đủ cầu về năng lượng. Có thể thấy như Trung Quốc hiện nay là nước sản xuất dầu lớn thứ 7 thế giới nhưng cung về dầu trong nước vẫn không đáp ứng kịp với cầu. Kết quả là kể từ năm 1993 Trung Quốc đã phải nhập khẩu một khối lượng dầu lớn từ Trung Đông và trở thành nước nhập khẩu dầu ròng. Cũng tương tự như vậy đối với trường hợp của Inđônêxia và Malaixia là những nước sản xuất dầu và ga lớn ở Châu Á, do không đáp ứng kịp nhu cầu nội địa về những năng lượng này nên gần đây cũng bắt đầu phải tăng cường nhập khẩu từ Trung Đông. Dự kiến hai quốc gia này sẽ trở thành những nước nhập khẩu dầu ròng trong vài năm tới.
Tiến tới mức tiêu thụ năng lượng của Đông Á sẽ còn tăng hơn nữa do tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp hoá nhanh chóng của các nước trong khu vực, mà chủ yếu là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. An ninh năng lượng của Đông Á do vậy tương lai chắc chắn sẽ còn bị thách thức nhiều.
c) Tình hình bất ổn ở các quốc gia Trung Đông
Những năm gần đây có thể thấy các nước Đông Á đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào Trung Đông hơn bao giờ hết do mức gia tăng nhập khẩu năng lượng, chủ yếu là dầu mỏ từ khu vực này. Ước tính trong tổng số dầu thô nhập khẩu từ bên ngoài của Đông Á có đến 87-95% là được nhập từ Trung Đông và cung cấp cho hơn 2/3 mức tiêu thụ năng lượng ở khu vực. Chính vì vậy những bất ổn ở Trung Đông sẽ là thách thức vô cùng to lớn đối với tình hình “an ninh dầu”, một trong những nguồn năng lượng chủ chốt ở Đông Á. Hiện tại ở Trung Đông tồn tại những bất ổn chính sau:
Trước hết là những bất ổn về chính trị, quân sự giữa các nước trong khu vực. Trung Đông từ xưa đã là khu vực thường xuyên diễn ra những tranh chấp, xung đột. Lịch sử đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xảy ra ở đây, tiêu biểu phải kể đến là các cuộc chiến tranh dai dẳng giữa nhà nước Israel và nhân dân Palestine. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, mặc dù trên thế giới xu thế hoà bình nổi trội nhưng ở Trung Đông các cuộc xung đột cả cũ lẫn mới vẫn tiếp tục diễn ra. Cuộc chiến tranh giữa Israel và Palestine diễn ra triền miên suốt nhiều thập kỷ. Tiếp đó là các cuộc chiến tranh giữa Israel với Syria và Lebanon, xung đột biên giới thường xuyên giữa Ả Rập Saudi và Yemen, cuộc nội chiến ở Iran... Tất cả khiến cho Trung Đông trở thành khu vực bất ổn nhất thế giới hiện nay.
Thứ hai là những bất ổn về kinh tế. Sự yếu kém về kinh tế và mức tăng dân số nhanh kể từ cuộc khủng hoảng dầu cuối những năm 1970 đã góp phần làm trầm trọng thêm tình hình bất ổn vốn có của khu vực.
Thứ ba là bất ổn do sự can thiệp của Mỹ vào khu vực kể từ sau sự kiện 11/9. Sự kiện khủng bố đã khiến cho Mỹ trở nên quan tâm hơn về sự phổ biến vũ khí phá huỷ hàng loạt (WMD) và sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông. Mỹ cho rằng Iran, Iraq và những kẻ khủng bố cùng với những vũ khí phá hủy hàng loạt sẽ là mối sự đe doạ lớn đối với kinh tế và chính trị của bản thân Mỹ và các cường quốc phương Tây, từ đó đã có nhiều hành động can thiệp gây xáo động tình hình trong khu vực.
Trước mắt những bất ổn ở Trung Đông vẫn chưa có chiều hướng giảm và bất cứ lúc nào cũng sẽ là mối đe doạ lớn đối với an ninh năng lượng của Đông Á một khi các nước trong khu vực này vẫn tiếp tục phụ thuộc vào Trung Đông.
d) Vấn đề an toàn vận chuyển trên biển
Sự phụ thuộc ngày càng lớn của các nước Đông Á vào việc nhập khẩu dầu từ Trung Đông đã đưa đến một thách thức nữa cho an ninh năng lượng của khu vực, đó là vấn đề an toàn vận chuyển trên biển.
