Monday, March 27, 2017

ớt cay

 người lắc đầu đi. Tôi đã thực sự hoảng loạn cho đến khi tôi biết rằng mấu chốt không phải ở chỗ ớt của tôi ngon hay không mà ở chỗ khác....Câu chuyện của tôi, nếu bạn không đọc, bạn có thể cũng phải trả giá như tôi.

Nhà tôi có vườn ớt đang mùa thu hoạch quả. Tôi tự hào lắm, ớt nhà tôi ăn rất ngon.
Năm ngoái, nhiều nhà hàng trong vùng đặt mua ớt nhà tôi, họ cũng khen thế. Nhờ sự động viên của họ, tôi đã nhân 5 diện tích trồng ớt nhà mình, tính chuyện đem ớt ra chợ bán kiếm đồng ra đồng vào.
Nhưng, người tính không bằng trời tính.
Vụ ớt này, cái tôi đạt được nhiều nhất là những bài học đắt giá trong quãng thời gian tôi tìm đầu ra cho vườn ớt nhà mình.

Mùa ớt chín, tôi bắt đầu thu hoạch với niềm tin lớn lắm. Dù gì, năm ngoái cũng đã nhiều nhà hàng chọn mua ớt của tôi. Họ đã tin tưởng thế thì việc bán hàng có gì là khó.
Ngày đầu, tôi thu hoạch 1 rổ đầy ớt, đâu đó tầm 15kg. Tôi đem ớt ra chợ bán.
Thấy ớt tôi vừa thu hoạch, tươi roi rói, lá còn xanh nguyên, nhiều người ưng mắt lắm. Có ba bà nội trợ tiến lại rổ ớt đầy ắp của tôi, hỏi: Ớt cay không em?
-Ôi, cay ngon lắm chị ạ.
-Cay à...Chị lại thích ớt vừa vừa thôi, anh nhà chị đau dạ dày.
Cả 3 bà nội trợ lắc đầu đi.
Vài phút sau, lại có người tới hỏi, lại điệp khúc ra đi.
Cả ngày hôm đấy của tôi thất bại. Tôi thậm chí KHÔNG BÁN ĐƯỢC QUẢ ỚT NÀO.
Ngày thứ 2 tôi lại đi bán ớt. Tôi đổi chiến thuật. Cũng như ngày đầu, nhiều bà nội trợ hỏi ớt của tôi lắm. Tôi nói ớt cay vừa. Họ lắc đầu không tin. Nhìn ớt này ngòn ngọt, chắc gì đã cay, nay tôi cần ớt thật cay để làm nước chấm ốc, phải thật cay đậm vị mới ngon. Thôi để ra kia mua hàng quen vậy...
Người khác đến, tôi "rút kinh nghiệm", phải hỏi họ trước rồi tùy cơ ứng biến.
Tôi hỏi chị đứng gần nhất: Chị, chị mua ớt cay đậm hay ngọt?. Chị ta chưa kịp trả lời thì chị bên cạnh đã hỏi mua ít ớt cay đậm. Tôi bán cho chị ta. Bán xong, quay ra hỏi các vị khác là cần ớt cay đậm hay ngọt, nhiều người bỗng nhiên quay đi, có người bĩu môi, mặt lạnh nhạt...Có người thẳng mặt: Mỗi rổ ớt giống nhau choằn choặn, lại còn cay hay ngọt, tính lừa chúng tôi à?
Tôi lại mang gần nguyên rổ ớt về nhà, mệt mỏi.

