Friday, February 22, 2019

ngừoi Đức phân loại rác

Một anh bạn người Đức của tôi từng nói: “Dù sinh sống và định cư ở Đức bao nhiêu lâu, bạn sẽ không được công nhận là người Đức nếu không biết… phân loại và xử lý rác đúng cách”.
Trên thế giới, người Đức là dân tộc đứng đầu về các nỗ lực phân loại tái chế rác. Họ luôn cảm thấy vui vẻ khi họ cẩn thận, tỉ mỉ phân loại rác thải của mình vào những thùng chứa có màu sắc khác nhau để tiện lợi cho việc tái sử dụng hoặc xử lý theo cách thân thiện với môi trường. Chính vì thế người Đức đã đạt được tỷ lệ tái chế rác tới mức 65%.
Con số này phần nào thể hiện sự tiên tiến của một quốc gia. Xếp thứ hai trong danh sách này là người Hàn Quốc với lệ tái chế rác đạt 59%, nước Mỹ chỉ đạt 35%, cao hơn một chút so với các quốc gia đang phát triển. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kì lại có tới 99% số rác thải bị chôn xuống đất. Điều này tạo lên một nguy cơ tiềm tàng về nhiễm độc nguồn nước ngầm.
Ở nhiều nước trên thế giới, hiện nay thậm chí còn chưa có văn hóa phân loại rác, Việt Nam cũng nằm trong số đó, và số rác thải của những nước này đa số là được đem đốt, thải ra biển, chôn vùi dưới đất hoặc xử lý bằng hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, suy thoái tiềm năng của đất, đồng thời khiến con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa tới sức khỏe.
Việc tái chế rác không chỉ giúp giảm thiểu các tác hại tới môi trường, mà cũng giúp chúng ta sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn hẳn. Ví dụ, tại nước Mỹ, tỷ lệ tái chế rác chỉ đạt 35%, không có một hệ thống phân loại rác hoàn chỉnh như Đức, và người dân cũng ít có ý thức hơn. Hệ quả là người Mỹ sử dụng năng lượng hiệu quả chỉ bằng 1/2 so với người Đức.
Các nhà khoa học cho biết với mỗi lon nước được tái chế, chúng ta đã tiết kiệm đến 95% năng lượng và nguyên liệu được dùng để chế tạo ra một lon nước mới. Với mỗi tờ giấy được tái chế, 50% lượng nước để chế tạo ra giấy mới cũng được bảo toàn.
Vì vậy, thành quả của người Đức đã được rất nhiều người ủng hộ và học hỏi. Theo báo cáo của Ủy ban môi trường châu Âu, hầu hết các quốc gia ở phát triển như Úc, Thụy Sĩ, Hà Lan và Thụy Điển đều rất ngưỡng mộ thành quả của người Đức, và họ cũng đã bước đầu tái chế được một nửa số rác thải.
Nhờ đâu người Đức có thể thành công với việc phân loại và tái chế rác thải? Đó là nhờ “sáng kiến Green Dot”, một sáng kiến giúp phân loại rác dễ dàng, hiệu quả; và dĩ nhiên, mọi sáng kiến sẽ trở thành tối kiến nếu người dân không có ý thức cao.
Theo sáng kiến Green Dot, nhựa và bao bì được cho vào thùng màu vàng, giấy và giấy bìa, thùng các tông chứa vào thùng màu xanh dương. Thủy tinh có 2 thùng, màu trắng cho chất liệu sáng, và màu xanh lá cây cho thủy tinh màu.
Đặc biệt là chất thải hữu cơ được chứa đựng trong thùng màu nâu và chúng được đưa đi để ủ phân bón hữu cơ. Từ năm 2015 Đức ban hành luật thu gom chất thải hữu cơ để sử dụng cho công trình khí sinh học hay phân bón hữu cơ. Mỗi năm người Đức tái chế được khoảng hơn 10 triệu tấn rác hữu cơ.