Chúng ta đều biết, đường biển là con đường chính để đưa dầu của Trung Đông đến với Đông Á. Các tàu chở dầu sẽ từ Vịnh Ba Tư vượt biển Ả Rập và Ấn Độ Dương, qua eo biển Malacca và cuối cùng vượt biển Đông và Nam Trung Hoa để vào khu vực. Do vậy, sự an toàn của con đường này có vai trò quyết định đối với việc đảm bảo “an ninh dầu” của Đông Á. Tuy nhiên, hiện nay an ninh của tuyến đường vận chuyển dầu này đang bị đe doạ bởi nhiều nguy cơ.
Có thể thấy trước tiên là những nguy cơ như bão tố làm đắm tàu hay nạn cướp biển. Những con số thống kê gần đây cho thấy eo biển Malacca là nơi thường xuyên xảy ra nạn đắm tàu và cũng là nơi có nạn cướp biển lan tràn. Thêm vào đó, hai quốc gia ở hai bên eo biển là Inđônêxia và Malaixia luôn có những bất ổn chính trị trong nước, khiến cho an ninh đường biển ở khu vực này hết sức bấp bênh.
Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn phải kể đến là nguy cơ tình trạng xung đột, tranh chấp lãnh thổ trên biển ngày càng quyết liệt giữa các quốc gia Đông Á đang khiến đường biển qua khu vực trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Tiêu biểu là các tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về đảo Senkaku/Diaoyutai (Điếu Ngư) ở biển Nam Trung Hoa và giữa Trung Quốc và Việt Nam về các đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở biển Đông.
1. Một số giải pháp tăng cường an ninh năng lượng ở Đông Á
a) Lập kho dự trữ năng lượng
Một trong những giải pháp trước mắt mà các quốc gia Đông Á cần thực hiện ngay đó là việc thành lập hệ thống các kho dự trữ năng lượng mà chủ yếu là các kho dự trữ dầu. Đây là giải pháp để đối phó với tình trạng khẩn cấp khi có sự gián đoạn cung cấp dầu từ Trung Đông cho khu vực. Mức độ kho dự trữ tuỳ theo yêu cầu ở từng quốc gia cụ thể và được tính bằng số ngày tiêu thụ dầu ròng. Hiện nay trong khu vực Đông Á, trừ Nhật Bản và Hàn Quốc còn lại các quốc gia khác đều hầu như có ít hoặc không có các hệ thống dự trữ dầu. Tuy nhiên với nhận thức rõ ràng về nguy cơ ngày càng lớn đối với “an ninh dầu” trong khu vực, các quốc gia này cũng đang bắt đầu xúc tiến các chương trình xây dựng các kho dự trữ dầu. Ví dụ như ở Thái Lan hiện nay, chính phủ đang phối hợp với Cơ quan chính sách năng lượng quốc gia để tiến hành tăng cường chương trình xây dựng kho dự trữ gồm ba giai đoạn. Giai đoạn một sẽ là thiết lập một hệ thống có thể tách các kho dự trữ tạm thời và bắt buộc một cách tự nhiên trong khi mức độ kho dự trữ bắt buộc vẫn không thay đổi. Giai đoạn hai mức độ kho dự trữ bắt buộc sẽ được tăng lên 5% (tương đương với 36 ngày tiêu thụ dầu). Giai đoạn ba, yêu cầu phải xây dựng một kho dự trữ dầu độc lập của chính phủ để tăng cường mức dự trữ dầu từ 36 ngày lên 51 ngày tiêu thụ dầu. Ở Đài Loan, cùng với việc chuyển sang tư nhân hoá và bãi bỏ quy định đối với công nghiệp dầu, việc tái thiết các hệ thống kho dự trữ dầu cũng đang được xem xét. Dự kiến sau khi Đạo luật kinh doanh dầu có hiệu lực, Đài Loan sẽ bắt đầu xây dựng kho dự trữ dầu của chính phủ tương đương với 30 ngày tiêu thụ dầu trong thời gian ngắn dưới sự kiểm soát của Uỷ ban năng lượng, một đơn vị của Bộ Kinh tế. Còn ở Trung Quốc vừa mới đây chính phủ cũng đã vạch ra khuôn khổ xây dựng các kho dự trữ dầu để đảm bảo an ninh năng lượng và có lẽ sẽ đệ trình một nghiên cứu khả thi cho Hội đồng quốc gia vào cuối năm nay. Đối với Singapo, từ  năm 1998 Thủ tướng Zhu Rongji đã chỉ thị cho Uỷ ban Kế hoạch và Phát triển quốc gia xem xét việc chuẩn bị hệ thống kho dữ trữ dầu cũng như chuẩn bị các luật cần thiết đối với việc thiết lập hệ thống kho dự trữ dầu chính phủ và kho dự trữ dầu bắt buộc của các công ty.
b) Tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng thay thế
