Monday, May 12, 2014

Nguyên nhân và mức độ độc hại của chì đối với sức khoẻ con người

Mới đây, hàng chục triệu đồ chơi xuất khẩu từ Trung Quốc đã bị các cơ quan chức năng Hoa Kỳ thu hồi vì có lớp sơn chứa nồng độ chì quá mức an toàn cho phép, có hại cho sức khoẻ trẻ em. Cách đây vài ngày, Bắc Kinh đã phải ký với Washington bản cam kết bảo đảm đồ chơi nhập vào Hoa Kỳ sẽ không dùng sơn có chì. Tin này cũng khiến giới tiêu thụ tại Việt Nam bắt đầu chú ý và quan ngại đến tác hại của chì. Mức độ độc hại của chì đối với sức khoẻ con người ra sao? Các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc chì trong sinh hoạt đời sống hàng ngày là gì? Và làm cách nào để phòng tránh?
Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu qua cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Ý Đức, tác giả của một bài viết nghiên cứu chi tiết về đề tài này. Trước tiên, bác sĩ Đức cho biết định nghĩa khái quát về chất chì:

Mức độc hại

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Chì là một loại kim khí nặng có rất nhiều trong vỏ trái đất. Chì hiện diện tự nhiên trong môi trường và nhất là qua việc sử dụng chì trong kỹ nghê trong thời gian vừa qua.
Chì có tác dụng rất độc hại cho cơ thể con người và có thể gấy ra một số bệnh kinh niên, mãn tính, thí dụ như bệnh thận hay bệnh thần kinh. Sự độc hại của chì đã được biết tới từ thuở xa xưa khi các danh y của thời Đế Quốc La Mã đã mô tả các trường hợp ngộ độc của các vị vua chúa uống phải rượu có chất chì để làm tăng vị ngọt.
Trà Mi: Là một chất độc nguy hiểm nên chì có ảnh hưởng tới sức khoẻ là điều dĩ nhiên, nhưng đường xâm nhập của chì vào cơ thể con người bằng cách nào?
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Chì xâm nhập cơ thể qua hai con đường chính. Thứ nhất là qua đường hô hấp khi chúng ta hít phải bụi hoặc không khí mà trong đó có lẫn bụi chì. Khi đó chì lọt vào trong phổi.
Cần phân biệt hai trường hợp chì xâm nhập vào cơ thể: một là đối với trẻ em và hai là đối với người lớn. Sở dĩ trẻ em hay bị ngộ độc chì hơn là vì cơ thể trẻ em chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ thần kinh, và hai nữa là khả năng loại bỏ các chất độc trong cơ thể của trẻ em còn rất yếu.
Thứ hai là qua đường ăn uống những thực phẩm có chất chì, hoặc khi làm việc mà tay bị dính chì rồi đưa lên miệng khiến gây ra tình trạng ngộ độc. Sau khi lọt vào cơ thể chì sẽ thấm vào máu, sau đó được tích trữ trong gan, thận, não và vài cơ quan khác. Ngoài ra chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra.
Trà Mi: Một khi chất chì xâm nhập vào cơ thể con người thì nó gây ra các tác hại như thế nào cho sức khoẻ, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Cần phân biệt hai trường hợp chì xâm nhập vào cơ thể: một là đối với trẻ em và hai là đối với người lớn. Sở dĩ trẻ em hay bị ngộ độc chì hơn là vì cơ thể trẻ em chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ thần kinh, và hai nữa là khả năng loại bỏ các chất độc trong cơ thể của trẻ em còn rất yếu.
Đối với trẻ em duới 6 tuổi - tuổi đễ bị ngộ độc chì nhất, có những dấu hiệu như là các em có thể chậm phát triển, học kém, hoặc trí thông minh bị giảm đi. Đôi khi có thể đưa tới những trường hợp điếc tai, hư thận, hoặc giảm cân, nhất là giảm chiều cao.
Đối với người lớn, có thể có một số bệnh như liệt dương, đau nhức, trí nhớ bị giảm sút, và suy nhược thần kinh. Khi phụ nữ mang thai mà bị nhiễm độc chì thì sẽ có nhiều tổn hại cho bào thai, có thể đưa tới trường hợp sẩy thay hoặc là sanh non. Đối với đàn ông có thể đưa tới trường hợp giảm lượng tinh trùng.

