Wednesday, September 21, 2022

Thế giới quả thật rộng lớn và bạn thì quá nhỏ bé

 

Thế giới quả thật rộng lớn và bạn thì quá nhỏ bé: Giải pháp vượt qua những phút giây "lạc trôi" và "vô vọng" mang tên Thường thôi!

Chúng ta bị ám ảnh với từng khoảnh khắc nhỏ bé của đời người đến nỗi cho rằng nó là tất cả...Nhưng nếu bạn nghĩ về sự nhỏ bé của mình trong vũ trụ bao la này, thì những âu lo vụn vặt kia sẽ chỉ là thường thôi.

Nếu Trái Đất cũng là một con người, thì có lẽ nó đã được 40 tuổi. Cuộc đại tuyệt chủng cuối cùng mới xảy ra cách đây 7 tháng. 

Con người mới chỉ biết cách sử dụng công cụ lao động cách đây 1 tuần rưỡi, rời châu Phi đi chinh phục toàn cầu cách đây 8 tiếng. Toàn bộ lịch sử văn minh chỉ diễn ra cách đây 30 phút.

100 năm cuộc đời bạn, khi so sánh, có lẽ chưa bằng một tích tắc trong toàn bộ 30' lịch sử loài người này.

Nếu mỗi ngày bạn tiếp xúc một người mới, thì trong cả cuộc đời mình bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với khoảng 30.000 người. 99,99% trong số 30.000 người này sẽ là người lạ hoàn toàn, chợt đến rồi chợt đi không để lại chút dấu vết.

Trong danh sách 300 người này, bạn cũng khó mà biết khi nào thì khái niệm "người quen" kết thúc và "bạn" bắt đầu bạn xem là "bạn".

Nếu bất chợt tôi yêu cầu bạn hãy cho tôi danh sách những người, tôi dự đoán danh sách này sẽ rơi vào tầm 20 đến 30 người. Và trong số này, chỉ khoảng 3 hay 4 người mà bạn sẽ thực sự muốn gọi vào lúc nửa đêm!

Thế giới quả thật rộng lớn và bạn thì quá nhỏ bé: Giải pháp vượt qua những phút giây lạc trôi và vô vọng mang tên Thường thôi! - Ảnh 1.

Nếu mỗi năm bạn sẽ thăm quan 2 địa điểm du lịch mới, có thể bạn đi du lịch cùng bạn bè, gia đình hay là một mình, thì cứ cho sống khoảng 80 năm, bạn đi được 150 địa điểm.

Hãy thử lấy một quả địa cầu cỡ lớn, và đánh giấu tất cả những địa điểm mà bạn đã đi qua. Chúng ta sẽ có một quả địa cầu bao la cùng 150 địa điểm li ti những hạt cát. Bạn chắc chắc sẽ chết mà chỉ có thể biết được một phần tí xíu của Trái Đất rộng lớn này.

Nếu mỗi năm, bạn đọc trung bình 4 cuốn, và trung bình mỗi năm, thế giới xuất bản ra 2 triệu cuốn sách, thì trong suốt cuộc đời, bạn sẽ đọc khoảng 300 cuốn sách.

Trong hơn một triệu chương trình giải trí truyền hình, bạn sẽ xem khoảng 200 show mỗi năm. Với hơn năm trăm ngàn bộ phim được sản xuất, bạn sẽ xem khoảng 100 bộ mỗi năm. 

Khoảng 100 triệu bài hát đã được sáng tác, bạn có lẽ sẽ nghe ít hơn 1000 bài. 

Trong hàng tỉ năm của vũ trụ, bạn chỉ sống một đời người. Trong hàng trăm tỉ trải nghiệm trên trái đất này, số trải nghiệm mà bạn trải qua chỉ là số ít.

Thế giới quả thật rộng lớn và bạn thì quá nhỏ bé: Giải pháp vượt qua những phút giây lạc trôi và vô vọng mang tên Thường thôi! - Ảnh 2.

Nếu nhìn ở độ zoom 100x này, bạn thấy 100 năm đời mình chỉ là một ngọn cỏ li ti giữa sân vận động Mỹ Đình rồi chứ? 

Thế mà bạn còn đi lo lắng về chuyện bị người yêu đá hay mất vài chục triệu hay ảnh mình hôm nay ít "Like" làm gì? Nó quá "tầm thường" so với cái vũ trụ bao la, khổng lồ, "chẳng thèm quan tâm đến chuyện vụn vặt của bạn này". 