Trước mắt các nguồn năng lượng truyền thống ở khu vực chưa cạn kiệt ngay được nhưng nguy cơ này trong tương lai như đã nói là chắc chắn, vì vậy giải pháp sử dụng các nguồn năng lượng thay thế đối với các quốc gia Đông Á là rất cần thiết. Nó không những giúp kéo dài thời gian sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống, mà còn đóng góp tích cực cho việc bảo vệ môi trường trong khu vực. Hiện nay người ta đã tìm ra rất nhiều loại năng lượng thay thế như năng lượng hạt nhân và các loại năng lượng tái sinh khác như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước, năng lượng sóng biển, năng lượng hyđrô, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt... Nhưng việc sử dụng các năng lượng này vẫn còn rất hạn chế chủ yếu do chi phí sử dụng các nguồn năng lượng này còn đắt, lại đòi hỏi đến những kỹ thuật cao cũng như trang thiết bị hiện đại mà các nước trong khu vực, hầu hết là các nước đang phát triển khó lòng đáp ứng được. Để cải thiện tình hình này trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, gần đây có thể thấy triển vọng sử dụng năng lượng hạt nhân như là năng lượng thay thế chính ở khu vực đang có sự phát triển. Không kể các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang ngày càng gia tăng việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong các nhà máy điện, các nước đang phát triển khác trong khu vực cũng đang bắt đầu chuẩn bị đưa năng lượng hạt nhân vào việc sản xuất điện trong nước. Ví dụ như Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu tiền khả thi cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên dự kiến vào khoảng năm 2017 đến 2020.
c) Xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh năng lượng toàn khu vực
Xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh năng lượng toàn khu vực có thể nói là một giải pháp mang tính tổng thể đối với việc tăng cường an ninh năng lượng của khu vực Đông Á hiện nay. Với cơ chế này các quốc gia Đông Á sẽ có thể trao đổi kinh nghiệm cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong việc đối phó với những nguy cơ làm suy giảm an ninh năng lượng khu vực, từ đó giúp cho an ninh năng lượng của khu vực được tăng cường. Cụ thể cơ chế này sẽ có nhiệm vụ:
Thứ nhất, đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia trong khu vực. Nếu quốc gia nào có nguy cơ suy giảm an ninh năng lượng thì các quốc gia khác sẽ có trách nhiệm giúp đỡ bằng mọi biện pháp như tài chính, kỹ thuật... để an ninh năng lượng của quốc gia đó lại được đảm bảo như trước.
Thứ hai, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia về năng lượng. Tiêu biểu là việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia giàu năng lượng nhưng thiếu tiền và công nghệ để khai thác với các quốc gia thiếu năng lượng nhưng có khả năng đáp ứng về tiền và công nghệ hiện đại. Sự hợp tác này sẽ giúp cả hai bên cùng có thể đảm bảo được an ninh năng lượng của quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc vào bên ngoài. Ví dụ như hợp tác giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN là những nước có trữ lượng dầu và ga lớn nhưng thiếu tiền, công nghệ tiên tiến và thiết bị cho việc khai thác, mở rộng các nguồn năng lượng với các nước nghèo năng lượng là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore nhưng có tiền, công nghệ, thiết bị và cần làm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của từ Trung Đông.
Thứ ba, tạo điều kiện phát triển những dự án chung về cung cấp năng lượng cho toàn khu vực. Ví dụ như dự án xây dựng đường ống dẫn khí ga xuyên qua tất cả các quốc gia trong khu vực.
Thứ tư, giảm thiểu những bất đồng giữa các quốc gia có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng khu vực. Chẳng hạn thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các nước trong khu vực, tăng cường đối thoại giữa các nước tranh chấp về các khu vực trên đường vận chuyển dầu...
Hiện nay cơ chế dự kiến có thể là một Tổ chức năng lượng Đông Á (EAEO) với thành viên là toàn bộ các quốc gia trong khu vực.