Ngẫm đi, nghĩ lại, tôi vẫn tin là ớt của mình ngon. Tôi quyết định đi chợ khác xem người ta bán ớt như thế nào. Nghĩ là làm, từ sớm tinh mơ, tôi đến một khu chợ cách khá xa khu chợ gần nhà. Tôi đứng im quan sát một lúc thì vừa hay có chị bán ớt chuẩn bị bày ớt ra bán.
Khác với tôi, chị không bày một rổ ớt đầy mà bày hơn nửa rổ thôi, chị bắt đầu phân loại rất đại khái mỗi góc một loại. Tôi nhìn sơ sơ thì có đến 5, 6 "nhúm" khác nhau trên mẹt bày hàng của chị. Còn một túi to nữa thì chị để gần mình.
Người mua hàng đầu tiên đến: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay lắm”.
Người mua ngỡ là thật, chọn một mớ trái màu nhạt, trả tiền, vui lòng mà đi. Trên sạp hàng, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay lắm”.
Tôi tròn mắt ngạc nhiên, nhìn người mua hàng. Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Một lúc sau, trên sạp hàng, những quả ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, tôi thầm nghĩ “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”
Tuy thế, không lâu sau, một khách hàng khác lại đến và cũng hỏi: “Ớt có cay không bà chủ?”
Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.
Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi mấy tiếng đồng hồ, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm hơn. Chị bán ớt bán gần hết số ớt trên rổ của mình.
Chị tiếp tục đổ ớt trong túi ra. Cũng phân loại sơ bộ như thế. Lần này, chị mang ra thêm một túi ớt đã khô bày quá nửa rổ.
Khách đến, nhìn ớt tươi rồi lại nhìn đến ớt khô, chê: Sao ớt héo khô thế còn đem bán hở em?
-À, chị lấy ớt tươi thì bên cạnh đấy chị, em mới hái sáng sớm nay. Chỗ ớt khô này em rửa sạch, phơi khô để ai làm ớt bột thì mua về xay, giờ nhiều người thích tự xay lắm, mua ớt bột chẳng có vị thơm ngon gì. Ở thành phố, nhiều người không có chỗ phơi.
-Ra thế. Đúng rồi, đang mùa ớt, cho chị nửa chỗ ớt khô kia, chị về xay ăn dần. Lấy thêm cho chị ít ớt tươi nữa.
-Chà, chị lấy hết đi cho đỡ mất công xay. Nhìn nhiều thế này thôi chứ xay lên chỉ được hơn một lọ thôi, ăn chẳng hết mùa đông (cười).
-Đang mùa ớt, bán rẻ chút nhé, chị lấy hết chỗ ớt khô cho.
-Vâng, lấy cả thì e bán rẻ cho chị. Nắng lên cao rồi, em về tranh thủ phơi nốt ít ớt.
Thế là túi ớt khô của chị bán ớt hết sạch trong nháy mắt. Những ngày đi bán ớt, tôi biết rằng nếu ớt đã héo thì ngày mai sẽ rất khó bán. Không bỏ đi thì chỉ còn cách đi làm tương ớt hoặc ớt bột.
Khách khác đến.
-Ớt bán sao đấy em?
-À, giá thì như nhau chị ạ. Chị dùng loại ớt nào?
-Xanh ngon hay đỏ ngon? Chị dùng làm nước chấm.
-Xanh thì thơm, giòn, đỏ cay hơn chút nhưng làm nước chấm các món luộc thì rất tuyệt chị ạ. Chị bán ớt nhìn nhanh vào túi đi chợ của khách. Chắc chị làm món nước chấm ốc và nước chấm thịt luộc đúng không? Chị lấy ít ớt xanh này, chấm thịt luộc ngon. Ớt đỏ làm nước chấm ốc.
Những khách khác đến, chuyện bán ớt vẫn đều đều như từ sáng. Túi ớt của chị bán ớt vơi dần. Chỉ còn tầm 1/4 túi. Tôi tin chắc chị sẽ bán hết trước khi tàn chợ.
Quả đúng như dự đoán của tôi. Một vị khách đang đứng mua hàng ở sạp kế bên nhìn sang. Chị đon đả hỏi han, có vẻ như, đây là khách quen của chị.
-Hôm nay bác nấu món gì thế? Chị bán ớt nhìn nhanh vào túi đi chợ của khách với vẻ mặt đầy quan tâm.
-À đấy, may gặp cháu mới nhớ ra. Cho bác 5.000 đồng ớt. Nấu canh chua cá mà thiếu chút ớt thì mất ngon.
-Canh chua thì chắc bác lấy ớt cay nhỉ?
-Ừ, lấy cho bác ít ớt loại cay.
-Thế tuần này Hải đi học trên tỉnh có về không bác? Lần trước thấy bác làm tương ớt cho Hải, thấy nó sướng quá cơ, được mẹ cưng chiều.
-Ôi đúng rồi, tuần này nó về, phải làm cho nó lọ tương ngon lên tỉnh ăn dần. Chúng nó thích ăn cay mà bận rộn, có mấy khi mua được ớt tươi ăn đâu, mấy lần gọi điện cho tôi kêu nhạt miệng...Nay còn ớt ngon không cháu?
-Còn đây bác, vừa khéo cháu còn rổ ớt cuối cùng, vừa lấy trong túi ra còn tươi mới. Bác lấy tất giúp cháu nhé. Ớt mùa này rẻ như cho, không làm tương ớt thì phí lắm.
-Ừ. Chừng này chỉ đủ mẻ tương ớt cho con gái rượu, sang tuần để cho bác khoảng 3kg nhé.