Khi nhìn mọi thứ ở cấp độ vĩ mô này, bạn đột nhiên thấy những vấn đề của mình trở nên quá nhỏ bé, cuộc đời quá ngắn để bận tâm quá về những vấn đề vụn vặt thường ngày. Vậy nên, mỗi khi thấy chán nản đừng quá lo lắng, so với thế giới rộng lớn này, vấn đề của bạn chỉ là thường thôi.

Nhưng đồng thời, bạn cũng nên nhận ra rằng, mình không có quá nhiều thời gian để ghi dấu lại nhiều thứ trên cuộc đời này đâu. Những bạn bè thân thiết, những cuộc du lịch, những cuốn sách đã đọc...bạn sẽ chỉ được trải nghiệm một phần rất rất nhỏ trong số chúng mà thôi. 

Ai cũng có một khoảng thời gian vô cùng ít ỏi trên Trái Đất này, hãy cố sống sao cho đừng nuối tiếc.

 

Tuesday, September 13, 2022

NGƯỢC CHIỀU THÁP MASLOW

 

NGƯỢC CHIỀU THÁP MASLOW: NGUYÊN TẮC TỰ KỶ LUẬT BẢN THÂN CỰC HIỆU QUẢ
(Áp dụng ngay nếu bạn muốn tốt hơn từng giờ)
Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) đã phát triển thang nhu cầu Maslow. Đây là lý thuyết về tâm lý được xem là có giá trị nhất trong hệ thống lý thuyết tâm lý mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đặc biệt trong các lĩnh vực quản trị nhân sự, quản trị Marketing, đào tạo,… Nó được chia làm 5 bậc, từ thấp đến cao, gồm:
- Nhu cầu được Đáp ứng về sinh lý (Phylosiological needs): Muốn được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, tự nhiên như: ăn uống, ngủ nghỉ, thời trang, tình dục,…..
- Nhu cầu được An toàn (Safety needs): Muốn an toàn và ổn định, có sự đảm bảo về nơi ăn, chốn ở, chỗ làm, ngân khoản tiết kiệm…
- Nhu cầu được Yêu thương và công nhận (Love and belonging needs): Muốn được gia đình yêu thương, đồng nghiệp thừa nhận, có mạng lưới bạn bè, thuộc về một nhóm hoặc cộng đồng nào đó,…
- Nhu cầu được Quý trọng (Esteem needs): Muốn được quý mến, nể trọng trong tổ chức xã hội, được người khác tín nhiệm,…
- Nhu cầu được Tự thể hiện mình (Self-actualization needs): Muốn được khẳng định bản thân, thể hiện mình trong cuộc sống, được sống và làm việc theo sở thích, được chọn đam mê để theo đuổi và cống hiến cho tổ chức, cộng đồng hay xã hội.
Thể hiện đòi hỏi của con người
Điều dễ nhận thấy trong Tháp Maslow chính là phản chiếu một cách có thang bậc những cảm tính cố hữu nhất bên trong mỗi con người. Đó là nhu cầu đối với vật chất hoặc tình cảm, với 3 mức độ dễ nhận ra:
• Tôi cần
• Tôi muốn
• Tôi thích
Theo đó, cái "tôi cần" là thứ giúp ta tồn tại và phát triển. Ví dụ như: Tôi cần một bữa sáng cho ngày dài lao động. Và "tôi cần" có thể là thứ mà tôi không "thích", đồng thời cũng chẳng phải là thứ tôi đủ chú tâm để "muốn" .
"Tôi muốn" lại là thứ mà chúng ta chú tâm đến, quyết theo đuổi, tự đặt ra mục tiêu. Và thúc ép thành một cái "cần" ngắn hạn phải đạt được. Tuy nhiên, "muốn" có thể cao hơn mức "cần" nhưng lại nằm ngoài cái được "thích". Tôi "thích" dành thời gian đi đá bóng, nhưng tôi muốn dành 1 giờ tại phòng tập Gym mỗi ngày để phong cách hơn, dù thực sự thì để không tăng cân tôi chỉ "cần" sinh hoạt điều độ và luyện tập 30 phút với dụng cụ cá nhân tại nhà mỗi ngày.
Tuy nhiên, cái "Tôi thích" chắc chắn là một thứ "tôi cần", và "tôi muốn" đạt đến. Khi đạt được cái "tôi thích" con người ở trạng thái cảm xúc thoải mái, thúc đẩy sự sáng tạo. Đặc biệt trong quá trình làm cái "tôi thích", con người có được hiệu suất cao nhất, và nhiều cống hiến.
TIẾP CẬN NGƯỢC THÁP MASLOW – THỂ HIỆN ĐÒI HỎI CỦA THỊ TRƯỜNG
Theo các phân tích ở trên, rõ ràng Tháp Maslow phản ánh ý chí của con người theo các cung bậc nhằm mưu cầu sự thỏa mãn bản thân.
Tuy nhiên, câu chuyện làm thế nào để đạt được các nấc thỏa mãn đó ngay chính trong công việc lại là một câu hỏi. Trọng tâm của bài viết này là trình bày một mô hình tiếp cận, dành cho các nhà quản trị cũng như những nhân viên bình thường tham khảo.