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các nước trong khu vực như hiện nay có thể nói chắc chắn rằng trong nhiều năm tới năng lượng sẽ vẫn còn đóng vai trò hết sức quan trọng. Do tính chất xuyên quốc gia của vấn đề này nên biện pháp tốt nhất để an ninh năng lượng được đảm bảo đó là bên cạnh những giải pháp riêng của từng quốc gia cần có một sự tác chặt chẽ của toàn khu vực trong lĩnh vực năng lượng. Nhận thức rõ điều này ngày 15/1/2007 vừa qua nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ hai, các quốc gia thành viên đã ra Tuyên bố Cebu về an ninh năng lượng Đông Á, khẳng định lại cam kết tập thể về đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực đồng thời đưa ra các mục tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể. Hy vọng rằng với sự hợp tác này vấn đề an ninh năng lượng của Đông Á bước đầu sẽ được giải quyết góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn khu vực trong tương lai.

HOÀNG MINH HẰNG
(ThS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adiole Emmanuel. Energy Insecurity and Multilateral Cooperation In East Asia.  UNU/IAS Working Paper No. 46, February, 1998.
2. BP Statistical Review of World Energy 2005
3. Domingo L. Siazon. Energy Sercurity and the Possibility of Nuclear Power in Asia. Speech in Tokyo International Forum on “Energy Security and Environment: The Role of Nuclear Power”, 08 July 2002, Keidanren Kaikan Hall, Tokyo.
4. Koyama Ken. Energy Sercurity in Asia. World Energy Council 18th, Congress, Buenos Aires, October 2001.
5. Nguyễn Trần Quế. Những vấn đề toàn cầu ngày nay. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1999.
6. Robert Priddle. A New Perspective on Energy Security. 25th Annual IAEE Conference, Aberdeen, Scotland 26 - 29 June 2002.
7. Robert Priddle. The IEA's Role in Asian Energy Sercurity Co-operation, 2nd Seminar on Energy Sercurity in Asia, Tokyo, 6 March 2001.
8. Số liệu thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov.
9. Wu Lei. East Asian Energy Security and Middle East Oil,  VoL. XLV, No 47 (25/11/2002).



