Monday, December 26, 2016

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SMEs và STARTUP

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SMEs và STARTUP Bạn đang khởi nghiệp một Start-tup hay doanh nghiệp SMEs? Hãy cùng Start-upcity tìm hiểu về sự khác biệt giữa 1 Start-up và 1 SMEs qua sự tổng hợp và so sáng sau:
1. Thứ nhất: TÍNH ĐỘT PHÁ (Bạn tạo ra một điều hoàn toàn mới lạ?) 👉 SMEs: Sẽ có vô số ví dụ về những doanh nhân đã và đang làm cùng mô hình kinh doanh giống ban. Ví dụ: Nhà hàng, văn phòng luật sư, tiệm hớt tóc. Bạn thậm chí có thể nhắc tới kinh nghiệm của họ làm nền tảng cho ý tưởng kinh doanh của bạn. 👉 Start-up: Tính đột phá là điều bắt buộc, làm một start-up là bạn có thể tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn. Ví dụ, bạn có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khỏe cá nhân)....

🎯 Thứ 2: TÍNH TĂNG TRƯỞNG 👉 SMEs: Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ được vận hành trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi người sáng lập. Nói cách khác, bản thân người chủ doanh nghiệp sẽ chủ động giới hạn sự tăng trưởng và tập trung phục vụ một phân khác khách hàng nhất định. 👉 Start-up: Một công ty khởi nghiệp (Start-up) sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường.

 🎯 Thứ 3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG 👉 SMEs: Dĩ nhiên, bạn sẽ muốn doanh nghiệp của mình phát triển càng nhanh càng tốt, nhưng điều quan tâm đầu tiên của bạn sẽ là tạo ra lợi nhuận. Một khi đạt được điều này bạn mới nghĩ đến việc mở rộng doanh nghiệp. 👉 Start-up: Bạn sẽ đam mê tăng trưởng công ty càng nhanh càng tố, và tạo ra một mô hình kinh doanh có tính tăng trưởng. Bạn sẽ muốn nhân bản mô hình kinh doanh của mình ra khắp thế giới.
🎯 Thứ 4: LỢI NHUẬN 👉 SMEs: Người sáng lập sẽ muốn có doanh thu ngay ngày đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động, và tốt hơn nữa là luôn có lợi nhuận. Giá trị lợi nhận sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bản thân người sáng lập muốn kiếm được (cho chính bản thân họ), cũng như sẽ phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng doanh nghiệp. 👉 Start-up: Có thể cần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được doanh thu (dù rất nhỏ). Bạn sẽ tập trung vào phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng, nhằm có được một lực lượng khách hàng đông đảo. Nếu kế hoạch thàng công, lợi nhuận tài chính có thể rất khổng lồ.

🎯 Thứ 5: TÀI CHÍNH 👉 SMEs: Khi khởi đầu, ngoài tiền túi của mình, bạn sẽ dựa vào đóng góp từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng, hoặc vốn góp từ nhà đầu tư. Tuy nhiên, vì mục tiêu là "sống sót", bạn phải sẽ phải quản lý chặt chẽ số tiền mình đang vay, nên nhớ là số tiền này sẽ phải được hoàn trả cùng với lãi suất. Start-up: Nhiều Start-up bắt đầu từ chính trị tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng động (crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các start-up đều phải gọi vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần ( Angel Investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venteure Capital)

🎯 Thứ 6: CÔNG NGHỆ 👉 SMEs: Không bắt buộc, nhưng sẽ có nhiều công cụ kỹ thuật giúp ích cho việc điều hành công ty (như kế toán, marketing,...) 👉 Start-up: Công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một start-up. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì start-up cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng.

🎯 Thứ 7: VÒNG ĐỜI 👉 SMEs: 32% sẽ thất bại trong 3 năm đầu. Tuy nhiền, tỉ lệ này vẫn còn nhiều tích cực so với Start-up. Trung bình cứ 10 người thì sẽ có 7 người thành công. 👉 Start-up: 92% các Start-ups sẽ thất bại trong 3 năm đầu. Trung bình cứ 10 người thì sẽ có 1 người thành công.