Đối với nhà quản trị, có thể có thêm một góc nhìn để đánh giá, phân loại, đào tạo và hoạch định về đội ngũ. Kết nối một góc nhìn giữa tâm lý người lao động với cách thức phân bổ lao động nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức.
Đối với một người đang làm công việc chuyên môn trong tổ chức, sẽ có được một góc nhìn thực tế rộng mở hơn, và công bằng hơn với chính môi trường làm việc của mình. Đồng thời, tạo ra một bộ cột mốc giúp định hướng cho sự phát triển bản thân trong công việc, để đạt được những thỏa mãn tâm lý cá nhân.
Câu hỏi chủ đạo sẽ là: Để bản thân đạt được mỗi thang bậc trong Tháp Maslow, thì mình phải thỏa mãn điều gì cho thị trường?, với các ánh xạ tương ứng, "Tháp chuyên nghiệp" được dựng lên, gồm các nấc thang:
• Để được thỏa mãn Sinh lý cơ bản, thì phải Biết làm
• Để được thỏa mãn An toàn, thì phải Biết để ý
• Để được thỏa mãn Yêu thương và công nhận, thì phải Biết việc
• Để được thỏa mãn Quý trọng, thì phải Biết tổ chức
• Để được thỏa mãn Tự thể hiện mình, thì phải Biết tự chủ
BIẾT LÀM
Tại nấc thang này, một nhân sự trong tổ chức phải đáp ứng được đòi hỏi về mặt chuyên môn và nghiệp vụ cụ thể. Đó có thể là biết trình bày văn bản với cô thư ký, biết sử dụng công cụ chuyên dụng với một chàng thiết kế, biết viết nội dung quảng cáo với một nhân viên Marketing.
Đối với thị trường lao động, đây là nhu cầu tối thiểu mà nhân sự cần phải đáp ứng để gia nhập một tổ chức. Và tại thứ bậc này, người lao động sẽ nhận được mức lương cơ bản của nghề nghiệp mình đang theo đuổi. Từ đó, có thể bảo đảm được nguồn chi trả cho lương thực, nhà ở…
BIẾT ĐỂ Ý
Tuy nhiên, "Biết làm" mới chỉ bảo đảm phần cứng và tiêu chí đầu vào của tuyển dụng cũng như là điểm khởi đầu cho nấc thang sự nghiệp. Để kết quả làm việc có chất lượng thì cần thêm thái độ tích cực, sự nhạy bén trong nắm bắt vấn đề và cái nhìn rộng hơn đối với nhiệm vụ của mình.
Đối với cô thư ký, đó là việc biết dùng từ ngữ phù hợp, biết điều gì là nhất định phải ghi vào giấy nhớ. Đối với chàng thiết kế, đó là qui chuẩn thiết kế nội bộ, những kiểu cách thường được tán thành, sự đúng sai của bản Text mình nhận được. Đối với một nhân viên Marketing đó là sự quan trọng của nhiệm vụ với chiến dịch, mức gấp gáp của tiến độ, kiểu cách của thông điệp phù hợp với thương hiệu và lường trước phản ứng của khách hàng.
Bất cứ một tổ chức nào cũng đều mong muốn giữ chân và bồi dưỡng những nhân sự thuộc nấc thang này. Đó là những người có ý thức và trách nhiệm. Một công việc ổn định, một tương lai thăng tiến có lộ trình là điều có thể hy vọng.
Người "biết ý" có thể còn thiếu sót về "biết làm" nhưng thường được châm trước nhờ thái độ, như câu châm ngôn "thái độ hơn trình độ" phổ biến hiện nay.
BIẾT VIỆC
Cao hơn "biết ý", nhân sự "biết việc" phải tự học hỏi để giảm sự hỗ trợ của cấp trên hay đồng nghiệp trong giải quyết vấn đề. Người biết việc, biết học hỏi và đưa giá trị của kinh nghiệm vào kết quả. Đặc biệt là luôn nắm rõ quy trình, tạo được thặng dư về hiệu suất, phối hợp được với nhân sự, phòng ban khác.
Một loạt ví dụ cho việc này là người thư ký biết được các tiêu chuẩn của lãnh đạo để truyền đạt và phối hợp với những nhân sự khác tạo ra kết quả không phải chỉnh sửa nhiều lần. Đối với anh thiết kế, đó là biết tự lưu trữ các ấn bản để tái sử dụng tài nguyên khi cần, biết phải nhập Text ở đâu, gửi Maquette cho ai, giục người nào, trước bao lâu và cần bố trí thời gian như thế nào để việc bản thân giúp hạn in được đảm bảo. Một anh Marketing nhận đề bài là mục tiêu cần đạt, đối tượng mục tiêu, nội dung truyền thông, cách thiết lập nội dung, những bước phải làm tiếp theo.
