Monday, October 9, 2017

Chứng chỉ an toàn lao động - trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường



An toàn lao động|An toàn hóa chất|HSE|ISO 14001|ISO 9001|OHSAS 18001|Chứng chỉ An toàn lao động|Giấy chứng nhận An toàn lao động|Huấn luyện An toàn lao động|Nghiệp vụ bảo vệ môi trường |An toàn vệ sinh lao động|Ứng phó sự cố môi trường|Tràn dầu|Chứng chỉ An toàn Hóa chất|Chất thải nguy hại|Quản lý môi trường doanh nghiệp|Chứng chỉ An toàn|An toàn xây dựng|An toàn điện|An toàn thiết bị nâng|An toàn trên cao|An toàn máy hàn - cắt| Vận chuyển hàng nguy hiểm
Chứng chỉ An toàn lao động|Giấy chứng nhận An toàn lao động|Huấn luyện An toàn lao động| An toàn Vệ sinh lao động| Chứng chỉ An toàn|http://ungphosuco.vn/khoa-hoc/huan-luyen-toan-lao-dong/

Saturday, October 7, 2017

bài tập tưởng tượng thân thiện

Thời gian: 30 phút

Đây là một hoạt động tàu phá băng tuyệt vời đó là hoàn hảo cho các nhóm nhỏ và lớn cũng như. Bắt đầu bằng cách yêu cầu mỗi người tham gia để nhắm mắt trong một phút và xem xét những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống của họ. Điều này có thể bao gồm những khoảnh khắc họ đã có một mình, họ đã chia sẻ với gia đình hoặc bạn bè; những khoảnh khắc có thể liên quan đến sự thành công chuyên nghiệp, thiên khải cá nhân, hoặc những cuộc phiêu lưu cuộc sống thú vị. Sau khi những người tham gia đã có một chút thời gian để chạy qua điểm nổi bật của cuộc sống của họ, cho họ biết rằng họ tìm kiếm nổi bật là về để được thu hẹp. Giữ mắt khép kín, yêu cầu mỗi người tham gia để có một chút thời gian để quyết định những 30 giây của cuộc sống của họ, họ sẽ muốn sống lại nếu họ chỉ có ba mươi giây còn lại trong cuộc sống của họ. Phần đầu tiên của hoạt động này cho phép người tham gia để phản ánh lại cuộc sống của họ, trong khi phần thứ hai (mà chúng ta sẽ thảo luận trong một thời điểm) cho phép họ nhận biết đồng nghiệp của họ ở mức độ thân mật hơn. Phần thứ hai của trò chơi là "xem xét" phần. Các nhà lãnh đạo của các hoạt động này sẽ yêu cầu mỗi người tham gia những gì họ 30 giây kéo theo và lý do tại sao họ đã chọn nó, mà sẽ cho phép người tham gia để có được một cảm giác về niềm đam mê của nhau, yêu thương, và cá tính.

Sunday, September 10, 2017

Ngẫm

Chuyện kể rằng, ở làng quê nọ có 3 chàng trai mang theo bao nhiêu hoài bão cùng nhau tính kế rời làng đi tìm kiếm cơ hội làm ăn.

Cả 3 đồng hành cùng nhau trên những quãng đường dài. Một lần nọ, tình cờ nghỉ chân ở một thị trấn nhỏ ven rừng, cả 3 chàng trai phát hiện ra nơi đây có một giống táo rất ngon, quả mọng đỏ, và đặc biệt là người dân ở đây rất nhiều nhà trồng nên giá bán rất rẻ.

Nắm bắt được cơ hội làm giàu, cả 3 anh chàng quyết định nán lại thị trấn một thời gian.

Sau mấy ngày dạo quanh làng tìm hiểu, người thứ nhất quyết định bỏ hết tiền đang có, mua mấy xe táo loại ngon nhất mang lên thành phố bán và được giá rất hời. Cứ như vậy, sau nhiều chuyến hàng, sau nhiều năm, anh đã giàu lên, có của ăn của để.

Người thứ 2 lại nghĩ: “Sao mình không mang mấy cây về quê trồng nhỉ. Chỉ mấy năm nữa mình đã có thể bán táo của chính mình”.

Nghĩ vậy, anh ta liền chia đôi số tiền mang theo, một nửa đi mua một trăm cây giống, nửa còn lại anh cũng mua táo về bán kiếm tiền lời ngay. Chỉ 3 năm sau, không những trở thành một thương gia có tiếng, anh chàng còn là chủ một trang trại với hàng trăm cây táo, và là ông chủ của mấy chục công nhân.

Còn lại anh chàng thứ 3, sau khi 2 người kia đã xong việc về, anh vẫn quanh quẩn khu làng, tìm hiểu cả về đất đai, nguồn nước nơi đây. Anh dần trở nên quen thuộc với mấy người trong làng.