([1]) Số liệu thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov
([2]) Số liệu thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov
([3]) Số liệu thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) tính đến ngày 1/1/2005 trên Website:http://www.eia.doe.gov
([4]) Số liệu của Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov
([5]) Số liệu của Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov
([6]) BP Statistical Review of World Energy 2005.
([7]) BP Statistical Review of World Energy 2005.
([8]) Nguyễn Trần Quế, Những vấn đề toàn cầu ngày nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1999, tr. 257.
([9]) Nguyễn Trần Quế, Sđd tr. 257.

Difference Between Management and Control

Management vs Control, and How They Describe Risk
Risk management and risk control are commonly-used terms nowadays, especially in the workplace and in legal proceedings. When one comes across these terms, various hazards and obstacles in public and private life are taken into consideration. Risky gadgets, risky routes, and even risk-prone people are avoided both at home and at work. Companies provide insurance for objects, property, and even people which may at one point in time be subject to risk. Disasters such as floods, fire, and acts of nature such as typhoons are mentioned in insurance policies. Anything which pertains to risk is regarded as aversive, and the terms risk management and risk control come into mind when minimizing or eliminating risk. Most people think that the two terms are the same. However, there’s an important difference between the two terms which is important when describing anti-risk measures.
Among the two terms, risk management is more popular. A search on the web would yield millions of hits for risk management, while only a few hundred thousand pages mention risk control. The reason for this is that risk management is utilized in business and legal parameters. Industrial companies use the term risk management freely when it comes to the identification and analysis of problems which may arise out of a particular routine or project. For example, construction difficulties which may lead to structural inconsistencies can be categorized under risk management. Other examples include faulty or outdated conveyor belts which don’t process products efficiently, or dim light bulbs which may decrease output because of low workplace visibility.
Risk control, on the other hand, is more commonly used in the workplace. During company meetings, the term risk control is used freely when campaigning against slippery surfaces, octopus electrical connections, non-protected network computers, and other equipment which may pose as hazards. Risk control may also involve the removal or replacement of company policies which may put an employee at harm’s way.
The difference between the two terms may seem trivial, but when it’s written on legal documents, it becomes significant. Risk management is the heavier term, not because it is used often, but because it takes into account the possibility of any disaster occurring, and putting up advanced measures against that particular disaster. Risk control is focused mainly on prevention, since workplace hazards can be removed easily once they’re identified- but when it comes to the industrial level, there are so many risk factors that it seems inevitable that at one point in time, one disaster is bound to happen.
Now that one knows the difference between the two terms, one should use each term in its proper context. When dealing with products on the assembly line, or anything which pertains to the industrial scene, the term risk management should be utilized. However, when it comes to identifying and eliminating hazards in the workplace, the lighter term risk control should be used.
Summary:
1. At first, the terms risk control and risk management may seem the same because they both aim to minimize, or eliminate risk.
2. Risk management has greater scope, and is apt for the industrial context, while risk control is used mainly to identify and remove hazards in the workplace.
3. Risk management has safeguards against disaster because it accepts that at one point or another, one risk factor might push through. On the other hand, risk control assumes that risk can be eliminated completely by removing workplace hazards.
4. Both terms should be used in proper context. When used in legal documents, only one term can be used: either risk management, or risk control, depending on the context.


Read more: Difference Between Management and Control | Difference Between | Management vs Control http://www.differencebetween.net/editor-pick/difference-between-management-and-control/#ixzz3BI8jf1di

Saturday, August 16, 2014

Công nhân Việt tại các chi nhánh Nike ở Malaysia bị chủ nhân bóc lột

Hytex ở Malaysia là một trong mấy chục hãng xưởng chuyên sản xuất hàng cho Nike, đại công ty giày và quần áo thể thao nổi tiếng của Hoa Kỳ. Khoảng hai chục ngàn công nhân ngoại quốc làm việc trong Hytex cũng như những cơ xưởng khác ở Kuala Lumpur, trong đó có hàng nghìn công nhân từ Việt Nam sang.
 
Đây là chủ đề của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay, liên quan đến sự kiện là ngày 21 tháng Bảy, khi Đài Truyền Hình Số 7 của Australia trình chiếu phóng sự điều tra chuyện công nhân Việt Nam ở Hytex có thể là nạn nhân của hành động buôn người.
Lý do là vì công nhân bị môi giới bên Việt Nam chèn ép tiền bạc khi giúp họ làm làm giấy tờ đi Malaysia, và khi sang đến nơi rồi thì người lao động lại bị chủ nhân bản xứ bóc lột tiếp tục.

