Sunday, April 23, 2017

Sếp và nhân viên

ĐỂ SẾP VÀ NHÂN VIÊN LUÔN HIỂU Ý NHAU

Vài năm trước, một vị CEO nói với tôi rằng: bất cứ khi nào nhân viên tới gặp ông ấy và yêu cầu tăng lương, điều đầu tiên ông ấy nghĩ tới là cần phải tìm ngay người thay thế vị trí này, nhanh nhất có thể.

Điều này khiến tôi suy nghĩ đôi chút. Sau tất cả, các nhân viên luôn được khuyến khích hỏi tăng lương, bởi đó là quyền lợi được trả lương xứng đáng và đúng với công sức họ bỏ ra cho công việc. Tôi không nghĩ những người hỏi tăng lương là muốn rời khỏi công ty.

Trong khi đó, theo quan điểm của vị sếp kể trên, bất cứ ai đòi tăng lương có nghĩa là người đó đã không còn hài lòng với công việc và họ có thể rời đi bất cứ lúc nào.

Điều này khiến tôi nghĩ về việc còn nhiều hiểu nhầm khác giữa nhân viên và sếp khiến họ luôn được xem là những sinh vật đến từ 2 hành tinh hoàn toàn khác nhau.

❝Sếp: Chúng ta nên thử làm xem sao.
Nhân viên nghĩ: Ông ấy đang chỉ thị bắt mình phải làm được bằng mọi giá.❞

❝Sếp: Tôi cần báo cáo vào thứ 3 này.
Nhân viên nghĩ: Nghĩa là mình sẽ phải nộp báo cáo trước 0h01 của thứ 4.❞

❝Sếp: Tôi muốn nói chuyện với cậu một chút.
Nhân viên nghĩ: Xong, mình bị sa thải rồi.❞

❝Sếp: Cậu có muốn hỏi tôi gì không?
Nhân viên nghĩ: Ý ông ấy là mình đừng nên hỏi gì cả.❞

Ngược lại sếp cũng có những hiểu nhầm tai hại:

❝Nhân viên: Em xin nghỉ vào ngày mai để đi khám bệnh.
Sếp nghĩ: Chắc là nó đi phỏng vấn chỗ mới!❞

Vậy phải làm sao để hóa giải những hiểu lầm trên, làm sao để tạo sự đồng thuận, thấu hiểu giữa hai bên? Sau đây là vài lưu ý nhỏ dành cho các cấp trên:

▪ Tin và tín nhiệm cấp dưới: Muốn các lính tin tưởng mình thì người tướng quân phải có lòng tin với đội quân của mình.
▪ Quan tâm và bồi dưỡng nhân tài: Đừng lo lắng chuyện nhân viên “thành tài rồi bỏ đi”, khi năng lực của họ tiến bộ thì công ty và cấp trên sẽ được lợi trước tiên.
▪ Đến với nhân viên bằng cả tấm lòng và trái tim: Hãy hiểu rằng “cho đi là nhận lại”
▪ Lắng nghe ý kiến của cấp dưới: Lắng nghe sẽ giúp bạn thấu hiểu tâm tư và tài năng của họ.
▪ Khen chê kịp thời: Điều này cho họ cảm giác công bằng và thêm động lực làm việc.
▪ Giữ đúng lời hứa: Việc giữ lời tạo nên chữ “tín” của bạn, giành được lòng tôn trọng và ngưỡng mộ của cấp dưới.

⭐ Với vai trò là cấp trên, là người quản lý, bạn cần vững vàng trong tư duy và kỹ năng lãnh đạo để làm việc hiệu quả với nhân viên. Và nếu như bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo “có tâm, có tầm”, thì khóa học “LEADERSHIP – KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ” tại MANA chính là dành cho bạn. Nội dung khóa học được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế từ các nhà lãnh đạo tại các quốc gia trên toàn thế giới.


Tuesday, April 18, 2017

Mua chim

Có một ông khách đi mua chim , ông ấy vào một cửa hàng thấy có rất nhiều chim . Có 1 con vẹt trông rất đẹp nhưng chủ cửa hàng ghi giá của nó là 500USD , ông khách hỏi :
- Con chim này nó biết làm gì mà sao đắt thế ?
Ông chủ cửa hàng trả lời :
- Thưa ông con chim này nó rất giỏi , nó có thể nói và phiên dịch tiếng Anh ạ .
Ông khách không tin , liền thử kiểm tra trình độ tiếng Anh của nó và thấy nó rất giỏi .
Ông nhìn lên trên cao hơn thì thấy có 1 con chim khác giá 1500USD , ông ấy liền hỏi :
- Thế con chim kia biết làm gì mà nó có giá đến tận 1500USD ?
Ông chủ cửa hàng trả lời :
- Dạ , con chim đó không những biết phiên dịch tiếng Anh lại còn rất giỏi về máy tính nữa ạ !
Ông khách liền kiểm tra con chim rồi ông ta rất thán phục và thích con chim đó ! Khi ông đang định mua thì bất chợt ông ta nhìn thấy con chim trên tầng cao hơn nữa và nó có giá 10000USD , ông liền hỏi :
- Thế con chim trên cùng kia biết làm gì mà lại có giá 10000USD ?
Ông chủ trả lời :
- Dạ , nó không biết làm gì cả ạ ?
- Không biết phiên dịch tiếng Anh ? Không biết gì về máy tính ?......
- Dạ vâng thưa ông !
- Vậy thế mua nó để làm gì mà có giá 10000USD ?
- Dạ thưa ông ! Nhưng nếu không có nó , thì mấy con chim kia sẽ không biết làm gì hết ạ !
Ông khách : - Ồ , ra là vậy !