Các thùng rác theo mã màu như vậy được nhà chức trách đặt khắp nơi, từ nhà ga tầu điện ngầm tới các vỉa hè trên phố, các quảng trường của thị trấn, hoặc công viên công cộng, trường học, hay những sân vận động. Trên thùng có hướng dẫn viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Đức để giúp khách nước ngoài trong việc ư thức phân loại rác vào đúng các thùng theo chỉ dẫn. Vì sự rõ ràng đó mà bạn sẽ ít khi thấy người Đức phải lên tiếng nhắc nhở một người khách lạ về việc vứt nhầm cái cốc giấy hay vỏ chai soda vào thùng rác chung.
Ngoài ra, đối với các loại rác cồng kềnh khó xử lý như đồ nội thất, bạn cũng không được phép vứt chúng bừa bãi. Bạn buộc phải gọi cho các công ty môi trường, họ sẽ tân trang và bán lại chúng ở các khu chợ đồ cũ.
Điểm mấu chốt của hệ thống này là các nhà sản xuất và nhà bán lẻ phải trả phí “Green Dot” cho các sản phẩm: sản phẩm càng có nhiều bao b́ đóng gói thì mức phí này càng cao. Nhờ quy định này mà dù mỗi năm nước Đức có 30 triệu tấn rác nhưng hệ thống này đã giúp giảm tỷ lệ giấy, bìa, thủy tinh và kim loại hơn. Do vậy mà họ phải tái chế ít rác hơn. Báo chí Đức dự đoán rằng nhờ hệ thống “Green Dot”, mỗi năm sẽ giảm được 1 triệu tấn rác.
Để sáng kiến Green Dot thành công được như hiện nay, phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người Đức thực sự coi trọng việc phân loại rác, coi đó như một phần nghĩa vụ của mình với môi trường. Ý thức trách nhiệm với môi trường của người Đức được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ, các cô cậu bé được giáo dục về việc bảo vệ môi trường một cách thực tế và gần gũi nhất.
Gia đình anh Neumann là một ví dụ tiêu biểu về việc giáo dục cho trẻ nhỏ về môi trường ở Đức. Anh có hai cậu con trai là Leander và Joost 4 tuổi, anh bắt đầu dạy cho các con về môi trường khi chúng mới 2 tuổi và đồng thời dạy chúng cách phân loại rác thải trong nhà. Hiện nay chú bé Joost đã biết tách giấy, hộp ra khỏi thực phẩm thừa, đồng thời phân loại được các loại chai lọ.
Phân loại rác chỉ là một khía cạnh trong việc giáo dục môi trường mà Neumann dạy các con. Hàng ngày, anh đều kể cho các con nghe những câu chuyện về thiên nhiên. Từ khi hai con còn nhỏ, Neumann đã kể cho chúng nhiều chuyện về môi trường ví như việc bảo vệ gấu bắc cực, bảo vệ các núi băng trôi…
Đến khi hai con trai của Neumann vào học mẫu giáo, hàng tuần chúng đều dành một tiếng để nghe kể các câu chuyện về bảo vệ môi trường. Hiện nay, hàng tuần, cậu con trai lớn đang học lớp 2 của Neumann đều cùng các bạn thảo luận về việc bảo vệ môi trường. Các em nói với nhau về cách bảo vệ cá voi, rồi cách làm sạch nguồn nước.
Và dĩ nhiên, ở đâu cũng có những kẻ thiếu ý thức. Vì vậy, một số thành phố của Đức còn áp dụng một mức tiền phạt (có khi lên đến cả ngàn EUR) nếu như có những món rác không được phân loại đúng cách.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là giáo dục. Mọi thành công đều có xuất phát điểm từ nền tảng giáo dục để hình thành nên ý thức của mỗi cá nhân cho tới cả một quốc gia. Chúng ta không thể ngay lập tức áp dụng cách người Đức phân loại rác, cách người Do Thái đọc sách, cách người Nhật xếp hàng… mà không đi từ giáo dục nhận thức.
Theo THIỆN HỮU / CẢNH SÁT TOÀN CẦU