Một tuần sau đó, anh đến gặp ông chủ vườn táo lớn nhất làng, chỉ vào 1 gốc cây táo và hỏi: “Ông có thể bán cho tôi chỗ đất này không?”

Người chủ vườn táo vô cùng ngạc nhiên, nhìn anh thăm dò nhưng vẫn nói: “Xin lỗi, tôi không thể bán được. Bán rồi thì cây này sẽ chết mất!”

Chàng thanh niên mỉm cười, cúi xuống dùng tay bốc một nắm đất rồi hỏi lại: “Vậy ông có thể bán cho tôi một nắm đất này không, tôi thực sự rất muốn có nó”.

Thấy sự lạ, ông chủ nhìn anh vẻ trêu đùa, nhưng rồi cũng thốt lên: “Được thôi, anh hãy đưa cho ta 1 đô la cho mớ đất ấy”.

Người thứ 3 mang nắm đất trở về quê hương, nhờ chuyên gia phân tích chất đất, thành phần đất….Sau đó, anh thầu một quả đồi lớn, bắt đầu cải tạo, nuôi dưỡng đất để nó giống chất đất anh mang về. Cũng phải 2 năm sau anh mới có thể quay trở lại làng cũ, mua cây táo giống về trồng trên mảnh đất của mình.

Bẵng đi 10 năm trôi qua, anh chàng thứ nhất nay đã có biệt thự xe hơi, công việc làm ăn khấm khá, nhưng công việc làm ăn không còn được khuếch trương như trước do nguồn hàng không ổn định, có sự cạnh tranh nên giá cả tăng cao…

Người thứ 2 đã sớm có vườn táo của riêng mình. Sang năm thứ 3 anh đã có thể tự thu hoạch táo và bán. Nhưng chỉ được mấy năm, số táo đó trồng trên đất không phù hợp nên táo của anh ngày càng kém chất lượng, quả không còn ngọt và mọng đỏ như trước. Anh mất đi những hợp đồng lớn, chỉ còn tiêu thụ lượng nhỏ quanh vùng.

Người thứ 3 sau những miệt mài nghiên cứu đầu tư, đến năm thứ 5 bắt đầu cho thành quả. Táo của anh được trồng trên đất phù hợp, cho quả ngọt và chín đỏ như ở làng kia. Lái buôn thi nhau đến chỗ anh mua hàng.

Khi đã phát triển, có vốn trong tay, anh nhân rộng vườn cây, lập công ty và tìm đầu mối xuất khẩu. Sau 10 năm anh đã là một doanh nhân nổi tiếng trong ngành táo.


Thực ra ranh giới giữa thành công và thất bại cũng thường rất mỏng manh. Cả 3 người đàn ông này đều có thể được xem là thành công trên con đường khởi nghiệp của mình, tuy đích đến và quá trình không giống nhau. Cùng xuất phát điểm giống nhau, nhưng tư duy và lối suy nghĩ khác nhau nên kết quả hoàn toàn khác nhau.

Trong kinh doanh, hãy luôn đặt cho mình một đích đến để phấn đấu. Và, luôn luôn chuẩn bị phương án hành động đối với mỗi tình huống xảy ra, như thế mới có thể thành công.

Có một câu nói – một triết lý rằng “Một mảnh đất, không hợp cho việc trồng lúa mạch, có thể trồng thử đậu; nếu đậu cũng không thích hợp, có thể thử trồng dưa leo; nếu cả dưa leo cũng không được… thì rải lên một ít kiều mạch nhất định cũng có thể nở hoa. Bởi vì một mảnh đất, luôn luôn có một hạt giống thích hợp với nó, cuối cùng cũng sẽ có thành quả thu hoạch trên mảnh đất đó thôi”. Trên thế gian này không ai là vô dụng cả, chỉ có điều chúng ta không đặt họ đúng vị trí mà thôi.

Tin Tài TrợPowered by ViewPlus
3 điểm chỉ Galaxy Note 8 làm được, smartphone khác chịu chết
 genk.vn +2,2M Reached
Tiết kiệm chi phí nhờ ưu đãi nhận kiều hối
 cafef.vn +254,9K Reached

Khởi nghiệp có đôi lúc sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, nếu kiên nhẫn trải qua bạn mới có thể đi đến cùng. Thành công là cả một quá trình. Chỉ là bạn đi con đường nào để hoàn thành quá trình này thôi.

Anh chàng thứ nhất, cũng được xem là một khởi nghiệp thành công. Với tố chất thương nhân, anh lập tức đã tìm được nguồn cung hàng đưa về nơi có nhu cầu. Bên cạnh đó, anh “mua tận gốc” nên giá vốn bỏ ra thấp hơn, lợi nhuận cao hơn.