Các nhân sự ở mốc này sẽ nhận được sự tin tưởng từ cấp trên, yêu quý từ đồng nghiệp. Họ tự khẳng định được giá trị và thể hiện chuyên môn. Có thể di chuyển từ môi trường làm việc này sang môi trường làm việc khác, mà luôn giữ được tính kế thừa tự thân. Từ đó, tạo nên bề dày năng lực riêng. Họ cũng bắt đầu tự tin gia nhập và được cộng đồng nghề nghiệp thừa nhận.
"Biết việc" thì chắc chắn phải "biết làm" và cần sự "biết ý". Tuy nhiên, có thể lại yếu trong biết "Biết tổ chức" và không đảm bảo rằng là "Biết tự chủ".
BIẾT TỔ CHỨC
Những nhân sự thuộc nhóm này bị đòi hỏi về trình độ tổ chức và quản lý, trước tiên là quản lý bản thân. Được yêu cầu thể hiện được nhiều năng lực về quản trị và sự linh hoạt. Đó là, lập kế hoạch, xác định tiến độ, phân bổ các bước, tạo lập qui trình phối hợp, xây dựng những chiến dịch phức tạp và hiểu về mục tiêu cần đạt thông qua việc biết tạo lập biểu mẫu báo cáo,... Đặc biệt là những hiểu biết nhất định nhằm lường trước về rủi ro và có khả năng ứng biến khi phát sinh ngoài kế hoạch.
Điều khiến "biết tự quản" trở thành một nấc thang đáng giá là yêu cầu bắt buộc phải có năng lực giải quyết vấn đề, dễ hòa nhập với môi trường mới. Đặc biệt, "biết làm" tất cả các khâu trong kế hoạch, dù trực tiếp hay gián tiếp (bằng cách tìm được người thực hiện phù hợp).
Qua sự "biết tổ chức" của những người này, họ có thể tìm thấy sự quý trọng từ những người trong nghề và tổ chức, bởi là người chủ động làm được việc, lại có thể kết nối một cách có hiệu quả với những người khác trong chính nội bộ của mình, cũng như có được mạng lưới kết nối hỗ trợ bên ngoài. Nhiều kỹ năng mềm đã được rèn luyện từ trước và cần được vận dụng cho mốc này.
Để "biết tổ chức" chắc chắn cần được mức "Biết việc" và "Biết ý".
BIẾT TỰ CHỦ
Đây là mức cao nhất trong Thang chuyên nghiệp của một nhân sự trong tổ chức nhưng có hai thái cực, đó là nói về những người chuyên nghiệp và những kẻ không chuyên.
Bởi những người thuộc nhóm này không hẳn là những người có chức vụ cao, phải "Biết tổ chức" hay "biết tất". Mà đôi khi họ chỉ đơn giản là người "Biết làm". Bởi, tự chủ đối với họ là sự dễ dàng di chuyển trên thị trường.
Đó có thể là một cán bộ có chuyên môn cao trong một ngành hẹp đang khát nhân lực hoặc một nhân viên bình thường chấp nhận "giữ mình" luôn ở mức "lương phù hợp". Cả hai thái cực này đều có được nhiều cơ hội di chuyển.
Để đạt được tự chủ, là điều tương đối đơn giản bởi đó là cái một người có thể "chọn". Giống như bạn có thể cố gắng để lấy một nàng công chúa hay nhàn nhã để kết đôi với một thường dân. Đơn giản, đó là điều bạn thích. Nói theo một cách khác, trong mọi tổ chức luôn tồn tại những cá nhân muốn làm vừa đủ, nhận lương vừa đủ để giữ một chỗ làm và dành thời gian còn lại cho các sở thích riêng, với nguồn thu nhập từ công việc khác hỗ trợ. Đó là thái cự không chuyên.
Theo mức độ ngược lại, nấc thang "biết tự chủ" là những cá nhân lấy thị trường tự do làm tham chiếu. Đồng thời, nghiêm túc theo đuổi mục tiêu của tổ chức mà mình đang gắn bó. Như mỗi cầu thủ bóng đá có thể đi qua nhiều câu lạc bộ khác nhau trong sự nghiệp, với mức giá niêm yết trên thị trường thay đổi theo từng mùa nhưng ở câu lạc bộ nào cũng thể hiện hết mình. Để nâng giá trị của bản thân thông qua đóng góp cho tổ chức.
Những người thuộc nấc này, tại thái cực chuyên nghiệp nhất, chắc chắn "biết tổ chức", biết chọn lựa giữa làm và không làm, có ý tưởng và muốn thử, chịu được trách nhiệm, ưa thử thách và chấp nhận rủi ro của thất bại. Tuy nhiên, họ cũng chỉ thể hiện được khi tổ chức có sự phân cấp và những mục tiêu lớn cần đạt. Ở mức cao nhất của nhóm này chính là những người có năng lực tự doanh.
Biên soạn theo Trí thức trẻ