🎯 Thứ 8: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO 👉 SMEs: Số lượng nhân viên bạn phải quản lý phụ thuộc vào kế hoạch vận hành bạn đã hoạch định từ trước. 👉 Start-up: Bởi vì bạn mong muốn phát triển càng to lớn càng tốt, càng nhanh càng tốt, bạn cần phải liên tục phát triển kỹ năng lãnh đạo và lỹ năng quản lý. Cùng với sự tăng trưởng của Start-up, bạn cần phải có sự quản lý hiệu quả với một số lượng "thành viên mới": nhân viên, nhà đầu tư, ban cố vấn, và các đối tác khác.

 🎯 Thứ 9: CUỘC SỐNG CÁ NHÂN 👉 SMEs: Nếu so sánh với Start-up, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn nhiều. Lợi thế này có thể giúp bạn có được sự cân bằng giữa công việc kinh doanh và cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, vì công ty là của bạn, bạn luôn sẵn sàng chào đón những thử thách mà bạn sẽ không thể tìm thấy ở "công việc 9-5". Sẽ luôn khó khăn với thử thách, nhưng cũng sẽ có đầy hi vọng bạn có thể cân bằng một cách phù hợp với bạn. 👉 Start-up: Nếu bạn nhận được vốn từ các nhà đầu tư, bạn sẽ có trách nhiệm giúp công việc ty tăng trưởng đến một thời điểm nhà đầu tư có thể tối đa hóa mức độ lợi nhuận. Hãy luôn nhớ rằng sẽ có vố số người trông đợi vào bạn, vào sản phẩm của bạn, vào thành công của bạn. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng có thể khái quan như sau: "Công việc, công việc, công việc và cuộc sống"

 🎯 Thứ 10: THAM VỌNG 👉 SMEs: Mục tiêu của bạn có thể truyền lại công ty cho các thế hệ sau trong gia đình hoặc cũng có thể bán lại cho một tập đoàn khổng lồ. 👉 Start-up: Tham vọng của bạn là một con đường thoái vốn khổng lồ như chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) Nguồn: BSSC

Sunday, December 25, 2016

Đàn ông mạnh mẽ

Trở thành một người đàn ông mạnh mẽ đầy bản lĩnh đồng nghĩa với việc bạn phải cải thiện hiểu biết cũng như lên dây cót tinh thần của mình từng ngày (theo dõi Chính Em dot Com hàng ngày là 1 ví dụ điển hình :roll:)

Bạn sẽ học được cách KHÔNG BAO GIỜ bỏ cuộc cho dù có bất cứ tình huống nào xảy đến trong đời.

Đàn ông mạnh mẽ về mặt tinh thần sẽ làm việc chăm chỉ hơn và thông minh hơn để thành công trong cuộc sống.

Nó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có kỷ luật hơn với bản thân, và không ngừng hướng tới những mục tiêu đề ra. Kết quả chính là những thành quả sau nhiều tháng ngày cố gắng.

Là một người đàn ông mạnh mẽ đầy bản lĩnh đồng nghĩa với việc bạn không phàn nàn hay than vãn, thay vào đó bạn sẽ tìm cách cải thiện cuộc sống của mình.

Bạn sẽ học được cách không phản ứng và luôn luôn giữ ý kiến độc lập cho dù bên ngoài có như thế nào đi nữa.

Trở thành đàn ông mạnh mẽ cũng là lúc luôn biết cách tự chủ và tự cung cấp mọi thứ cho bản thân.

Một người đàn ông mạnh mẽ đầy bản lĩnh cũng là người biết cách chia sẻ và hỗ trợ những khó khăn hay thất vọng mà phụ nữ gặp phải. Tất nhiên bản sẽ không bao giờ để ai quyết định hộ mình, bạn chính là người quyết định về những gì mình sẽ phải đối mặt.