Bị hà hiếp, bóc lột

Những chi tiết này được Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam và Công Đoàn May Mặc Australia cung cấp cho Đài Truyền Hình Số 7.
Qua đến ngày 22 , tức một ngày sau, Đài Truyền Hình Số 7 loan tin công ty Nike ở Hoa Kỳ đang tìm hiểu về những cáo buộc liên quan đến Hytex ở Malaysia.
Từ Melbourne, ông Đoàn Việt Trung của Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam ở Australia kể lại:
Ông Đoàn Việt Trung : Từ đầu năm đến giờ thì các anh chị em chúng tôi trong Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam đã đi qua bên Mã Lai (Malaysia) mấy lần, và qua những chuyến đi đó thì đã tìm hiểu được hoàn cảnh của người lao động Việt Nam mình ở bên đó bị lừa đảo và rất nhiều người bị cư xử không tốt.
Trong chuyến đi gần đây chúng tôi qua Mã Lai cùng với một phóng viên của Đài Truyền Hình Số 7 là một trong những đài truyền hình lớn nhất tại Úc này. Phóng viên đó tên là Michael Duffy. Người của Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam đi qua bên đó cùng với ông Michaek Duffy là anh Nguyễn Đình Hùng. 
Anh Nguyễn Đình Hùng vừa là thành viên của Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam mà cũng là một viên chức của một công đoàn may mặc ở Úc là Công Đoàn May Mặc ở Sydney. Qua bên đó anh Hùng đã giúp cho ông Michael Duffy phỏng vấn một số công nhân người Việt cũng như người Bangladesh, và sau đó ông Michael Duffy có dùng camera bí mật đi vào bên trong nơi ăn ở của người công nhân để quay chỗ ở của họ. Đó là chuyện hồi đầu Tháng Bảy.
Đến Ngày 21-7 thì Đài Truyền Hình Số 7 trong chương trình tin tức buổi tối của họ có bản tin về chuyện này và ngày hôm sau thì họ có một bản tin nữa nói là Nike đã phản ứng bởi vì cái bản tin đó là nói về một công ty tên là Hytex ở Mã Lai và công ty đó là một trong cả thảy 37 công ty ở Mã Lai sản xuất hàng cho Nike. Trong bản tin Ngày 22-7, Đài Sô 7 nói là Nike đã phản ứng với bản tin Ngày 21-7 và đã gửi người qua bên Mã Lai để điều tra.

Hợp đồng ký trước

Hẳn quí vị còn nhớ trong những bài trên mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi trước đây, Thanh Trúc từng trình bày cùng quí vị rằng Malaysia là thị trường nhập khẩu lao động hứa hẹn đối với Việt Nam.
Việc đưa công nhân qua Malaysia hay những nước khác để lao động kiềm tiền nằm trong chính sách xuất khẩu lao động và giải quyềt công ăn việc làm tại thị trường nội địa mà Việt Nam chủ trương.
Thế nhưng khi thực hiện những chính sách này thì đối tượng, tức công nhân Việt Nam mà phần lớn là dân quê ít học, bị thiệt thòi nhất vì phải vay mượn cầm cố để có tiền nộp cho môi giới. Họ không được chuẩn bị tinh thần và kiến thức tối thiểu cho cuộc sống ở một nơi lạ nước lạ cái. 
Hợp đồng ký trước khi đi không được chủ nhân bản xứ tôn trọng, không được trả tiền lương đúng mức qui định trên giấy trắng mực đen. Có người sang tới nơi thì không có việc, rồi thì nhiều công nhân bị chủ Malaysia bán từ hãng này qua xưởng khác.
Thanh Trúc cũng đã kể cho quí vị nghe về đời sống cơ cực, giờ giấc làm việc quá sức lao động và đồng lương thất thường, nơi ăn chốn ở xập xệ thiếu an ninh của công nhân Việt Nam ở Malaysia. Mặt khác, điều thường xảy ra là công nhân Việt Nam khi mới đến Malaysia thì hay bị chủ nhân giữ hộ chiếu như một cách cầm chân họ.
Chị Hồng, quê ở Ninh Bình, đến Malaysia từ Năm 2006, kể về chuyện bị chủ giữ hộ chiều như sau:
Chị Hồng : Tới sân bay Kuala Lumpur thì có một ông đại diện cho công ty, ông đến ông lấy tất cả hộ chiếu của tất cả bọn em và nói là ông ấy là người của công ty thì ông cầm giữ tất cả hộ chiếu của bọn em từ đợt đó cho đến bây giờ ạ. Cho đến khi hết hợp đồng người ta sẽ trả cho bọn em.
Bọn em đâu có đi đâu được đâu ạ. Người ta chỉ cấp cho bọn em một tờ giấy photo tức là cái hộ chiếu của bọn em họ photo ra rồi họ cho bọn em. Bọn em chỉ đi quanh quẩn chỗ bọn em ở thôi chứ không được đi xa. Người ta nói cấp cho bọn em cái cạc xanh đó chị là để có thể đi đây đó, nhưng mà người ta cũng không cấp cho bọn em luôn.