Tuesday, September 6, 2022

7 NGUỒN ĐỘNG LỰC GIÚP BẠN VƯỢT QUA MỌI KHÓ KHĂN

 

7 NGUỒN ĐỘNG LỰC GIÚP BẠN VƯỢT QUA MỌI KHÓ KHĂN
1. Có thể chưa thấy kết quả, nhưng bạn đang tiến bộ từng ngày
Con đường đi đến thành công là một hành trình dài và đầy thách thức. Có thể bây giờ bạn vẫn chưa đến được nơi mình muốn đến, nhưng nếu suy nghĩ lại, mỗi việc nhỏ nhặt bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày đều đem đến những giá trị nhất định. Từ những kinh nghiệm và trải nghiệm đó bạn nên biết mình đã không còn dậm c.h.â.n tại vạch xuất phát nữa rồi.
2. Những gì bạn lo lắng không phải là thước đo chính xác
Bạn lo lắng không có nghĩa là bạn đang thực sự gặp ng.uy hi.ểm. Phần lớn lo lắng, s.ợ h.ãi đều do chính bản thân bạn tạo ra. Chỉ vì bạn nghĩ đến thất bại, không có nghĩa là điều đó sẽ xảy ra. Tất cả đều chỉ là những giả định cho đến khi nó thành hiện thực. Hãy tập cho mình thói quen suy nghĩ và nói những điều tích cực với chính bản thân mình.
3. Luôn hướng về tương tai
Bạn là một kẻ thất bại trong quá khứ, điều đó không có nghĩa việc này sẽ tiếp diễn trong tương lai. Tương lai sẽ phụ thuộc vào chính những gì bạn đang thể hiện ngay tại thời điểm này. Bạn không thể thay đổi được quá khứ, nhưng bạn luôn có thể làm tốt ở hiện tại của mình để tiến tới tương lai tốt đẹp hơn.
4. Đôi khi không đạt được điều gì đó lại là một điều may mắn
Trong cuộc sống, m.ấ.t đi một số thứ chưa chắc đã là một điều gì đó quá t.ồi t.ệ. Khi một cánh cửa đóng lại, sẽ có một cánh cửa khác được mở ra. Như câu chuyện “Tái ông thất mã”, điều không tốt cũng có thể đem lại cho ta cơ hội mới. Điều bạn cần làm là tỉnh táo để nắm lấy cơ hội được tạo ra.
5. Bạn là sản phẩm đang trong “quá trình hoàn thiện”
Đừng tự trách móc bản thân mình khi chưa làm được điều gì đó, vì bạn vẫn trong “quá trình hoàn thiện”. Hãy tự hào vì điều này. Có như vậy bạn mới thật sự khao khát được sống, được học hỏi để bản thân tốt hơn mỗi ngày. Như Steve Jobs đã nói: “Hãy cứ khát khao. Hãy cứ d.ại kh.ờ.”
6. Không ai có thể sống thay cho bạn
Trong cuộc đời, một số người có thể cùng đi với bạn, nhưng không ai có thể đi thay nó cho bạn được. Bạn là bạn, đừng sống hay cố gắng thay đổi bản thân để trở thành một ai đó. Cũng đừng cố gắng sống cho vừa l.ò.n.g tất cả mọi người. Chỉ khi đó bạn mới có được hạnh phúc đang có mà thôi.
7. Đừng dừng lại
Để đạt được một thứ gì đó lớn lao và xứng đáng đòi hỏi nỗ lực, thời gian, kiên trì và cả những thất bại. Và mỗi ngày hãy bắt đầu bằng cách phấn đấu để đạt được mục tiêu trên con đường đi tới thành công. Chúc bạn luôn nỗ lực mạnh mẽ hơn chính mình của ngày hôm qua.
Sưu tầm