Anh chàng thứ 2 luôn có suy nghĩ cẩn trọng, lại muốn làm chủ. Anh sợ rằng một ngày nào đó nguồn cung không phù hợp, nên anh chuẩn bị sẵn phương án. Bên cạnh đó, anh là một người thức thời, lại giỏi trong tìm phương án thay thế. Anh xác định cần kinh doanh ngay “lấy ngắn nuôi dài”, cũng cần chuẩn bị cho tương lai dài lâu. Anh sớm trở thành ông chủ và có sự nghiệp riêng cho mình.

Anh chàng thứ 3 là người đầy tính kiên trì. Anh chấp nhận bỏ ra 2 năm để nghiên cứu, 3 năm để ươm trồng. Thành quả anh nhận được cũng lớn hơn 2 người bạn. Sau 5 năm, lượng cung hàng anh ổn định, tại chỗ, giá rẻ giúp anh thu được nguồn lợi lớn, dễ mở rộng sản xuất kinh doanh. Anh có cơ hội xây dựng, phát triển sản phẩm của mình thành “chuỗi” bằng cách nhân rộng mô hình. Anh trở thành một doanh nhân.

Chúng ta luôn có xu hướng chỉ nhìn vào sự khác biệt lớn giữa những người giàu và người nghèo mà bỏ qua quá khứ của họ. Bởi người giàu của ngày hôm nay cũng có thể là người nghèo của ngày hôm qua, còn người nghèo của ngày hôm nay cũng có thể là người giàu của ngày mai. Người giàu và người nghèo có thể họ cũng đã từng đứng trên cùng một vạch xuất phát, thế nhưng kết quả của họ lại hoàn toàn khác nhau. Vậy sự khác biệt của họ cụ thể là bao xa?

“Muốn thành công, bạn phải dấn thân vào những con đường mới, chứ không phải đi du lịch trên lối mòn của những thành công đã được thừa nhận”.John D. Rockefeller đã từng nói vậy.


Nhìn vườn táo, cả 3 chàng trai đều nghĩ ra cách kinh doanh kiếm lợi. Nhưng mỗi người có suy nghĩ khác nhau, nên mức thành công của mỗi người cũng khác nhau. Không đi theo lối mòn định sẵn, nên anh thứ 3 đã thành công hơn.

Nó cũng giống như bạn làm và nhận lương. Là nhân viên, bạn mong đến ngày đến tháng để nhận lương – và đó là thành quả của bạn. Là ông chủ bạn nhận “lương” mỗi khi hoàn thành một thương vụ, một dự án kinh doanh. Thế nhưng, nếu là doanh nhân với tầm nhìn và xu hướng phát triển trong nhiều thập kỷ, bạn sẽ là người có thu nhập cao nhất.

Lựa chọn nào cũng song hành cùng cái giá của nó. Chúng ta không thể ép ai đó giống mình, nhưng quan trọng nhất là chúng ta biết mình có quyền lựa chọn sẽ trở thành một sản phầm như thế nào!

Friday, September 8, 2017

Ngẫm

NGẪM !!!

Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ.
Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu…
Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “ Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”
Tất cả học sinh phẫn nộ , nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi”
Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “ Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé”
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “ Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?”
Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy”
Thầy giáo xúc động : “Trả lời rất đúng”
Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi"
Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.
Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm.
Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được trân trọng người bên cạnh mình.
Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn.

Thursday, September 7, 2017

Quá trình phát triển của hệ thống QLCL

Trong lịch sử phát triển sản xuất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không ngừng tăng lên theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Tùy theo quan điểm, cách nhìn nhận xem xét mà các chuyên gia chia giai đoạn chất lượng thành 5 giai đoạn phát triển chất lượng.
 
Giai đoạn thứ nhất: “Kiểm tra chất lượng”
 
Kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, trong một thời gian dài, đánh giá chất lượng chủ yếu dự trên việc kiểm tra sản xuất. Để phát hiện ra khuyết tật, người ta kiểm tra sản phẩm cuối cùng, sau đó đưa ra các biện pháp khắc phục. Nhưng biện pháp này không giải quyết được tận gốc vấn đề, nghĩa là không tìm đúng nguyên nhân đích thực gây ra khuyết tật của sản phẩm. Đồng thời việc kiểm tra như vậy cần chi phí lớn về thời gian, nhân lực và độ tin cậy không cao.
 