Friday, February 15, 2019

sức khỏe


Hôm qua, tôi nhận được tin nhắn từ người bạn cùng lớp, báo rằng cậu bạn lớp trưởng lớp cấp ba của tôi ngày trước vừa mới mất. Cậu ấy bị xuất huyết não, đã nhập viện từ hai tháng trước và được đưa vào phòng ICU (Phòng chăm sóc chuyên sâu).
Trong ICU, muốn dùng máy thở, dung dịch dinh dưỡng, nhân viên chăm sóc,... đều phải tốn hàng chục ngàn đô la. Tiền ở đó chỉ tiêu trong chớp mắt. Bác sĩ ở đó thậm chí còn nói rằng, bạn sống được bao lâu tùy thuộc vào số tiền mà bạn chuẩn bị được.
Để chữa trị cho bạn tôi, người nhà cậu ấy đã bán đi hai căn biệt thự mà cậu ấy đã mua, cũng như bán đi nhiều căn nhà ở quê để nộp tiền viện phí.
Nhưng cầm cự được 72 ngày, bán hết 2 căn nhà ở biệt thự, và tiêu hết hơn 2 tỷ đồng tiền mặt, cậu ấy vẫn ra đi, rời khỏi thế giới này.
Bạn tôi nói rằng, cho đến khi phải đối mặt với bệnh tật và cái chết, cậu ấy mới nhận ra sức khỏe của mình có bao nhiêu đắt đỏ: "Nếu ngôi nhà không còn, bạn có thể mua lại, nhưng nếu như sức khỏe bạn không còn, bạn không thể mua lại nó như ngôi nhà."
Đây là sự thực, dù khoa học công nghệ có phát triển đến cỡ nào đi nữa, dù bạn có nhiều tiền, cũng khó để mua lại được sức khỏe.
Ngày nay, có rất nhiều người luôn cho rằng nhà cửa, đất đai là bất động sản lớn nhất trong đời, họ làm việc cực lực chỉ để kiếm tiền mua nhà to.
Tuy nhiên, không ai từng nghĩ rằng thứ đắt giá nhất lại chính là sức khỏe. Đó là bất động sản lớn nhất của mọi người. Nếu bạn không quan tâm, có tiền cũng không dùng được.
Nằm viện 72 ngày, bán cả 2 căn biệt thự ở trung tâm thành phố, tôi mới nhận ra nếu còn khỏe mạnh, dù chỉ với hai bàn tay trắng, tôi đã là tỷ phú triệu đô! - Ảnh 2.
02
"Nằm viện 72 ngày, bán cả 2 căn biệt thự ở trung tâm thành phố. Tôi mới nhận ra nếu tôi còn khỏe mạnh, dù chỉ với hai bàn tay trắng, bản thân tôi đã là triệu phú với số tiền 43 triệu USD."
Thực vậy, đây là lời cuối cùng mà người bạn đó đã tâm sự với tôi. Anh ta vì sự nghiệp đã tiêu hao rất nhiều sức khỏe của mình. Tuy có thể sắm nhà, sắm cửa, thay đổi cuộc sống, nhưng những thứ đó anh ta chưa kịp hưởng đã phải ra đi rồi.
Tôi đã xem một video, theo giá của một chợ đen chuyên buôn bán nội tạng cơ thể người ở Hoa Kỳ cách đây mười năm: Tim người có giá 997.700 đô la Mỹ, gan có giá 557.100 đô la Mỹ, một cặp thận có giá 262.900 đô la Mỹ. Một giác mạc có giá 24.400 đô la Mỹ. Mỗi gram tủy xương có thể bán với giá cao nhất là 23.000 đô la Mỹ. Nếu bạn tính toán ở mức giá cao nhất, tổng số tiền tất cả nội tạng trong cơ thể chúng ta có giá khoảng 43 triệu đô la.
Như vậy, nếu bạn không bị bệnh, không đau không ốm, bản thân bạn đã là một triệu phú rồi!
Nhưng bây giờ những người trẻ lại không hề quan tâm sức khỏe của họ đáng giá bao nhiêu.
Để tiện cho công việc, họ có thể ăn thức ăn nhanh mua ngoài đường, để có thể ngủ thêm một chút, họ có thể nướng trên giường hàng giờ và bỏ buổi tập thể dục...
Cách đây một thời gian, một nhân viên 25 tuổi ở một công ty công nghệ nổi tiếng đã chết, và nguyên nhân cái chết đột ngột của anh ta là do làm việc quá sức.
Người bạn của anh ta nói, chàng trai trẻ tuổi này là người rất xuất sắc, bạn càng tạo áp lực cho anh ta, anh ta lại càng trở nên lợi hại hơn.
Sau khi tốt nghiệp, anh ta xin vào làm ở một công ty nổi tiếng với mức lương trên 50 triệu một tháng. Mỗi ngày, anh ta đều làm việc rất chăm chỉ, tăng ca và có khi làm từ tối đến sáng.
25 tuổi, với mức lương mới ra trường trên 50 triệu và hiện tại đã hơn 100 triệu, thậm chí còn tiến xa hơn nữa, đáng lẽ anh chàng thanh niên trẻ tuổi này phải có tương lai rất tươi sáng, nhưng hoàn toàn ngược lại.