Bài học rút ra là:
-Phải hiểu khách hàng tiềm năng của mình. Người tìm mua ớt thực tế họ chỉ nghĩ nó là mua ớt thôi còn thực tế, ớt cay đậm, cay nhạt, ngọt...chẳng qua chỉ là những thứ họ đặt ra vì đủ thứ lý do, đôi khi chỉ là để chứng minh mình có kinh nghiệm trong việc lựa chọn sản phẩm. Cái họ thực sự cần sau những "cay đậm, cay nhạy, ngọt..." kia là sự thấu hiểu của người bán.
-Luôn cho khách hàng có cơ hội lựa chọn. Chị em sinh đôi cũng có điểm khác. Vườn ớt triệu quả thì chắc hẳn không thể giống nhau. Hãy phân loại đơn giản nhất để cho khách hàng có cơ hội lựa chọn vì họ thích thế. Không ai muốn mình bị áp đặt phải mua đúng một loại ớt cay, ai cũng muốn mình được chọn là cay thật là cay hay cay vừa vừa...
-Đôi khi, khách hàng đến với bạn chỉ bởi vì bạn là người bán hàng dễ mến mà thôi. Nếu đủ thân thiện để nở nụ cười chào hỏi, hãy cứ chào hỏi người ta không vì mục đích bán hàng. "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", đã vừa lòng nhau rồi, việc phát sinh nhu cầu mua, bán hộ nhau món đồ nho nhỏ là điều rất dễ.
-Khi khách đã "kết" bạn, hãy nhắc nhở họ có thể họ có nhu cầu nọ, nhu cầu kia, chỉ nhất thời không nhớ đến. Nếu giả sử, người bán ớt không nhắc bà bạn rằng tương ớt làm cho cô con gái cưng lần trước rất ngon thì có thể chính bà bạn đó đã không nhớ rằng ít lâu trước, con gái đã nhờ bà làm tương ớt còn bà thì mải mê chọn những món ăn ngon lành khác cho con mà quên đi món giản đơn con gái đã từng nhờ.
-Phải hiểu sản phẩm mình bán. Là người bán hàng, bạn phải hiểu sản phẩm của mình nhất. Vị khách nọ có thể là nhà soạn nhạc nổi tiếng nhưng không phải là người nội trợ hay lam hay làm. Nhớ kỹ, người bán ớt kia đã bán thành công cả túi ớt héo khô của mình khi biết rằng ớt héo khô cũng có thể xay làm ớt bột rất dễ dàng và nhiều người đang thích tự làm thay vì mua sẵn trong siêu thị.
-Đừng vội bán hay quảng cáo sản phẩm của bạn, hãy để khách hàng tự thể hiện ý muốn hoặc tìm cách hiểu được họ muốn gì. Nhìn vào giỏ hàng đi chợ của khách, chị bán ớt đã thấy ngay nhu cầu và tất nhiên, ghi điểm trong mắt khách hàng.