Giai đoạn thứ hai: “Kiểm soát chất lượng”
 
Vào những năm 20, khi sản xuất công nghiệp phát triển cả về độ phức tạp và qui mô thì việc kiểm tra chất lượng đòi hỏi số lượng cán bộ kiểm tra càng đông, chi phí cho chất lượng sẽ càng lớn. Từ đó người ta nghĩ tới biện pháp “ phòng ngừa” thay thế cho biện pháp “phát hiện”. Mỗi doanh nghiệp muốn sản sản phẩm và dịch vụ của mình có chất lượng cần kiểm soát 5 điều kiện cơ bản sau:
 
·        Kiểm soát con người
·        Kiểm soát phương pháp và quá trình
·        Kiểm soát nhà cung ứng
·        Kiểm soát trang thiết bị dùng cho sản xuất và kiểm tra, thử nghiệm
·        Kiểm soát thông tin
 
Giai đoạn thứ ba: “Đảm bảo chất lượng “
 
Khái niệm đảm bảo chất lượng đã được phát triển lần đầu ở Mỹ từ những năm 50. Khi đề cập đến chất lượng, hàm ý sâu xa của nó là hướng tới sự thỏa mãn khách hàng. Một trong những yếu tố thu hút được khách hàng là “niềm tin” của khách hàng đối với nhà sản xuất. Khách hàng luôn mong muốn tìm hiểu xem nhà sản xuất có ổn định về mặt kinh doanh, tài chính, uy tín xã hội và có đủ độ tin cậy không. Các yếu tố chính là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng. Khách hàng có thể đặt niềm tin vào nhà sản xuất một khi biết rằng họ sẽ “đảm bảo chất lượng”. Niềm tin đó dựa trên cơ sở khách hàng biết rõ về cơ cấu tổ chức, con người, phương tiện, cách quản lý của nhà sản xuất. Mặt khác, nhà sản xuất phải có đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ khả năng bảo đảm chất lượng của mình. Các bằng chứng đó dựa trên: Sổ tay chất lượng, qui trình, qui định kỹ thuật, đánh giá của khách hàng về tổ chức kỹ thuật, phân công người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng, kiểm nghiệm, báo cáo kiểm tra, kiểm thử, qui định trình độ cán bộ, hồ sơ sản phẩm…
 
Giai đoạn thứ tư: “Quản lý chất lượng”
 
Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm với việc xây dựng đảm bảo chất lượng mà còn phải tính toán đến hiệu quả kinh tế nhằm có được giá thành rẻ nhất. Khái niệm quản lý chất lượng ra đời liên quan đến việc tối ưu hóa các chi phí hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Mục tiêu của quản lý chất lượng là đề ra những chính sách thích hợp để tiết kiệm đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn.Quản lý chặt chẽ sẽ giảm tối đa mức tối thiểu chi phí không cần thiết.
 
Giai đoạn thứ năm: “Quản lý chất lượng toàn diện”
 
Quản lý chất lượng toàn diện được hình thành tại Nhật Bản khi tiến sĩ Deming truyền bá chất lượng cho người Nhật vào những năm 50. Hiện nay, khái niệm quản lý chất lượng toàn diện đã được phát triển rộng rãi ở Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới. Ngoài các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo, quản lý chất lượng, quản lý chất lượng toàn diện còn bao gồm nhiều biện pháp khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu chất lượng trong thông tin, chất lượng trong đào tạo, chất lượng trong hành vi, thái độ, cử chỉ, chất lượng trong đào tạo, chất lượng trong hành vi, thái độ, cử chỉ, cách cư xử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với khách hàng bên ngoài.
 
Sự khác biệt về mặt chiến lược giữa các giai đoạn khác nhau là:
·        Kiểm tra chất lượng: Phân loại sản phẩm tốt và xấu.
·        Kiểm soát chất lượng: tạo ra sản phẩm thỏa mãn khách hàng bằng các kiểm soát các quá trình 4M và 1I.
·        4M: Man (con người), Machine (máy móc), Material (nguyên vật liệu), Method (phương pháp)
·        1I Information (thông tin)
·        Đảm bảo chất lượng: tiến từ sản phẩm thảo mãn khách hàng lên đến tạo ra niềm tin cho khách hàng.
·        Quản lý chất lượng: Đạt được chất lượng và hợp lý hóa chi phí
·        Quản lý chất lượng toàn diện: Lấy con người là trung tâm để tạo ra chất lượng.

Friday, July 7, 2017

Nghề sale

69 CHÂN LÝ CỦA NGHỀ SALE

1.Thiên hạ quyết định mua vì những lý do riêng của họ, không phải vì những lý do của ta.

2.Khách hàng họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ như nhau hòan toàn xuất phát từ những lý do khác nhau.

3.Khi kẻ bán, người mua xung đột nhau, về nguyện vọng, nên nhớ là người sale bao giờ cũng là kẻ thua.

4.Về căn bản, mua hàng là một hành động phát xuất từ cảm xúc.

5.Nếu không có khả năng kết thúc được các thương vụ, xem như bạn không kiếm sống nổi bằng nghề sale rồi.
6.Khách hàng tiềm năng phải tin tưởng bạn đã, rồi họ mới mua hàng của bạn!

7.Bạn chỉ có thể thuyết phục người khác về những điều mà chính bạn đã tin.