Khi bạn còn trẻ, bạn có thể làm gì cho cả đời?
Đó là phát triển một thói quen tốt, bỏ chế độ ăn kiêng và tập thể dục đều đặn mỗi tuần.
Nó không chỉ cho phép bạn tiếp tục nắm giữ hàng triệu tài sản khác mà còn giúp bạn giảm các chi tiêu không cần thiết.
Khi bạn thoát khỏi ham muốn, bạn có thể nhận ra, để xem điện thoại di động trong một thời gian dài, để tận hưởng niềm vui, ăn thức ăn nhanh đầy dầu mỡ, vì để đổi lấy thú vui nhất thời này mà đổi lấy những mất mát to lớn về sau, quả thật rất không đáng.
Nằm viện 72 ngày, bán cả 2 căn biệt thự ở trung tâm thành phố, tôi mới nhận ra nếu còn khỏe mạnh, dù chỉ với hai bàn tay trắng, tôi đã là tỷ phú triệu đô! - Ảnh 3.
03
Tháng trước, công ty tôi cho toàn thể nhân viên kiểm tra sức khỏe.
Sau đợt đó, mọi người đều bất ngờ vì trong số những người bị bệnh, có một thực tập sinh được phát hiện ra đã mắc bệnh tiểu đường.
Thực tập sinh này còn chưa tới 20 tuổi, cũng chưa tốt nghiệp.
Bất cứ ai cũng hiểu, bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có thuốc trị và phải kiểm soát bệnh bằng thuốc. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, nó rất dễ dẫn đến các biến chứng khác.
Theo Tổ chức y tế Thế giới, lối sống của một người chiếm đến 60% nguyên nhân duy trì sức khỏe. Nếu lối sống của một người không lành mạnh, ngay cả khi cha mẹ anh ta có sức khỏe tốt, anh ta vẫn dễ dàng mắc các bệnh khác nhau.
Thế nên đừng ỷ lại vào tuổi tác, cũng đừng lãng phí sức khỏe tùy tiện, dù là vì ước mơ, cũng nên biết cách sử dụng sức khỏe một cách khoa học.
Các cô gái là những người rất cố gắng, và có thể chịu cực chịu khổ. Bởi vì ngoài việc kiếm tiền lo cho sự nghiệp, gia đình, họ còn có quá nhiều vấn đề cá nhân cần tiêu tiền, như mỹ phẩm, son môi, quần áo, túi xách... Hầu như người phụ nữ nào cũng đều thích mua sắm, và đó đã là thiên tính của những người phụ nữ rồi.
Họ có thể vì thích một chiếc túi hay bộ đồ nào đó mà cố gắng tăng ca kiếm thêm tiền hoa hồng. Nhưng điều đó rất dễ dẫn đến sức khỏe sa sút, tổn thương thắt lưng hay lao lực.
Bạn nên nhớ: "Vào thời điểm quan trọng phải đấu tranh giữa sự sống và cái chết, bạn sẽ thấy bất kỳ thời gian tăng ca nào, bất kỳ áp lực nào, bất kỳ mong muốn nào, cũng không quý trọng bằng sức khỏe của bạn."
Nếu giết người là phạm tội, vậy việc bạn tự hủy hoại bản thân mình mỗi ngày chẳng khác nào đang phạm tội?
Nằm viện 72 ngày, bán cả 2 căn biệt thự ở trung tâm thành phố, tôi mới nhận ra nếu còn khỏe mạnh, dù chỉ với hai bàn tay trắng, tôi đã là tỷ phú triệu đô! - Ảnh 4.
04
Mỗi lần tôi nói về chủ đề sức khỏe, nhiều người sẽ cho rằng điều đó chỉ có người lớn tuổi cần chú ý. Trên thực tế, nỗ lực cũng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe.
Ở câu lạc bộ những người thích đọc sách, tôi đã gặp một người đàn ông, nhìn anh ta còn rất điển trai và lịch lãm, chỉ tầm ngoài 30 tuổi một chút, nhưng tôi thật sự kinh ngạc khi được biết, hóa ra chú ấy đã 52 tuổi rồi.
Vậy tôi hỏi bạn nhé, bạn muốn được như chú ấy, lớn tuổi mà vẫn mạnh khỏe, phong độ. Hay muốn như những người bình thường khác, uống thuốc và sống tuổi già mệt mỏi, bệnh tật?
Cuộc sống của bạn thế nào tùy thuộc vào mức độ hành động của bạn.
Tuy nhiên, ngoài việc ăn uống điều độ, cần tập thể dục có chừng mực, tránh tập quá mức, gây tổn thương cho cơ khớp, cũng tránh lười quá mức, khiến cơ thể thiếu sức sống.
Nhớ nhé, năm 2019 rồi, hãy lấy "sức khỏe" làm mục tiêu cho bản thân và xin chúc các bạn có một cơ thể luôn khỏe mạnh.