Mức độ tiếp xúc

Trà Mi: Nhưng mức độ tiếp xúc với chì như thế nào mới đưa tới ngộ độc?
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Thường sự tiếp xúc xảy ra một cách từ từ và lâu dài. Chúng ta tiếp cận với chì mỗi ngày một chút, thế rồi chì tích tụ trong cơ thể. Nhưng nếu sự tiếp cận với chì liên tục thì số lượng chì tích tụ trong máu càng lên cao. Và khi lượng chì lên tới mức độ cao sẽ gây ra tác hại cho cơ thể.
Trà Mi: Các sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em được sản xuất từ Trung Quốc đã bị phát hiện là có chứa hàm lượng chì quá mức cho phép. Trong cuộc sống hàng ngày có những sản phẩm, vật dụng tiêu dùng nào cũng có khả năng gây nhiễm độc chì cho giới tiêu thụ hay không?
Những đồ sứ đó sử dụng màu sơn pha chì thì khi chứa thức ăn nóng, sức nóng có thể làm cho chì tan ra lẫn vào thức ăn. Hoặc các loại thức ăn có chất chua cũng làm cho chất chì của đồ sành sứ tan ra lẫn vào thức ăn. Đó là những nguồn gây ra ngộ độc chì mà đôi khi chúng ta không hề để ý tới.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Trước hết, chúng tôi xin thưa rằng chì có nhiều trong các loại sơn nhà cho có độ bóng để tạo vẻ đẹp, thứ hai là chì từ ống nước lẫn vào trong nước có thể gây ngộ độc. Điều quan trọng là đối với công nhân làm việc trong các cơ sở kỹ nghệ luyện chì hoặc làm các dụng cụ bằng nhựa hay là hàn thép bằng điện cũng có thể bị ngộ độc chì.
Trước những năm 1980, xăng thường được pha chì để tăng độ octave cho mạnh hơn nên chì được thải vào không khí rất nhiều.
Trà Mi: Bác sĩ có nói là trong thực phẩm cũng có lẫn chì, vậy làm thế nào để người tiêu dùng có thể biết được những loại thực phẩm nào nhiễm chì để phòng ngừa?
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Tại Việt Nam chúng ta cần lưu ý là thường có nhiều loại rau đựơc trồng ở các nơi có nước thải của các cơ sở kỹ nghệ trong đó có nhiều chì. Thí dụ rau muống, ngó sen … ở những nơi đó nhiễm số lượng chì khá cao.
Chúng ta cũng nên để ý các loại bình, bát chén hay các đồ sành sứ thì thường thường ở các nước Á Châu như Trung Hoa và Việt Nam người ta hay sử dụng sơn pha chì để làm cho sản phẩm đẹp hơn.
Những đồ sứ đó sử dụng màu sơn pha chì thì khi chứa thức ăn nóng, sức nóng có thể làm cho chì tan ra lẫn vào thức ăn. Hoặc các loại thức ăn có chất chua cũng làm cho chất chì của đồ sành sứ tan ra lẫn vào thức ăn. Đó là những nguồn gây ra ngộ độc chì mà đôi khi chúng ta không hề để ý tới.

Đồ dùng có chất chì

Trà Mi: Như vậy thì rất là nguy hiểm. Người Việt mình dùng các đồ sành sứ như chén bát dĩa có hoa vân đẹp chứ ít ai chuộng các mặt hàng trơn. Như vậy phải chăng bây giờ giới chuyên môn phải khuyên là không nên dùng đồ đựng thức ăn có loại sơn như vậy?
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Đúng. Chúng ta nên để ý nếu đối với đồ sứ như chén bát đựơc sản xuất ở các quốc gia mà chúng ta có thể tin tưởng được (Hoa Kỳ, Gia Nã Đại) thì chúng ta biết chắc chắn rằng các sản phẩm đó không sử dụng sơn pha chì. Trong khi đó tại các quốc gia khác (Trung Hoa, Việt Nam) người ta vẫn sử dụng các loại sơn pha chì.
Đây cũng là điểm mà chúng ta cần lưu ý. Bút chì làm bằng chì. Khi các em ngậm vào đầu bút chì thì chì có thể xâm nhập vào cơ thể và đó cũng là môt nguồn gây ngộ độc chì. Ngoài ra, trong mực viết cũng có chút chì được pha lẫn vào để tạo màu cho mực nên học sinh cần để ý tới.
Riêng tại Việt Nam thì ở các vùng nông thôn trẻ em hay đánh bi với những viên bi làm bằng chì. Các em cầm suốt ngày và đánh bi vài ba tiếng đồng hồ liền thì chất chì có thể xâm nhập vào cơ thể, nhất là với bàn tay cầm bi dính chì mà các em quệt vào miệng thì chất chì có thể xâm nhập vào cơ thể. Hoặc các em đúc các cục chì nhỏ gắn vào dây câu cá thì đó cũng là nguồn đưa tới trưòng hợp ngộ độc chì.
Ngoài ra các loại đồ chơi ở ngoài sân chơi như bàn ghế, xích đu v.v làm bằng nhựa có pha chì, hoặc được sơn bằng loại sơn pha chì. Thông dụng nhất đối với bà con bên Việt Nam là những bồn chứa nước trên sân thượng bằng kim loại thì trong đó cũng có thể có chì.
Nhiều khi những bình đựng rượu làm bằng kim loại thì chất chì từ bình cũng có thể xâm nhập vào rượu và gây ra ngộ độc.
Một điểm nữa là những hộp kim loại được hàn chì như là cá hộp, thịt hộp v.v. cũng có chứa chì và có thể gây ra ngộ độc.
Về sữa uống chúng ta không nên sử dụng nguồn nước nóng từ các ống dẫn nước trong nhà để pha sữa cho trẻ em, vì khi nước nóng nằm trong ống chì lâu quá có thể bị nhiễm chì và do đó sữa có thể bị nhiễm chất độc chì.
Còn trong khói thuốc lá cũng có nhiều chất chì nên người hút thuốc lá nhiều lâu ngày cũng bị ngộ độc chì.
Trà Mi: Một vật rất quen thuộc với trẻ em là bút chì, vậy không biết nó có tác hại gì đối với sức khoẻ của trẻ em không?
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Đây cũng là điểm mà chúng ta cần lưu ý. Bút chì làm bằng chì. Khi các em ngậm vào đầu bút chì thì chì có thể xâm nhập vào cơ thể và đó cũng là môt nguồn gây ngộ độc chì. Ngoài ra, trong mực viết cũng có chút chì được pha lẫn vào để tạo màu cho mực nên học sinh cần để ý tới.
Trà Mi: Như vậy là có rất nhiều cơ hội bị nhiễm độc chì. Vậy có cách nào để mọi người tự kiểm soát hay tự phát hiện ra mình đã bị ngộ độc chì hay không?
Chúng ta nên dạy dỗ trẻ em là rửa tay sạch sẻ để tránh bụi bặm có thể nhiễm chì. Còn sơn ở trong nhà thì cần phải lưu ý coi loại sơn đó có pha chì hay không. Nên kiểm soát nước uống trong nhà có bị nhiễm chì hay không.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Thực tình khó mà phát hiện khi nào bị ngộ độc chì. Nhưng chúng ta có thể đo lường số lượng chì trong máu để biết chúng ta có bị nhiễm độc chì hay không. Theo đúng tiêu chuẩn thì nồng độ chì trong máu phải dưới 10 microgam (10 phần nghìn gam) thì mới an toàn. Nếu trên mức đó thì sẽ gây ra ngộ độc cho cơ thể.