8.Càng tin vào bản thân, bạn càng dễ dàng thuyết phục người khác tin vào những gì bạn nói.

9.Một ý thức mạnh mẽ và tích cực về bản thân chính là đặc tính có giá trị nhất má bất cứ người sale nào cũng cần phải có.

10.Một khi bạn tin, bạn mới có thể khiến người khác tin theo. Ngược lại, nếu bạn không có lòng tin, bạn đừng mơ bảo ai đó phải tin điều bạn nói.

11.Niềm tin của khách hàng vào giá trị sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ không bao giờ mạnh mẽ bằng niềm tin của chính bạn vào những sản phẩm hay dịch vụ ấy đâu.

12.Người bán định giá cả cho sản phẩm hay dịch vụ, song chỉ có người mua mới có thể định được giá trị thực của nó.

13.Thiên hạ tập trung vào con người bạn là ai hơn là những điều bạn nói!

14.Thiên hạ còn có khối chuyện để làm, họ không muốn lãng phí thì giờ làm điều gì mà họ thật tình không muốn.

15.Bán cho một khách hàng ý thức về nhu cầu của mình thì dễ dàng hơn là cố gắng tạo ra nhu cầu trong đầu họ.

16.Mọi giá trị đều ngang bằng nhau cho đến khi có ai đó chỉ ra được đều khác biệt!

17.Bí quyết sale thành công không nằm tất cả trong hành động sale mà thôi, nó nằm chính trong việc kiếm tìm khách hàng tiềm năng,

18.Phần quan trọng nhất của bất kỳ một thương vụ nào ít khi nằm ở “khâu dứt điểm”, mà đã diễn ra suốt tiến trình sale.


19.Nếu bạn càng làm tốt khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thì khả năng kết thúc thương vụ của bạn càng cao.


20.Câu đem lại hiệu quả cao nhất trong kho ngữ vựng của bất cứ một người sale nào đều kết thúc bằng một dấu chấm hỏi.

21.Hãy xem việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng là điều sống còn cho nghề sale của bạn.

22.Cách thức duy nhất để chắc chắn rằng bản thân bạn, công ty của bạn, hay sản phẩm của bạn được người ta nghĩ đến đầu tiên là thông qua việc giữ liên lạc thường xuyên.

23.Hãy luôn tìm kiếm người có khả năng giúp bạn tìm khách hàng tiềm năng.

24.Nếu bạn khiến cho người ta phải ở thế thủ, không biết cách giảm thiểu những căng thẳng, thiết lập tin tưởng lẫn nhau và khởi đầu một cuộc đồi thọai cởi mở, bạn sẻ không thể nào đủ điền kiện để tiến hành thương vụ của mình cho thành công được.

25.Để trao gửi một giá trị nào đó đến các khách hàng tiềm năng, trước hết bạn phải xem bản thân mình là một nguồn giá trị đối với họ.

Monday, June 26, 2017

Công cụ

🎉🎉🎉Điểm khác biệt lớn nhất trong chương trình là cung cấp 3 bộ công cụ ưu việt từ những bậc thầy quản trị cho các nhà quản trị bậc trung bao gồm: Giám đốc chức năng, Trưởng/Phó phòng ban, Trưởng nhóm các công cụ giúp họ giải quyết công việc hiệu quả🎉🎉🎉
🌳BỘ CÔNG CỤ NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY
✔Công cụ tự phân tích kĩ năng lãnh đạo của bản thân: Self-SWOT Analysis Sheet
✔Công cụ nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp: The Balanced Scorecard
✔Công cụ cân nhắc thiệt hơn để ra quyết định: Plus, Minus, Interesting
🌳BỘ CÔNG CỤ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ
✔Công cụ phân tích và theo dõi công việc:To-do-lists
✔Công cụ phân quyền, ủy quyền: DelegationLog
✔Công cụ xác định ưu tiên trong công việc: Pareto Analysis
✔Công cụ dự đoán hiệu quả làm việc của nhân viên: Inbox/In-tray assessment
✔Công cụ ra quyết định thông qua việc cân nhắc các nhân tố khác nhau: Grid Analysis
Kĩ thuật ra quyết định nhóm: Steplader technique
 🌳BỘ CÔNG CỤ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
✔Công cụ huấn luyện, kèm cặp để nâng cao hiệu quả công việc: The GROW Model
✔Công cụ đánh giá nhân viên: 360 Degree Feedback
-

Saturday, June 17, 2017

Nói thách

8 TUYỆT CHIÊU ĐÀM PHÁN, BẠN CẦN BIẾT (Kỳ 2)

Chiêu 2: Nói thách (Highball/lowball)