Đàn ông mạnh mẽ sẽ không bao giờ nhận được yêu cầu phải bảo vệ hay chăm sóc người mình yêu, ngay cả khi cô ấy là người mạnh mẽ. Đó là bản năng, và là một phần tất yếu trong con người bạn rồi.

Bạn cũng cần phải bỏ qua nỗi đau của bản thân để yêu thương và bảo vệ những người thân, gia đình và con cái khi họ cần đến.

Sau cùng, đàn ông mạnh mẽ sẽ không sử dụng con người, vật chất, tiền bạc, hoặc những thói quen kém lành mạnh để xoa dịu nỗi đau của mình. Có thể bạn sẽ ngã xuống khi bị cuộc sống tấn công, nhưng bạn sẽ nhanh chóng hồi phục và bước những bước vững chãi hơn trong cuộc sống của mình.

Đó chính là cách để đàn ông trở nên mạnh mẽ và đầy bản lĩnh. Tôi cá là bạn cũng đang khao khát được thay đổi mình ngay hôm nay. Vậy còn chần chờ gì nữa? Hãy bắt đầu ngay bây giờ, bởi “Hạnh phúc ngày mai chính là sự vun đắp từ hôm nay.”

Saturday, December 24, 2016

Đặc điểm "thu phục lòng người" chỉ có ở những người lãnh đạo xuất sắc

Một công ty, đội nhóm có sự tin tưởng lẫn nhau cao sẽ tạo ra kết quả công việc nhanh và tối ưu hóa chi phí hơn. Người lãnh đạo xuất sắc đóng vai trò tạo sự tín nhiệm của đồng sự, dẫn dắt tập thể sự đạt được mục tiêu chung. 3 cách "hack" não mà lãnh đạo nào cũng cần phải biết 6 bí quyết để biến ước mơ thành hiện thực của tiến sĩ 25 năm phát triển đội ngũ lãnh đạo Bồi dưỡng kỹ năng chính trị nếu bạn muốn trở thành lãnh đạo giỏi 92% nhân viên Google được khảo sát tin rằng, cơ chế quản lý minh bạch giúp tạo dựng niềm tin của nhân viên đối với doanh nghiệp. Trong đó, lãnh đạo là người có vai trò tạo niềm tin doanh nghiệp, thúc đẩy sự cống hiến cho nhân viên. Những người lãnh đạo xuất sắc sẵn sàng từ bỏ quyền lực và giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình vì mục tiêu chung của tổ chức. Họ sở hữu những đặc điểm thu phục lòng người như dưới đây: Lãnh đạo xuất sắc sẵn sàng từ bỏ quyền lực Những người lãnh đạo thành công sẵn sàng từ bỏ quyền lực và nhượng quyền quyết định cho các thành viên trong đội. Họ đặt niềm tin vào đồng sự và kỳ vọng vào khả năng làm việc của cả nhóm. San sẻ quyền định cho các cá nhân để thúc đẩy đồng sự tiến bộ và nâng cao hiệu quả công việc. Điều này thôi thúc các cá nhân của nhóm vươn lên vị trí tiên phong của sự thành công chứ không bị động khi phản ứng với chỉ đạo của người đứng đầu. Người lãnh đạo thành công sẵn sàng giúp đỡ công sự để đạt được mục tiêu chung. Người lãnh đạo thành công sẵn sàng giúp đỡ công sự để đạt được mục tiêu chung. Khả năng khắc phục nghịch cảnh Thomas Edison từng nói: “Người ta thất bại vì họ không kiên nhẫn. Họ từ bỏ khi thành công đang ở rất gần”. Người lãnh đạo xuất sắc là có thể khắc phục và vượt qua nghịch cảnh. Họ kiên nhẫn khi làm việc và có thể tự nhận ra những nguyên nhân khiến kế hoạch thất bại, nhanh chóng tìm phương án khắc phục để thay đổi nhanh, hiệu quả hơn. Sẵn sàng tin tưởng đồng sự Khi các thành viên trong nhóm có sự tín nhiệm lẫn nhau, họ sẽ tạo ra kết quả nhanh hơn, hiệu quả cao hơn. Đa số mọi người cho rằng, niềm tin cần được tạo dựng từng bước. Nhưng nếu bạn không thể tạo uy tín ngay từ khoảnh khắc đầu tiên, người khác sẽ khó đặt niềm tin lâu dài nơi bạn. Các nhà lãnh đạo tốt sẵn sàng cho nhân viên của mình cơ hội để khẳng định năng lực và niềm tin vào công việc. Khiêm nhường là sức mạnh Tác giả Jim Collins của cuốn sách The Speed of Trust đã nghiên cứu về các nhà lãnh đạo khiêm tốn nhiều năm. Ông khẳng định, điều cốt lõi ở một lãnh đạo tốt cần có là tự tôn, khả năng thu hút chú ý, khả năng phán đoán, kiểm soát và một chút bốc đồng. Để dẫn dắt tổ chức đạt được mục tiêu, người lãnh đạo phải đặt tham vọng của tổ chức lên hàng đầu. Sẵn sàng tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ đồng sự Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện, bồi dưỡng nhân tài – người có khả năng bổ sung những thiếu sót của lãnh đạo. Không chỉ biết cách khen ngợi, tạo động lực đúng lúc, người đứng đầu cần có kỹ năng phân bổ công việc một cách hợp lý. Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.