Steve Jobs, “người khổng lồ” của Apple, là người được xem là có năng khiếu đặc biệt về tiếp thị. Bí quyết của ông là luôn phải kiểm soát được chất lượng sản phẩm lẫn tiếp thị, chứ không chỉ là tiếp thị một cách mù quáng.
Còn theo Jeffrey J.Fox, tác giả cuốn sách “Để trở thành người bán hàng xuất sắc” thì cho rằng, người bán hàng giỏi phải là người “lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chỉ ra những đặc tính của sản phẩm theo ý muốn của khách hàng”. Bên cạnh đó, họ cũng phải biết cách “nêu bật sự khác biệt, ưu điểm của sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh”.
Cuộc chiến giữa taxi truyền thống, uber và grab đang làm tốn bao giấy mực. Việc Uber hay Grab được khách hàng ưa dùng hơn taxi truyền thống một phần nhỏ do giá rẻ hơn, nhưng phần lớn hơn nữa là phương châm phục vụ khách hàng.
Với Uber, ngoài việc bạn luôn được ngồi trên những chiếc xe "không mào", mới và sạch, thì bạn có thể lựa chọn dòng xe sang và bạn trả thêm tiền, còn taxi truyền thống thì không.…Đối với nhiều người, có những lúc gặp đối tác quan trọng và việc mình bước xuống từ một xe sang sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc. Uber đưa đến cho bạn sự chọn lựa.
Một chàng thanh niên trẻ vào một cửa hàng quần áo cao cấp, cô bán hàng hỏi “anh muốn mua gì ạ?” Anh thanh niên trả lời “tôi muốn mua một chiếc áo màu đen, đắt tiền cũng được” cô bán hàng lắc đầu “tiếc quá, ở đây không có chiếc áo màu đen nào hết anh ơi”. Vị khách đi ra, dù chưa kịp ngắm hết các bộ đồ trong shop.
Cũng câu chuyện với vị khách đó, cô bán hàng cũng câu hỏi đó “anh cần mua gì ạ?”
“Tôi muốn mua một chiếc áo màu đen, đắt tiền cũng được” – vị khách trả lời. Cô bán hàng: “Màu đen, thật độc đáo! Mà sao anh lại thích màu đen vậy?”
Vị khách đáp: “Vì bạn gái tôi nói tôi hợp màu sẫm, và hiện tôi mua đồ để đi dự tiệc với cô ấy!”
Cô bán hàng: “Dạ, cửa hàng em cũng có mấy màu sẫm, và hợp với màu da anh lắm, như xanh đen, nâu đen... Anh mặc vào nhìn rất sang, chắc bạn gái anh sẽ thích lắm. Lại là hàng cao cấp. Anh có thử xem tí không ạ?”
Vị khách gật gù, thử và lấy vài cái…
Qua câu chuyện của vị khách mua áo, có thể rút ra rằng nếu biết tập trung tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng thì việc bán hàng sẽ dễ hơn rất nhiều. Khi hiểu rõ nhu cầu, sở thích của người mua, người bán có thể đưa ra nhiều giải pháp, nhiều đáp số cho “bài toán” của khách hàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu thật sự của họ. Một “bí kíp” bán hàng thành công chính là bán “giải pháp” thông qua bán lợi ích của sản phẩm.

đường tăng 2

Một lãnh đạo phải có "Niềm tin" và cả "Vô dụng" như Đường Tăng. Còn Ngộ Không thành công bởi có "Năng lực", "mối quan hệ" và đặc biệt là biết "mượn sức người".

Nhiều người đã xem bộ phim Tôn Ngộ Không và quen thuộc với cảnh 4 thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh. Nhưng, ít người biết rằng sau bộ phim là nhiều bài học sâu sắc về thuật dùng người để có thể đạt được thành công.

Chuyện kể rằng, 4 thầy trò Đường Tăng sau hành trình gian nan đến Tây Trúc, khi trải qua đủ các kiếp nạn, tu thành chính quả, thỉnh được chân kinh trở về. Trong đại tiệc tiếp đón 4 thầy trò, Vua Đường đã hỏi Đường Tăng:
“Thầy nhờ cái gì mà dẫn đến sự thành công hôm nay”
Đường Tăng trả lời: “Bần tăng nhờ NIỀM TIN”.
Nhà Vua gật gù suy ngẫm. Chợt nhớ ra, lại quay sang hỏi Ngộ Không: "Còn ngươi nhờ cái gì?"
- Ngộ Không trả lời: Ta nhờ NĂNG LỰC và MỐI QUAN HỆ! Khi ta hết cách ứng phó, ta biết MƯỢN SỨC.
Nhà vua thấy ngày càng thú vị, liền quay sang hỏi Bát Giới: "Ngươi đụng một cái thì quăng cào sắt của ngươi, thì làm sao mà ngươi có được thành công?"
- Bát Giới trả lời: Ta chọn cách làm việc cùng ĐỘI NHÓM, trên con đường thành công có người giúp đỡ có người chỉ dạy, có người hướng dẫn, không muốn thành công cũng không được.
Cuối cùng vua hỏi tới Sa Tăng: "Nhà ngươi thành thật ngay thẳng như vậy làm sao mà thành công được?"
- Sa Tăng trả lời: Ta chỉ đơn giản là VÂNG LỜI & LÀM THEO.