Theo Thiên Tuyết
Trí thức trẻ

Sunday, February 10, 2019

Thở bình tĩnh

Phương pháp thở của lính Mỹ giúp bạn vượt qua áp lực

Kỹ thuật thở giúp ổn định nhịp tim, máu cung cấp cho não nhiều hơn được lính Mỹ sử dụng khi gặp tình huống áp lực, căng thẳng.


Phương pháp có tên "thở chiến thuật" được sử dụng từ các nền văn hóa cổ đại, kết hợp dưới nhiều hình thức khác nhau trong võ thuật và thiền định. Quân đội Mỹ cũng đã áp dụng phương pháp này giúp cơ thể bình tĩnh để phản ứng trong những tình huống nguy cấp, theo The Blaze.

Ảnh: Yoga Journal

Kiểm soát hơi thở giúp ổn định nhịp tim, đẩy nhanh quá trình trao đổi khí trong phổi và các cơ quan khác, đồng thời lượng oxy trong máu sẽ cung cấp cho não nhiều hơn. Phương pháp này áp dụng được với mọi trường hợp, bất cứ lúc nào bạn cảm thấy căng thẳng, ví dụ như áp lực, bế tắc trong học hành và công việc... Các bước thở trong phương pháp:

Hít vào sâu và mở rộng bụng trong 4 giây.

Giữ hơi thở trong 4 giây.

Từ từ thở ra thật chậm bằng miệng và co bụng lại trong 6 giây.



Giữ nguyên trạng thái trong 4 giây.

Lưu ý hơi thở phải sâu, thở bằng bụng và mở rộng dạ dày như một quả bóng. Mọi người nên lặp lại các bước trong phương pháp "thở chiến thuật" khoảng 4 lần để có kết quả tốt nhất.