Cuối tuần, tôi quyết định đi chợ, tự mua đồ, nấu ăn cho vợ. Đi qua hàng rau, tôi hỏi một mớ rau bao nhiêu. Cô bán hàng nhìn tôi một lượt từ đầu tới chân, cười tươi như hoa rồi phát giá: “25k/mớ, anh đẹp giai nhé”. Máu đàm phán nổi lên. Sau một kì kèo, tôi giảm được 5k. Tôi nhắc lại, 5k là 20% đấy nhé – một con số mà bất kì nhà đàm phá nào cũng có thể tự hào. Tôi trả tiền rồi đi. Ơ, 20k/mớ rau có gì đó sai sai. Thôi chết, mình trúng chiêu rồi...Quả thực, cao thủ sử dụng chiêu này chính là các bà các cô ở chợ Đồng Xuân hay chợ Bến Thành. Đôi khi, giá nói thách cao một cách ngớ ngẩn. Mình trả giá 50% có khi còn bị hớ. 

Chiêu này có thể khiến cho đối phương phải thay đổi giá khởi điểm của mình và tiến gần hơn tới điểm giới hạn. Khi bị dính chiêu này, thậm chí những nhà đàm phán giàu kinh nghiệm cũng phải mất nhiều thời gian và công sức để có thể đưa giá về điểm công bằng, thuyết phục đối phương nhượng bộ rất lớn từ cái giá “trên trời”. Chiến thuật này thể hiện hiệu quả trong khoảng thời gian giữa lời trả giá đầu tiên và lời trả giá thứ hai. Bạn có xu hướng thay đổi là đề nghị của mình khi nó cách quá xa lời đề nghị của đối phương. Một lời đề nghị ban đầu quá cao (hoặc thấp) sẽ khiến bạn suy nghĩ lại về khoảng đàm phán và thế là...trúng chiêu. Yếu quyết của chiêu này chính là hiệu ứng tâm lý mỏ neo. Bạn sẽ trả giá xung quanh điểm mà đối phương đã “neo”. Như ví dụ trên, dù mình đã giảm giá được 20% nhưng rốt cuộc vẫn bị hớ. 

Với kinh nghiệm cá nhân, chiêu này là một chiêu đơn giản, hiệu quả cao nhưng khó mà để sử dụng tốt (khác với bạn, các cao thủ ở chợ luyện chiêu ngày cả trăm lần một ngày nhé). Đưa ra một giá cao, nhưng đủ để đối phương thấy thành ý muốn bán, không quay lưng đi và thuyết phục được một cái giá “bất hợp lý” thành “hợp lý” không hề dễ. Bạn thực sự phải là chuyên gia để có thể tìm được mức giá đó và kết hợp thêm các chiêu tâm lý (như khen mình đẹp trai chẳng hạn). Điểm yếu của chiêu này khá rõ khi nó làm “tổn thương hoà khí”, giảm quyết tâm đàm phán. Có rất nhiều trường hợp, cả hai bên có thể đạt được thoả thuận nhưng vì dùng chiêu này nên đã không tiếp tục đàm phán. Kết quả, đôi bên đều bị thiệt. 

Có hai cách để đối phó với chiêu này-phản công hoặc phòng thủ:
-Phản công: khi mình bị đặt mỏ neo thì hãy neo lại mỏ. Đối phương thách cao thì mình thách thấp và ngược lại.
-Phòng thủ: thể hiện tinh thần hợp tác, yêu cầu đối phương không chơi “chiêu” với mình ngay từ ban đầu. Yêu cầu đối phương đưa ra một đề nghị hợp lý thay vì nói thách lại. 

Có vài chiến thuật:
1, Yêu cầu đối phương đưa ra giá hợp lý và từ chối tiếp tục đàm phán nếu đối phương không làm vậy.
2, Thể hiện hiểu biết của mình về thị trường với các số liệu, bằng chứng xác thực. Khẳng định mình sẽ không bị gạt.
3, Đe doạ ngừng đàm phán, thể hiện sự không bằng lòng khi bị đối phương chơi “chiêu”
4, Đáp trả lại bằng một đề nghị “thách” khác. Thể hiện rõ mình sẽ không bị “neo” vào đề nghị của đối phương.

Chiêu này là một nghệ thuật, người dùng chiêu là một nghệ sĩ. Tuy đơn giản nhưng để sử dụng nhuần nhuyễn thì khó vô cùng. Không có điều gì dễ hơn là gặp các cao thủ ở chợ để luyện chiêu này. Những điều mình viết không hề mới lạ. Các bạn chắc thấy vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, mình chỉ hệ thống hoá và phân tích dưới góc độ khoa học về những chiêu thức đàm phán. Hẹn gặp lại các bạn trong các chiêu tiếp theo. 