Đường Tăng luôn tiến về phía trước nhờ niềm tin cao nhất của mình. Ngộ Không và các đệ tử khác thì không thế, dù năng lực các đệ tử này cao hơn Đường Tăng rất nhiều.
-Trong kinh doanh, người lãnh đạo cũng phải luôn giữ vững niềm tin, không chỉ trông chờ vào lợi ích trước mắt. Người không có niềm tin, sẽ khiến người khác không tin theo và mất đi động lực, khi gặp phải khó khăn thì dễ dàng chùn bước, người lãnh đạo một khi khiếp đảm, lùi bước rồi, thì đoàn đội anh ta cũng tan vỡ theo.
Ali Rowghani, người đã từng dành nhiều năm làm việc và quan sát vị trí những CEO vĩ đại của Apple, Pixal và Disney, cho rằng “Nếu nhân viên cảm thấy bối rối về nhiệm vụ và chiến lược của bạn (lãnh đạo), hoặc không thể tìm ra động cơ hay lòng tin, họ sẽ không đi theo bạn với sự tập trung và kiên định cần thiết để thành công”.
Cái mà Đường Tăng có không chỉ là NIỀM TIN mà còn cả sự VÔ DỤNG. Vì Đường Tăng vô dụng, nên ông thích những người có bản lĩnh, tìm các đệ tử tài ba để cùng trợ giúp mình đi thỉnh chân kinh.
-Một ông chủ giỏi là ông chủ biết dùng người, phải biết tạo cơ hội cho nhân viên của mình phát huy năng lực, chứ không phải là ông chủ chỉ biết khư khư ôm hết việc vào mình bởi lo nhân viên không đủ năng lực hoàn thành.
Khi lãnh đạo lựa chọn được nhân viên có NĂNG LỰC thì đã có thể yên tâm. Bởi một nhà lãnh đạo quan tâm là người dạy dỗ những người khác từng bước phù hợp với khả năng của họ. Đủ nhạy cảm đề biết khi nào cần kiên nhẫn hoặc cần củng cố, tăng cường một bài học, hoặc biết khi nào có thể bước tiếp bước tiếp theo là rất quan trọng.
Ngộ Không đủ năng lực đánh tan yêu quái, dẹp “chướng ngại vật” trên đường đi, cũng như nhân viên có năng lực sẽ vạch ra phương án giải quyết vấn đề một cách thuận lợi nhất.
-Tuy nhiên, ngoài NĂNG LỰC, Ngộ Không còn có MỐI QUAN HỆ. Cũng như vậy, trong kinh doanh, khi bạn tạo dựng được những mối quan hệ tốt, cả với đối tác, bạn hàng và thậm chí cả đối thủ, thì tự bạn đã “quẳng” đi được bao nhiêu là gánh nặng.
MỐI QUAN HỆ cũng thể hiện luôn khả năng giao tiếp của bạn. Đây không đơn thuần chỉ "mối quan hệ" với lãnh đạo, với cấp trên và với "thế lực lớn" như Ngộ Không có "mối dây" liên kết với các vị tiên, vị thần linh đầy quyền năng... Mà mối quan hệ trong kinh doanh bao gồm cả cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng, với đối tác.
Rất nhiều doanh nghiệp, khi có một đơn hàng lớn, bản thân mình không đủ hàng để xuất ngay theo yêu cầu của khách, thì ngoài phương án "gom" thêm hàng từ đối tác cùng ngành với giá cao hơn thì, nếu có "mối quan hệ" tốt, bạn có thể "tạm mượn" hàng những doanh nghiệp cùng ngành để dùng, và sẽ trả khi mình có hàng mới về. Xem các đối thủ cùng ngành là những bạn hàng cùng kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh thì bao giờ cũng có lợi hơn.
-Một điều quan trọng dẫn tới thành công nữa là bạn phải biết MƯỢN SỨC. Tỷ phú Jack Ma, người sáng lập và là CEO của Alibaba – một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất thế giới cho rằng chìa khóa thành công của ông là luôn khơi nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người, từ tỷ phú đến những ông chủ nhỏ của những doanh nghiệp nhỏ.
Khi được hỏi rằng điều gì làm nên sự khác biệt giữa người lãnh đạo và nhân viên, Jack Ma từng nói rằng: "Nhân viên nên là người có kĩ năng chuyên môn giỏi hơn bạn. Nếu không, điều đó có nghĩa là bạn đã thuê nhầm người". Tập trung vào kĩ năng của nhân viên và thuê người biết cách làm việc tốt để thực hiện tầm nhìn của bạn là điều rất quan trọng với bất kì công ty nào.
-Một yếu tố khác dẫn đến thành công nữa là biết làm việc ĐỘI NHÓM. Một tập thể đồng lòng thì kết quả sẽ thành công ngoài mong đợi. Tất nhiên, cũng không thể thiếu những nhân viên biết VÂNG LỜI và LÀM THEO.
Có một triết lý trong dùng người được nhiều người tâm đắc, rằng đối với cùng một công việc, muốn nhanh hãy thuê người lười, bởi nếu cùng việc đó, người siêng năng sẽ làm được, nhưng người lười sẽ làm nhanh hơn. Anh ta sẽ tìm mọi cách nhanh nhất có thể - bởi anh ta lười và anh ta muốn sớm xong việc.