Tuesday, December 6, 2016

Con ngựa lười

CON NGỰA LƯỜI
Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con thì đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng phía sau chuyển lên phía trước. Con ngựa ở đằng sau cười: “Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!”.
Ai ngờ rằng người chủ sau đó lại nghĩ: “Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?”.
Sau đó con ngựa lười bị làm thịt. Đây chính là hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học.
Cảm ngộ: Để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao, thì ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa.
Sưu tầm

Nhạt như nươc ốc

LÀM SAO NÓI CHUYỆN BỚT "NHẠT"

Cũng lâu không gặp, hôm bữa tôi nhắn tin hỏi thăm bà chị mình:

- Chị ơi, chị đang ở đâu?

- Công ty

Định nhắn hỏi thăm thêm vài câu nữa tự nhiên nghe bả trả lời cụt ngủn cái mất hứng luôn.

Bà chị tôi là vậy, lần khác bả "mét xịt":

- Em lấy cho chị khoảng 10 vé đi xem So You Think You Can Dance được không?

- Chuyện nhỏ, chị đợi em tí xíu nhé!

- Ừ.

Nghe bả "Ừ" cái muốn hết động lực luôn. Có điều tôi hiểu tính bả nên cũng chẳng trách. Nhưng đây cũng là một loại bệnh phổ biến, nó âm ĩ, nó lan truyền, nó phá hủy mối quan hệ, nó làm mất đi thiện cảm, nó biến chúng ta xấu xí đi trong mắt mọi người, dù đôi khi ta vô tình không biết. Nó có tên: NHẠT!

Hôm bữa tôi hỏi con nhỏ đệ tử, là một người mẫu:

- Em và bạn trai thế nào rồi?

- Dạ chia tay rồi anh.

- Sao lại chia tay?

- Đơn giản là vì anh ấy quá NHẠT

Hồi còn đi làm thuê, có một lần vì bệnh nên tôi phải viết một "bức tâm mail" gửi sếp để xin nghỉ một buổi. Reply lại, ông sếp chỉ ghi đúng một chữ:

"Ừm"

Có thể sếp bận rộn, nên sếp kiệm lời, cũng có thể sếp muốn tỏ ra "quyền lực" với nhân viên mình, nên sếp hát bài "không cảm xúc".

Mà không phải chỉ một lần, mà rất nhiều lần. Nhắn tin trên điện thoại, hay chat trực tiếp trên Yahoo ổng cũng thế. Không lâu sau, tôi quyết định... cho ổng thôi việc. Tôi ghét mấy người nói chuyện NHẠT!

Có lẽ các bạn sẽ hỏi, bệnh này có thể chữa khỏi không?

- Hoàn toàn có thể!

Thế chữa bằng cách nào?