Nike chịu bồi thường

Trở lại với xưởng Hytex sản xuất hàng cho công ty Nike của Mỹ, theo như ông Đàon Việt Trung cho biết, sau bài phóng sự trên Đi Tuyền Hnh S 7, Nike đã thông báo xác nhận Hytex và 37 hãng xưởng khác đang sản xuất hàng cho Nike ở Malaysia đã vi phạm luật lao động.
Công ty Nike chịu bồi thường thiệt hại cũng như buộc Hytex cải thiện điều kiện làm việc và nơi ăn chốn ở cho khoảng hai chục ngàn công nhân, trong đó có mấy ngàn công nhân Việt Nam.
Ông Đoàn Việt Trung : Ngày 1 Tháng Tám thì Nike ra thông cáo trên website của họ nói là cuộc điều tra của họ cho thấy là những cáo buộc của chúng tôi trên Đài Số 7 đã đúng sự thật và họ sẽ ra lệnh cho tất cả 37 xưởng máy ở Mã Lai phải làm những điều sau đây và những việc này thì sẽ giúp cho khoảng 20 ngàn công nhân ngoại quốc đến làm việc cho 37 công ty này, trong đó có vài ngàn người của mình.
Lần đầu tiên một vụ vi phạm lao động ở Malaysia được giới chủ nhân giải quyết nhanh như vậy. Tưởng cần biết ngoài người Việt thì những sắc dân khác trong Hytex gồm có Bangladesh, Indonesia, Nepal, Sri Lanka. Tất cả được hưởng chung quyền lợi mà Nike vừa cam kết.  
Nội dung bản thông cáo của Nike, được công bố trên Đài Truyền Hình Số 7, cho thấy Nike buộc các hãng xưởng sản xuất hàng cho họ ở Malaysia phải lập tức thực hiện một cách vô điều kiện những việc sau đây:
Thứ nhất, hoàn lại mọi lệ phí mà các công nhân ngoại quốc phải trả, kể cả lệ phí cho công ty môi giới và lệ phí giấy phép làm việc.
Thứ hai, kể từ nay trở đi xưởng máy phải trang trải mọi lệ phí kể trên chứ không được bắt công nhân trả.
Thứ ba, bất cứ công nhân nào muốn trở về nước thì công ty phải trả tiền vé khứ hồi dù hợp đồng không đề cập tới điều kiện này.
Thứ tư, về nơi ăn chốn ở của công nhân, mà phần lớn trong tình trạng tồi tệ, dưới mức tiêu chuẩn, thì trong vòng 30 ngày phải chuyển qua chổ tốt hơn. Hiện việc này bắt đầu xúc tiến.
Thứ năm, mọi công nhân được quyền đòi hộ chiếu lại ngay lập tức. Chủ nhân không được đặt ra bất cứ điều kiện nào về việc này.
Thứ sáu, Nike đã thiết lập đường điện thoại nóng 24/24 để công nhân gọi khiếu nại nếu không được trả lại hộ chiếu. Trong trường hợp hãng xưởng cáo buộc điều gì thì chuyện ấy phải được điều tra.
Thông cáo của Nike còn nhấn mạnh là hãng xưởng phải báo cho công nhân biết về quyền lợi của họ, hoặc nói miệng hoặc dán yết thị, sử dụng mọi ngôn ngữ cần dùng.
Sau cùng, một đoạn quan trọng khác của thông cáo là bắt đầu Ngày 1 Tháng Tám, Nike sẽ cho rà soát lại các xưởng máy của Hytex cũng như các hãng xưởng khác tại Malaysia để bảo đảm phải theo đúng chính sách đã nêu ra ở trên.