Saturday, March 25, 2017

Bán hàng



⛔ SỰ THẬT 1: Bán hàng không phải là cuộc trò chuyện ngẫu nhiên. Bạn không thể bán hàng giỏi nếu chỉ nói chuyện một cách tùy hứng. 
Tất cả những người bán hàng xuất sắc đều có một KỊCH BẢN BÁN HÀNG cho riêng mình
⛔ SỰ THẬT 2: Bán hàng không phải do may mắn. Bán hàng là trò chơi của những con số. Khi bạn thực hiện đủ cuộc gọi và cuộc gặp bạn sẽ gặp được người muốn mua hàng.
Hầu hết những người bán hàng thất bại vì họ từ bỏ công việc quá sớm hoặc khi chưa thực hiện đủ số lượng cuộc bán hàng cần thiết.
⛔ SỰ THẬT 3: Bán hàng không phải là do năng khiếu. Tất cả mọi người đều có thể bán được hàng giỏi. Hầu hết những người bán hàng giỏi nhất đều xuất phát từ những người không bán được bất kỳ sản phẩm gì trong nhiều tháng liền.
Điều quan trọng nhất là phải tìm được đúng sở trường bán hàng của mình để tìm được sản phẩm phù hợp nhất với sở trường . ( Tuy nhiên hầu hết những người bán hàng đều không biết sở trường của mình là gì ? 😄)
⛔ SỰ THẬT 4: Người bán hàng giỏi nhất không phải là người có khả năng thuyết phục tốt nhất. Họ chỉ đơn giản là tập trung bán hàng cho những khách hàng có khả năng mua hàng cao nhất và nhiều nhất. 
Trong 100 khách hàng sẽ chỉ có khoảng 50% khách hàng thật sự là tiềm năng của bạn
⛔ SỰ THẬT 5: Điện thoại vẫn là công cụ để bán hàng hiệu quả nhất với sản phẩm có giá trị lớn. Nhưng hầu hết 90% các cuộc điện thoại bán hàng đều chỉ là SPAM và làm phiền khách hàng.
Để đặt hẹn hay bán hàng trên điện thoại thành công bạn cần phải liên tục thu hút sự chú ý của khách hàng bằng ngôn từ và ngữ điệu nói chuyện.