- Nhạt thì mình nêm mắm, nêm muối, nêm hành tiêu tỏi ớt xì dầu bột ngọt vô... là hết nhạt chứ gì.

Hổng hiểu, thầy có thể nói rõ hơn không?

Đơn giản lắm, ví dụ nhé:

- Thay vì nói "Ừ" hãy nói là "Ừa". Thay vì nói "ok" hãy "ố kề". Chỉ cần thay đổi chút xíu thôi, bạn có thấy cảm xúc của nó sẽ khác đi không.

Chưa hết đâu, các bạn có thể nêm thêm một chút nữa cho nó đậm đà hơn. Tôi hay nói chuyện đại loại thế này.

Học trò nhắn:

- Thầy ơi, hôm nay em mệt cho nghỉ học một buổi nha:

Thay vì trả lời "ok", tôi sẽ nói:

- Ố kề, nhưng em ở đâu để tui kêu lớp mua hương đèn qua thăm. Nếu em muốn có thêm kèng trống cho xôm tụ thì báo ^^

Nghe xong nhỏ muốn hết bịn luôn.

Vợ nhắn:

- Anh ơi, tí dạy về ghé mua cho em một trái dừa để kho thịt nha:

Thay vì: "Ừ", tôi trả lời:

- Chuyện nhỏ, mua cả cây dừa về cho em còn được chứ đừng nói trái dừa ^^.

Tối đó, tui hết ngủ!

Nhân viên nhắn:

- Sếp ơi, em xin lỗi, vì em đã hứa là hôm nay xong nhưng vì gia đình có chuyện đốt xuất nên em xin đến mai gửi báo cáo nha.

Thay vì: "Uhm", tôi trả lời:

- Okey, không có gì đâu cưng, lần sau nếu mà vậy nữa là... nát đít!

Lần này thì nhỏ nhắn lại: "Vâng, đít này thuộc về anh". Quỷ sứ gì đâu không á!

Đúng là quả quýt dầy có móng tay nhọn, móng tay nhọn thì có đồ cắt móng tay.

Tóm lại, cứ như thế, rất đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể làm được. Chỉ cần nêm nếm thêm một vài câu chữ thì cảm xúc nó sẽ khác. Người nghe sẽ có nhiều cảm tình hơn với bạn.

Nhớ đó, lần sau đứa nào nói chuyện mà NHẠT với chụy, là chụy cào mặt ra!

Tác giả HUỲNH MINH THUẬN

Giao tiếp trong kinh doanh

Câu chuyện này cho thấy sức mạnh khủng khiếp của lời nói. Đặc biệt là trong giao tiếp kinh doanh, chỉ cần một chút khéo léo đã có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ.
----------
Khi khách hàng vào tiệm A, cô phục vụ rất nhiệt tình mời chào, sau khi múc cháo vào tô, cô luôn hỏi: “Anh/chị có thêm trứng không ạ?” Có khách hàng trả lời có, có khách thì nói không, nói chung là mỗi nhóm một nửa.
Còn khi khách hàng vào đến quán B, cô phục vụ cũng nhiệt tình chào đón, nhưng khi múc cháo vào tô, cô lại hỏi: “Anh/chị thêm một trứng hay hai trứng ạ?”
Người thích ăn trứng thì sẽ gọi hai trứng, người không thích ăn thì chỉ gọi một trứng. Cũng có người không thêm quả trứng nào, nhưng số này rất ít. Chính vì vậy, sau mỗi ngày kinh doanh, quán B đều bán được nhiều trứng hơn quán A, doanh số và lợi nhuận vì thế cũng cao hơn quán A.
Trong tâm lý học có một cụm từ gọi là “HIỆU ỨNG THẢ NEO”: Khi một người đang trong quá trình ra quyết định thì tư duy của họ thường bị ảnh hưởng bởi thông điệp đầu tiên mà họ có được.
Thông điệp đầu tiên này giống như chiếc neo được thả xuống biển vậy, nó cố định tư duy của chúng ta hướng về một nơi nào đó. Ở quán A, khách được hỏi để chọn giữa "Có" (thêm trứng) hay "không" và quán B thì "Thêm một" hay "hai trứng".
Vấn đề nằm ở chỗ đó, khi thông điệp đầu tiên này khác nhau, thì khách cũng sẽ bị ảnh hưởng và ra quyết định khác nhau.
-Sưu Tầm-

Đi với nhau lâu

CÓ ĐI CHUNG VỚI NHAU LÂU ĐÂU!