Cách điều trị và phòng tránh

Trà Mi: Bây giờ xin được hỏi thăm bác sĩ phương thức chữa trị khi bị ngộ độc chì. Có cách nào trị dứt hẳn để không bị di chứng lâu dài không ạ?
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Về điều trị thì vấn đề quan trọng hơn cả là phải chấm dứt ngay sự tiếp cận với nguồn phát sinh ra chì. Thí dụ trong nước uống mà ta biết có nhiễm chì thì phải ngưng sử dụng nguồn nước đó.
Hoặc là đối với các loại đồ chơi có nguồn gốc từ các quốc gia sử dụng sơn chì thì chúng ta phải loại bỏ ngay sụ tiếp cận đó. Nếu chúng duy trì sự tiếp cận với nguồn chì thì bệnh sẽ nặng hơn.
Ngộ độc chì trầm trọng có thể điều trị được là vì có những loại thuốc riêng và khi bệnh nhân uống vào thì thuốc sẽ bám vào chì và đưa chì ra khỏi cơ thể. Đây là phương thức điều trị rất công hiệu.
Trà Mi: Cuối cùng xin bác sĩ vài lời khuyên đối với quý vị thính giả, nhất là quý vị thính giả tại Việt Nam. Làm thế nào để tránh bị ngộ độc chì?
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Thứ nhất chúng tôi xin nhấn mạnh là chí có tác dụng rất hại lên trẻ em. Trong gia đình có trẻ em nên quan tâm tới việc nhiễm độc chì và phòng ngừa đối với trẻ em.
Chúng ta nên dạy dỗ trẻ em là rửa tay sạch sẻ để tránh bụi bặm có thể nhiễm chì. Còn sơn ở trong nhà thì cần phải lưu ý coi loại sơn đó có pha chì hay không. Nên kiểm soát nước uống trong nhà có bị nhiễm chì hay không.
Một điểm có liên hệ tới vấn đề ăn uống là một số thực phẩm có khả năng khử độc chì trong cơ thể. Nếu chúng ta dùng loại thực phẩm có nhiều chất kẽm, chất calcium, chất sắt thì những chất này có thể làm giảm khả năng hấp thụ chì vào máu.
Chúng ta nên ăn nhiều các loại rau, trái cây, trứng, sữa, vì có nhiều chất sắt trong đó. Chúng ta nên sử dụng chúng để làm giảm các tác hại của chì đối với cơ thể.
Một điểm nữa là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền là phải hướng dẫn người dân ý thức được có tình trạng ngộ độc chì, tuy rằng ít hơn ngày xưa. Tại những vùng có chất phế thải chì thì cần nhắc nhở công chúng không nên trồng các loại rau hoặc nuôi các gia súc ở gần những vùng đó.
Trà Mi: Chúng tôi xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều đã đành thì giờ cho cuộc trao đổi này.