Sunday, March 5, 2017

Nguyên tắc đào giếng: Điều ai cũng cần nhớ dù muốn là bác sỹ giỏi, doanh nhân thành công hay nhà văn thiên tài

Kim Woo Chung là nhà sáng lập nên một trong những tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Hàn Quốc có tên Daewoo. Không chỉ là nhà kinh doanh nổi tiếng, ông còn được biết đến là người có niềm trăn trở lớn với giới trẻ. Với ông, việc nói chuyện với lứa tuổi thanh niên là điều thú vị bởi họ cũng có quan niệm mới mẻ, ngay thẳng và thành thật. Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc phải làm là cuốn sách do chính tay ông chấp bút với những chia sẻ kinh nghiệm, lời khuyên thông thái đến nay vẫn còn nguyên giá trị với thế hệ trẻ.
Sau đây là lời khuyên của ông trong việc rèn luyện làm sao để trở thành một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Tôi học kinh tế nhưng là bậc thầy về dệt may
Tôi học chuyên về kinh tế tại trường Đại học nhưng công việc đầu tiên của tôi lại không liên quan gì tới lãnh vực đó là ngành dệt. Tuy nhiên sau 10 năm tôi trở thành bậc thầy về ngành dệt. Dù đã bỏ ngành này cách đây một thời gian dài, nhưng đến hôm nay tôi có thể sờ một tấm vải và nói được chính xác nó dùng để làm gì, hay vật liệu chính để sản xuất ra nó và quá trình sản xuất. Và nếu nói về hoà hợp màu sắc và kết hợp vải thì cũng không kém.
Nhưng tôi không chỉ giới hạn ngành dệt mà thôi. Khi công việc kinh doanh bắt đầu mở rộng, tôi làm việc rất nỗ lực để trở thành chuyên gia trong nhiều lãnh vực máy móc, xe hơi, tài chánh, đóng tàu và ngay cả khách sạn nữa. Tôi đưa ra mức phải đạt được, trình độ chuyên gia về mỗi lãnh vực này và chính nhờ chuyên môn này mà có thể khuếch trương những lãnh vực kinh doanh hiện nay là mở rộng ra những lãnh vực kinh doanh mới.
Tôi có một khát vọng không ngừng để trở thành chuyên gia về tất cả những gì mà tôi đã làm.
Chúng ta đang sống trong một thời buổi chuyên môn hoá. Lúc này mọi sự thay đổi hàng ngày, cuộc sống trở nên phức tạp và đa dạng hơn, và nhu cầu về chuyên gia trở nên rõ ràng trong nhiều lãnh vực. Mọi thứ đã dần dần thay đổi từ lúc một người có thể làm được mọi thứ. Ngay cả như một người về mặt thể chất có thể làm được cả khối lượng và từng chi tiết mọi công việc, thì thời gian cũng sẽ không cho phép anh ta làm như vậy.
Kết quả là sự phát triển phân công chuyên môn hoá cao độ về lao động và điều này đã gia tăng hiệu năng. Kết quả bây giờ chúng ta đòi hỏi phải có chuyên gia cho từng lãnh vực. Vì vậy trong thế giới ngày nay bạn phải trở thành một chuyên gia tổng thể trong lãnh vực mình đã chọn.
Tuy nhiên điều này không phủ nhận tầm quan trọng là phải quan tâm tới nhiều và không có nghĩa là bạn không cần biết những thứ khác mà chỉ cần biết lãnh vực mình chọn mà thôi.
Bạn cần phải có quan tâm tới nhiều điều và phải có lương tri thật vững. Ngoài việc trở thành chuyên gia một ngành bạn phải biết toan liệu. Thế giới thật rộng lớn và cuộc sống đầy nghịch cảnh. Nếu chỉ bó mình vào một thế giới nhỏ bé của mình thì sẽ trở thành ếch ngồi đáy giếng, không biết đến phần thế giới còn lại xung quanh mình.