Ảnh: Google
---------
Vũ Minh Trường – Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Lãnh đạo Chiến Lược ĐH James Madison

8 TUYỆT CHIÊU ĐÀM PHÁN, BẠN CẦN BIẾT (Kỳ 1)
https://goo.gl/n5bA9H
8 TUYỆT CHIÊU ĐÀM PHÁN, BẠN CẦN BIẾT (Kỳ 2)
https://goo.gl/V1VURv
ĐÀM PHÁN-CHƯA BAO GIỜ NHƯ BẠN NGHĨ
https://goo.gl/R41WOI
LÃNH ĐẠO VS QUẢN LÝ
https://goo.gl/MNSBLk
CAO THỦ SỐ 1 – ANH CẦN GÌ?
https://goo.gl/etFGoq
NỘI LỰC THƯỢNG THỪA TỪ SỐ 0
https://goo.gl/Xi05n5
BÍ KÍP VÕ CÔNG...TỪ ĐÂU MÀ CÓ?
https://goo.gl/itKSxs

Wednesday, June 14, 2017

Cứu dưa

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, được mùa nhưng nông dân không bán được dưa hấu cho ai. Thương buôn chỉ mua được chút ít so với ruộng dưa cả nghìn tấn đang đến kỳ chín rộ. Nông dân khóc ròng, họ phải đổ dưa hấu cho bò ăn thay cỏ.

Đừng trách họ khi khóc than trồng dưa xong không biết bán cho ai, phải đổ đi cho bò. Họ là nông dân, họ hiểu cách làm sao để cây ra trái. Họ là nông dân, nếu bắt họ phải tính toán bán dưa cho ai, thị trường thế nào, cạnh tranh ra sao, sản lượng sản xuất trong khu vực thế nào, năng lực tiêu thụ trong khu vực thế nào, năng lực tiêu thụ nơi khác ra sao, phí chuyên chở đắt rẻ ra sao...thì e rằng là quá sức họ. Quy luật phân công lao động cho thấy, trồng được dưa ngon, họ đã làm tròn được nghĩa vụ sản xuất của họ. Nhưng, nông dân cuối cùng vẫn thua, vẫn khóc trên đồng ruộng đầy hoa màu của mình. Vì sao vậy? Vì họ là họ và họ chưa là một phần của chuỗi đầy đủ trong một hành vi kinh tế. Mà việc đó, chung quy lại, không phải là việc họ có thể làm được.

Nếu như ai đó trách nông dân sao không tính toán đầu ra để rồi dưa trồng bằng mồ hôi và nước mắt lại phải đem đổ cho bò rồi lại khóc than trên đồng ruộng thì không phải họ không có cái lý của mình. Nhưng, không giúp lau khô được giọt nước mắt cho người nông dân thì khoan hẵng đặt lên vai họ những thứ mà những người sản xuất không làm được.

Nếu như ai đó trách nông dân sao không tính toán đầu ra để rồi dưa trồng bằng mồ hôi và nước mắt lại phải đem đổ cho bò rồi lại khóc than trên đồng ruộng thì không phải họ không có cái lý của mình. Nhưng, không giúp lau khô được giọt nước mắt cho người nông dân thì khoan hẵng đặt lên vai họ những thứ mà những người sản xuất không làm được.

Ngày xưa, Mai An Tiêm bị đày ra hoang đảo. Nơi hoang đảo, vợ chồng Mai An Tiêm cùng hai người con thương yêu của mình vật lộn với thiên nhiên, chọn hang đá làm nhà che mưa che nắng, dùng cành cây nhọn đào đất tìm nước uống, mài đá để lấy lửa, xuống biển mò cua bắt ốc để ăn... Một ngày kia, có một con chim trắng từ phía Tây bay tới làm rơi hạt cây màu đen xuống bãi cát trắng. Nghĩ rằng chim ăn được thì người cũng ăn được, Mai An Tiêm đem hạt cây trồng thử. Mấy tháng sau, cây lớn bò lan trên mặt đất, có nhiều quả xanh thẩm to bằng đầu người lớn. Khi bổ ra ăn thử, thấy ruột quả màu đỏ, hạt đen, mùi vị thơm ngọt. Mai An Tiêm đem hạt dưa gieo trồng khắp đảo. Khi có nhiều dưa rồi, Mai An Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái dưa, ăn thấy ngon, liền tìm đến. Rồi từ đó tiếng đồn đi xa là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các thuyền buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng. Nhờ đó mà gia đình An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Nhắc đến truyền thuyết về Mai An Tiêm để thấy rằng, người đời từ xưa đến nay đều vậy, thấy đất này trồng được dưa ngon thì trồng cây dưa. Nông dân cũng như Mai An Tiêm vậy, cứ mở rộng trồng cây dưa vì đâu có lựa chọn nào khác? Trồng cây khác có hợp thổ như cây dưa đâu mà không trồng dưa? Cứ thế, Mai An Tiêm ở nơi hoang đảo cũng đâu tính toán được ai sẽ đổi dưa lấy vật dụng cho mình? Nếu phán xét, cứ trồng vậy mà chẳng tính đầu ra gì thì có lẽ, thử đặt mình ở nơi hoang đảo một lần để hiểu vì sao nông dân chỉ biết trồng dưa mà không biết ai sẽ mua dưa cho mình. Nông dân có thấy dưa phải đổ ra cho bò ăn và trồng cây khác thì liệu có giải quyết được vấn đề? Có lẽ là không.