Nhận xét sau khi đọc của bạn là gì ?

Sunday, April 9, 2017

Quản trị

ĐỪNG “VÀO SÂN” THAY CHO NHÂN VIÊN CỦA BẠN

Quản lý nhân viên chưa bao giờ dễ dàng, phương thức nào thì mục đích cuối cùng vẫn là giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc của họ.

Có một vấn đề nổi cộm, đó là các sếp rất dễ CĂNG THẲNG với lỗi sai của cấp dưới, thường mắc bệnh “sửa lỗi”. Thấy nhân viên làm sai liền “nhúng tay vào sửa”. Việc này vô tình gây thêm áp lực cho nhân viên, làm giảm hiệu quả công việc.

Nếu ví bạn là một HUẤN LUYỆN VIÊN thì nhân viên của bạn chính là CẦU THỦ. Một huấn luyện viên có bao giờ chạy vào sân ĐÁ BÓNG THAY cầu thủ? Câu trả lời tất nhiên là KHÔNG!

Là một người huấn luyện viên, nhiệm vụ đầu tiên phải thật am hiểu tất cả vị trí, từ đó đưa ra chiến thuật và huấn luyện từng cầu thủ đá theo đúng chiến thuật đó. Nhiệm vụ thứ 2 phải làm là theo dõi sát sao lối chơi của từng người trên sân và đưa ra chỉ dẫn kịp thời trước những tình huống nguy hiểm.
Công việc của một CEO cũng giống vậy!

Bạn cũng phải là người am hiểu công việc của nhân viên, nêu rõ trách nhiệm của họ. Đưa ra phần thưởng và khuyến khích họ làm tốt nhất theo cách riêng. Ngầm theo dõi và “ném phao cứu trợ” khi cần thiết. Chỉ như vậy, bạn mới có thể THẢNH THƠI hơn và nhân viên của bạn cũng làm việc HIỆU QUẢ hơn.

Là một CEO, bạn đang băn khoăn:
- Có quá nhiều việc cần quản lý, làm sao nắm rõ công việc từng vị trí để giao việc cho nhân viên?
- Làm sao để không cần kè kè bên nhân viên vẫn có thể theo dõi được tiến trình công việc của họ, biết họ “mắc” ở đâu để “giải cứu”?

GIẢI PHÁP cho bạn chính là hệ thống bản MÔ TẢ CÔNG VIỆC chi tiết từng vị trí và HỆ THỐNG THEO DÕI ĐÁNH GIÁ dựa trên KPI. Nhờ những công cụ này, cấp dưới sẽ biết chính xác họ cần làm gì để đạt hiệu quả cao nhất. CEO có công cụ theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên tối ưu.


Sale 1

HÉ LỘ BỨC MÀN BÍ MẬT CỦA CÁC NHÂN VIÊN SALE HÀNG ĐẦU

Không phải đơn giản mà những nhân viên sale hàng đầu luôn đạt được doanh số “khủng”. Bí quyết để thuyết phục người khác của họ là gì? Hãy đọc câu chuyện bên dưới và cảm nhận. 

Giáo sư Robert Caldini  là người chuyên nghiên cứu về Tâm lý học Thuyết phục. Trong một lần trên đường về nhà, ông vô tình gặp và được một cậu bé mời mua 1 tấm vé xem xiếc với giá $70. Vị giáo sư từ chối vì giá của tấm vé khá cao và hiện ông cũng không có nhu cầu. Cậu bé tỏ ra buồn bã nhưng rồi nó quay sang đổi ý: “Hay là ngài mua giúp con một thanh kẹo nha. Chỉ có giá $1 thôi!”. Thấy vậy, ông thương tình và quyết định mua 2 thanh kẹo với giá $2 mặc dù ông không phải là người thích ăn ngọt và hiện đang ăn kiêng. Về đến nhà, ông cứ băn khoăn mãi không hiểu vì sao lúc đó mình lại quyết định mua giúp cậu bé 2 thanh kẹo. Cuối cùng sau khi thảo luận cùng các cộng sự của mình, vị Giáo sư nhận ra rằng, ngay từ đầu ý định của cậu bé không phải là bán tấm vé xem xiếc. Cậu bé đã đưa ra một sự lựa chọn với giá cao hơn, khả năng thực hiện thấp để làm “mồi” cho sự lựa chọn có giá thấp hơn nhưng khả năng mua cao hơn, chính là thanh kẹo. 

Đây là chính là kỹ thuật nhượng bộ nhằm thuyết phục người khác mua hàng.
-----------------------