Điều mà tôi lo nghĩ bây giờ là chúng ta quá ư bận tâm tới việc đào cái giếng càng nhanh càng tốt và chúng ta lại quên đi chiều sâu. Muốn đào đủ sâu bạn cần phải có một khoảng đất đủ rộng trước khi đào. Tuy nhiên chiều sâu và chiều rộng phải tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu bạn muốn chiều sâu giếng tương ứng với chiều rộng thì bạn sẽ gặp khó khăn ngay.
Muốn đào được giếng sâu bạn cũng cần đủ chiều rộng
Mọi vật không phải luôn theo chiều hướng này, tuy nhiên đó là nguyên tắc cơ bản áp dụng trước tiên. Nếu bạn thực sự muốn đào sâu thì trước tiên phải đào rộng. Nếu bạn chỉ nghĩ đến chiều sâu thì dường như với nhát xuổng đầu tiên bạn sẽ có thể đào được đủ sâu nhưng chỉ cần đào sâu hơn chút nữa thì bạn sẽ thấy rằng là bạn không thể xuống sâu hơn nữa nếu không có chiều rộng cần thiết.
Vì thế nên hãy tạo cho mình khoảng rộng trước khi bắt đầu đào. Lúc đó bạn có thể cảm thấy thoải mái về việc đào sâu. Hãy trở thành chuyên gia, chuyên viên nhưng không tới mức độ trở thành đui mù với mọi thứ khác. Dù chuyên môn của bạn là gì đi nữa thì bạn cũng có tầm hiểu biết chung đủ rộng lúc đó bạn mới là người có văn hoá, có tri thức.
Một người chuyên môn về vi trùng học không cần phải trở thành chuyên gia về phương pháp lắp cánh máy bay. Nhưng dù có chuyên môn về vi trùng học, y học văn chương của bạn cũng cần phải có tầm rộng kiến thức phổ thông. Cái tầm rộng này tôi muốn nói là văn hoá, có chuyên môn - những điều mà thực sựbảo đảm chiều sâu nhất định trong chuyên môn của bạn. Bạn cần phải có một sự hiểu biết rộng về triết học nghi lễ xã giao và luân lý. Vì thế khi tôi trở thành chuyên gia thì điều đó bao hàm có bề rộng hiểu biết cơ bản và tầm nhìn vượt qua lãnh vực chuyên môn của bạn.
Ngày nay năng lực và uy tín không phải là cái được bảo đảm riêng rẽ nhau - thời đại đó đã qua rồi. Ngày nay năng lực có được từ khả năng chuyên môn. Uy tín và nổi tiếng bây giờ có được nhờ mình là người duy nhất có thể làm được công việc nào đó. Chuyên môn hoá là tiêu chuẩn của ngày nay.
Tại sao Bác sĩ được kính trọng. Tôi quan sát thấy rằng vì họ là những chuyên gia. Họ có thể chữa được những bệnh mà những người không phải chuyên nghiệp không thể làm được. Tại sao những nhà văn như là Dostroyevsky, Camus, Kafka vẫn còn được tưởng nhớ? Vì họ là chuyên gia về văn chương và bởi vì họ đạt được những đỉnh cao mà người khác không đạt được. Tất cả họ đều là những người làm được điều mà những người khác không làm được hoặc là làm không được vào lúc ấy.
Vậy hãy trở thành chuyên viên, chuyên gia - bậc thầy - hãy cố gắng trở thành người giỏi nhất trong lãnh vực của bạn dù làlãnh vực nào đi chăng nữa. Và nếu bạn thắc mắc làm sao đạt được thì tôi khuyên bạn là hãy đắm mình, theo đuổi những gì bạn đang làm. Tư tưởng, khôn ngoan và nhận thức được ban phát cho những người hoàn toàn đắm mình theo đuổi việc gì đó. Nghỉ ngơi một lát không nỗ lực nữa để có một ý tưởng mới là điều rồ dại.
Viết lách hiện ra được cuối cây bút và bạn phải viết liên tục để có được những ý tưởng. Tương tự như vậy, những tư tưỏng và nhận thức mang tính sáng tạo đều bất nguồn từ sự đắm mình. Thiên tài nhờ 99% vào nỗ lực và muốn trở thành chuyên gia hãy giữ lấy một khoảng đất đủ rộng rồi đào sâu.

Theo Thảo Nguyên
Trí thức trẻ