Sản xuất phải đi đôi với tiêu dùng; Cung phải gắn với Cầu, đó là điều tất lẽ dĩ ngẫu của kinh tế học. Thứ kết nối giữa Sản xuất với tiêu dùng; giữa Cung với Cầu nói nôm na dễ hiểu là thương mại. Thương mại bao gồm tỷ thứ khác như phân tích thị trường, bao nhiêu cung, bao nhiêu cầu, cầu ở những đâu, chi phí để cung gặp được cầu là mấy và lợi nhuận là mấy...

Bản thân dưa hấu, nếu có mắt xích quan trọng là những người làm thương mại đem dưa đến các tỉnh thành khác, nước khác bán thì chắc cầu còn vượt quá cung. Nhưng, vấn đề là chưa có ai đứng ra làm việc này.

Trong bức tranh kinh tế lớn, dưa hấu chỉ là một trong hàng tỷ mặt hàng khác và có lẽ, những người làm thương mại chưa cảm thấy mặn mà để đẩy mình vào ráp nối giữa Cung với Cầu. Bán một vài cái smartphone nhỏ gọn, thương nhân có thể lãi nhiều bằng bán cả tấn dưa, tấn gạo.

Vì thế, hành tím đôi khi chứ chất đầy đồng, chuối, dưa hấu chẳng có tội lỗi gì về chất lượng phải đổ cho bò ăn...

Những người Việt ở nước nọ, nước kia viết rằng, ở đó, họ muốn ăn quả dưa phải bỏ tiền ra ngang ngửa dân Việt mình mua cả tấn...Họ không trồng được và phải mua từ nơi rất xa xôi về. Người tiêu dùng phải chấp nhận trả tiền cho cả chuỗi kết nối cung cầu kia.

Còn ở Việt Nam, hầu như vùng nào cũng lắm cây trái nhờ đất tốt, khí hậu hiền hoà. Nhờ Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp nên dân vẫn được ăn những hoa qủa địa phương mình trồng với giá cả chấp nhận được. Nếu dưa hấu về tay họ với giá thành quá cao, họ chuyển sang tiêu dùng hàng địa phương với giá rẻ hơn. Đây cũng là tất yếu của kinh tế.

admicro.vn
Xem thêm

Sư tử và con gái thợ săn

Trong 1 khu rừng nọ, có một con Sư tử đem lòng yêu con gái người thợ săn. Một hôm, nó quyết định đánh bạo đến gặp cha của cô gái để xin hỏi cưới cô.

Khi Sư tử đến, cha cô gái nói rằng ông không thể đồng ý vì “răng nanh ngươi dài quá, có thể làm tổn hại đến con gái ta”.

Thế là ngay tức thì, Sư tử đến chỗ nha sĩ và mài mòn toàn bộ hàm răng của nó.

Quay trở lại nhà người thợ rừng, Sư tử tràn đầy hy vọng, ngỏ lời cầu hôn cô gái lần nữa. Lần này, người thợ săn ngắm nhìn Sư tử một lúc rồi bảo “móng vuốt ngươi dài quá, ta không muốn con gái mình bị đau”.

Nghe thế Sư tử vội tìm đến chỗ vị y sĩ và nhổ hết móng vuốt của mình đi.

Lần này, chú tự tin quay lại nhà người thợ săn.

Nhưng, vừa nhìn thấy Sư tử giờ đây đã vô hại, người thợ săn lập tức giết chết nó.

Kể xong, Lincoln ngừng một lát rồi nói tiếp: “Chẳng phải số phận tôi cũng sẽ giống như con sư tử đó nếu từ bỏ mọi thứ như lời anh khuyên?”


Bài học rút ra là: Hãy giữ vững lập trường và niềm tin vào chính bản thân bạn, điều đó sẽ giúp bạn thành công trên con đường mình đã chọn.

Nhiều người rốt cuộc thường hay bị thuyết phục để đảm nhận những nhiệm vụ hoặc làm một điều gì đó bất chấp kết quả. Hoặc chỉ đơn giản là họ không có đủ can đảm để nói “không”. Tuy nhiên, người đủ sức mạnh sẽ đưa ra được lý do tại sao họ không thể và tại sao họ sẽ không làm những điều không phù hợp với kế hoạch của riêng họ. Họ từ chối bị kiểm soát. Và quan trọng bạn biết nói KHÔNG để bảo vệ chính bản thân và không làm những điều mình không muốn.