Bảo vệ công nhân Việt Nam

WorkerMalaysia-250.jpg
Công nhân nước ngoài trong giờ ăn trưa tại Malaysia. AFP PHOTO.
Vẫn lời ông Đoàn Việt Trung, Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam ở Australia:
Ông Đoàn Việt Trung : Cái đó mới chỉ là lời hứa của Nike và chúng tôi tin là họ thực lòng muốn làm như vậy, nhưng mà 37 công ty đó tại Mã Lai, 37 xưởng máy tại Mã Lai sản xuất hàng cho họ có làm theo lời của Nike hay không thì cái đó là điều mà chúng tôi vẫn cần phải theo dõi.
Theo dõi bằng cách là nói chuyện với một số công nhân người Việt mà chúng tôi quen biết đang làm việc cho các hãng sản xuất cho Nike, cũng như là chúng tôi quen biết với một số công đoàn ở Mã Lai, Tổng Công Đoàn Mã Lai cũng như Công Đoàn May Mặc Mã Lai. Qua sự quen biết đó chúng tôi hy vọng có thể theo dõi được để xem họ có thực hiện chương trình đó hay không. Đó là điều thứ nhất.
Điều thứ nhì là dù cho công việc suôn sẻ thì trong số 20 ngàn người này cũng chỉ có vài ngàn người là người Việt, mà còn hơn một trăm ngàn người là người Việt làm cho những công ty khác thuộc kỹ nghệ may mặc, hoặc là những công ty thuộc kỹ nghệ điện tử, kỹ nghệ đồ gỗ hay kỹ nghệ xây cất, v.v. thì những người đó đại đa số họ vẫn đều bị chủ giữ hộ chiếu của họ, khá nhiều người bị cư xử không tốt, thế thì cần phải làm sao để cho họ biết về kết quả này để họ có thể đòi lại hộ chiếu của họ. Một khi họ đòi lại được hộ chiếu của họ thì họ có sức mạnh không còn bị chủ ăn hiếp nữa.
Những vụ vi phạm hợp đồng, hà hiếp công nhân Việt Nam mà chủ bản xứ gây ra có được sự giúp đỡ can thiệp của những hội đoàn người Việt ở hải ngoại như Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam ở Ba Lan, ở Hoa Kỳ hay ở Australia.
Thí dụ trường hợp vi phạm luật lao động tại công ty Esquel Malaysia trước đây của tập đoàn kinh doanh Esquel có trụ sở tại Hongkong, đã được Liên Minh Chống Nạn Nô Lệ Thời Đại Mới (CAMSA) vận động can thiệp, dẫn đến việc ký kết văn bản thỏa thuận qua đó một ngàn ba trăm công nhân Việt Nam được bồi thường thiệt hại hồi Tháng Tư - 2008.
Trong vụ vi phạm tại Polar Twin Advance ở Penang (Malaysia) chuyên sản xuất trang thiết bị điện cho công ty Polar Electro của Phần Lan, mà Thanh Trúc đã tường trình đến quí vị kỳ trước, thì Liên Minh Chống Nạn Nô Lệ Thời Đại Mới (CAMSA) cũng đã liên hệ với giới chủ nhân Malaysia cũng như phía chính phủ Phần Lan để đòi công bình cho lao động Việt trong công ty Polar Twin Advance ở Malaysia.
Và vụ việc Nike ở Malaysia, được giải quyết thỏa đáng, quyền lợi công nhân được đền bù, một phần cũng là do công sức vận động của Đài Truyền Hình Số 7 (Australia), của Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam ở Melbourn , và của Công Đoàn May Mặc ở Sydney (Australia).
Mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối Thứ Năm tuần tới.