Monday, June 26, 2017

Công cụ

🎉🎉🎉Điểm khác biệt lớn nhất trong chương trình là cung cấp 3 bộ công cụ ưu việt từ những bậc thầy quản trị cho các nhà quản trị bậc trung bao gồm: Giám đốc chức năng, Trưởng/Phó phòng ban, Trưởng nhóm các công cụ giúp họ giải quyết công việc hiệu quả🎉🎉🎉
🌳BỘ CÔNG CỤ NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY
✔Công cụ tự phân tích kĩ năng lãnh đạo của bản thân: Self-SWOT Analysis Sheet
✔Công cụ nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp: The Balanced Scorecard
✔Công cụ cân nhắc thiệt hơn để ra quyết định: Plus, Minus, Interesting
🌳BỘ CÔNG CỤ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ
✔Công cụ phân tích và theo dõi công việc:To-do-lists
✔Công cụ phân quyền, ủy quyền: DelegationLog
✔Công cụ xác định ưu tiên trong công việc: Pareto Analysis
✔Công cụ dự đoán hiệu quả làm việc của nhân viên: Inbox/In-tray assessment
✔Công cụ ra quyết định thông qua việc cân nhắc các nhân tố khác nhau: Grid Analysis
Kĩ thuật ra quyết định nhóm: Steplader technique
 🌳BỘ CÔNG CỤ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
✔Công cụ huấn luyện, kèm cặp để nâng cao hiệu quả công việc: The GROW Model
✔Công cụ đánh giá nhân viên: 360 Degree Feedback
-

Saturday, June 17, 2017

Nói thách

8 TUYỆT CHIÊU ĐÀM PHÁN, BẠN CẦN BIẾT (Kỳ 2)

Chiêu 2: Nói thách (Highball/lowball)

Cuối tuần, tôi quyết định đi chợ, tự mua đồ, nấu ăn cho vợ. Đi qua hàng rau, tôi hỏi một mớ rau bao nhiêu. Cô bán hàng nhìn tôi một lượt từ đầu tới chân, cười tươi như hoa rồi phát giá: “25k/mớ, anh đẹp giai nhé”. Máu đàm phán nổi lên. Sau một kì kèo, tôi giảm được 5k. Tôi nhắc lại, 5k là 20% đấy nhé – một con số mà bất kì nhà đàm phá nào cũng có thể tự hào. Tôi trả tiền rồi đi. Ơ, 20k/mớ rau có gì đó sai sai. Thôi chết, mình trúng chiêu rồi...Quả thực, cao thủ sử dụng chiêu này chính là các bà các cô ở chợ Đồng Xuân hay chợ Bến Thành. Đôi khi, giá nói thách cao một cách ngớ ngẩn. Mình trả giá 50% có khi còn bị hớ. 

Chiêu này có thể khiến cho đối phương phải thay đổi giá khởi điểm của mình và tiến gần hơn tới điểm giới hạn. Khi bị dính chiêu này, thậm chí những nhà đàm phán giàu kinh nghiệm cũng phải mất nhiều thời gian và công sức để có thể đưa giá về điểm công bằng, thuyết phục đối phương nhượng bộ rất lớn từ cái giá “trên trời”. Chiến thuật này thể hiện hiệu quả trong khoảng thời gian giữa lời trả giá đầu tiên và lời trả giá thứ hai. Bạn có xu hướng thay đổi là đề nghị của mình khi nó cách quá xa lời đề nghị của đối phương. Một lời đề nghị ban đầu quá cao (hoặc thấp) sẽ khiến bạn suy nghĩ lại về khoảng đàm phán và thế là...trúng chiêu. Yếu quyết của chiêu này chính là hiệu ứng tâm lý mỏ neo. Bạn sẽ trả giá xung quanh điểm mà đối phương đã “neo”. Như ví dụ trên, dù mình đã giảm giá được 20% nhưng rốt cuộc vẫn bị hớ. 

Với kinh nghiệm cá nhân, chiêu này là một chiêu đơn giản, hiệu quả cao nhưng khó mà để sử dụng tốt (khác với bạn, các cao thủ ở chợ luyện chiêu ngày cả trăm lần một ngày nhé). Đưa ra một giá cao, nhưng đủ để đối phương thấy thành ý muốn bán, không quay lưng đi và thuyết phục được một cái giá “bất hợp lý” thành “hợp lý” không hề dễ. Bạn thực sự phải là chuyên gia để có thể tìm được mức giá đó và kết hợp thêm các chiêu tâm lý (như khen mình đẹp trai chẳng hạn). Điểm yếu của chiêu này khá rõ khi nó làm “tổn thương hoà khí”, giảm quyết tâm đàm phán. Có rất nhiều trường hợp, cả hai bên có thể đạt được thoả thuận nhưng vì dùng chiêu này nên đã không tiếp tục đàm phán. Kết quả, đôi bên đều bị thiệt. 