Cô gái ngồi trên xe bus. Một bà già mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm, đến ngồi bên cạnh, xô mạnh vào cô. Bất bình, anh thanh niên bên cạnh hỏi: tại sao cô không phản đối và chửi mắng bà già. Cô mỉm cười và trả lời: "Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi."

Đây là một câu trả lời mà chúng ta phải xem như khẩu hiệu hướng dẫn cách cư xử hằng ngày ở khắp mọi nơi: "Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu!"

Hiểu rằng, cõi đời tạm của chúng ta dưới trần thế thật ngắn ngủi, cãi cọ tầm phào vừa làm cho mất vui, vừa làm mất thời gian và sức lực cho chuyện không đâu.

Có ai đó làm mình tổn thương? Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!
Có ai đó phản bội, ức hiếp, sỉ nhục mình? Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!
Chúng ta buồn phiền gì chăng nữa, hãy nhớ rằng: có đi chung với nhau lâu đâu!

Chúng ta hãy ăn ở hiền lành. Hiền lành không đồng nghĩa với hèn nhát, nhu nhược mà là cao cả, bao dung!
Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời này ngắn ngủi lắm và không đi trở ngược lại được.
Không ai biết chuyến đi của mình dài bao lâu?
Không ai biết mình có phải xuống ở trạm tới hay không?
VẬY HÃY BÌNH TĨNH, CHUYẾN ĐI NGẮN LẮM!
--Sưu Tầm--

Tấm cám

5 bài học kinh doanh từ truyện Tấm Cám

Không chỉ chứa đựng các bài học về cách sống, truyện dân gian Tấm Cám còn có rất nhiều những bài học kinh doanh cực kì độc đáo:

1. [Quản trị chiến lược] Thất bại tạm thời không quan trọng. Quan trọng là ai mới là kẻ sống sót cuối cùng: Giết Tấm gần chục lần, Tấm không chết. Thế nhưng khi bị Tấm hại, mẹ con nhà Cám tử vong du hí. Vấn đề nằm ở chỗ này, bạn có thể thất bại nhiều lần, quan trọng là không được buông xuôi.

2. [Quản trị sản xuất] Cái gì không làm được thì mình outsource. Đừng ôm đồm: Bị giao làm nhiều việc không có chuyên môn, nhất là vụ nhặt thóc và gạo bị lẫn vào nhau, Tấm đành khóc tức tưởi. Cũng may là sau đó freelancer Bụt hiện lên và outsource công việc cho bầy chim sẻ. Có người phù hợp, bị thóc và bị gạo hoàn thành trong chốc lát.

3. [Marketing] Khách hàng rất phi lí trí. Họ có thể quyết định chi tiền mua cả núi sản phẩm chỉ vì cái bao bì đẹp: Tấm làm rơi một chiếc hài. Nhà vua nhặt được, ngắm nghía một lúc là tuyên bố lấy ngay cô nào đi vừa chiếc hài. Hự!

4. [Marketing] Khách hàng rất thiếu lòng trung thành. Đừng kì vọng quá nhiều: Khi Tấm chết, chưa kịp nguôi ngoai, ông vua đã rước Cám về thế chân. Tình yêu đấy!

5. [Startup] Giải pháp của người khác chưa chắc là giải pháp của mình. Và thậm chí giải pháp họ nói chưa chắc là giải pháp thật. Thế nên, cái gì cũng phải nghĩ rồi hãy áp dụng: Cám hỏi Tấm cách tắm trắng. Thế nhưng, Tấm dạy cho cách tà đạo. Kết cục là Cám hi sinh. Tóm lại, đừng chết vì thiếu hiểu biết.
-Nguồn: ecoblader