Có hai cách để đối phó với chiêu này-phản công hoặc phòng thủ:
-Phản công: khi mình bị đặt mỏ neo thì hãy neo lại mỏ. Đối phương thách cao thì mình thách thấp và ngược lại.
-Phòng thủ: thể hiện tinh thần hợp tác, yêu cầu đối phương không chơi “chiêu” với mình ngay từ ban đầu. Yêu cầu đối phương đưa ra một đề nghị hợp lý thay vì nói thách lại. 

Có vài chiến thuật:
1, Yêu cầu đối phương đưa ra giá hợp lý và từ chối tiếp tục đàm phán nếu đối phương không làm vậy.
2, Thể hiện hiểu biết của mình về thị trường với các số liệu, bằng chứng xác thực. Khẳng định mình sẽ không bị gạt.
3, Đe doạ ngừng đàm phán, thể hiện sự không bằng lòng khi bị đối phương chơi “chiêu”
4, Đáp trả lại bằng một đề nghị “thách” khác. Thể hiện rõ mình sẽ không bị “neo” vào đề nghị của đối phương.

Chiêu này là một nghệ thuật, người dùng chiêu là một nghệ sĩ. Tuy đơn giản nhưng để sử dụng nhuần nhuyễn thì khó vô cùng. Không có điều gì dễ hơn là gặp các cao thủ ở chợ để luyện chiêu này. Những điều mình viết không hề mới lạ. Các bạn chắc thấy vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, mình chỉ hệ thống hoá và phân tích dưới góc độ khoa học về những chiêu thức đàm phán. Hẹn gặp lại các bạn trong các chiêu tiếp theo. 

Ảnh: Google
---------
Vũ Minh Trường – Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Lãnh đạo Chiến Lược ĐH James Madison

8 TUYỆT CHIÊU ĐÀM PHÁN, BẠN CẦN BIẾT (Kỳ 1)
https://goo.gl/n5bA9H
8 TUYỆT CHIÊU ĐÀM PHÁN, BẠN CẦN BIẾT (Kỳ 2)
https://goo.gl/V1VURv
ĐÀM PHÁN-CHƯA BAO GIỜ NHƯ BẠN NGHĨ
https://goo.gl/R41WOI
LÃNH ĐẠO VS QUẢN LÝ
https://goo.gl/MNSBLk
CAO THỦ SỐ 1 – ANH CẦN GÌ?
https://goo.gl/etFGoq
NỘI LỰC THƯỢNG THỪA TỪ SỐ 0
https://goo.gl/Xi05n5
BÍ KÍP VÕ CÔNG...TỪ ĐÂU MÀ CÓ?
https://goo.gl/itKSxs

Wednesday, June 14, 2017

Cứu dưa

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, được mùa nhưng nông dân không bán được dưa hấu cho ai. Thương buôn chỉ mua được chút ít so với ruộng dưa cả nghìn tấn đang đến kỳ chín rộ. Nông dân khóc ròng, họ phải đổ dưa hấu cho bò ăn thay cỏ.

Đừng trách họ khi khóc than trồng dưa xong không biết bán cho ai, phải đổ đi cho bò. Họ là nông dân, họ hiểu cách làm sao để cây ra trái. Họ là nông dân, nếu bắt họ phải tính toán bán dưa cho ai, thị trường thế nào, cạnh tranh ra sao, sản lượng sản xuất trong khu vực thế nào, năng lực tiêu thụ trong khu vực thế nào, năng lực tiêu thụ nơi khác ra sao, phí chuyên chở đắt rẻ ra sao...thì e rằng là quá sức họ. Quy luật phân công lao động cho thấy, trồng được dưa ngon, họ đã làm tròn được nghĩa vụ sản xuất của họ. Nhưng, nông dân cuối cùng vẫn thua, vẫn khóc trên đồng ruộng đầy hoa màu của mình. Vì sao vậy? Vì họ là họ và họ chưa là một phần của chuỗi đầy đủ trong một hành vi kinh tế. Mà việc đó, chung quy lại, không phải là việc họ có thể làm được.

Nếu như ai đó trách nông dân sao không tính toán đầu ra để rồi dưa trồng bằng mồ hôi và nước mắt lại phải đem đổ cho bò rồi lại khóc than trên đồng ruộng thì không phải họ không có cái lý của mình. Nhưng, không giúp lau khô được giọt nước mắt cho người nông dân thì khoan hẵng đặt lên vai họ những thứ mà những người sản xuất không làm được.

Nếu như ai đó trách nông dân sao không tính toán đầu ra để rồi dưa trồng bằng mồ hôi và nước mắt lại phải đem đổ cho bò rồi lại khóc than trên đồng ruộng thì không phải họ không có cái lý của mình. Nhưng, không giúp lau khô được giọt nước mắt cho người nông dân thì khoan hẵng đặt lên vai họ những thứ mà những người sản xuất không làm được.

Ngày xưa, Mai An Tiêm bị đày ra hoang đảo. Nơi hoang đảo, vợ chồng Mai An Tiêm cùng hai người con thương yêu của mình vật lộn với thiên nhiên, chọn hang đá làm nhà che mưa che nắng, dùng cành cây nhọn đào đất tìm nước uống, mài đá để lấy lửa, xuống biển mò cua bắt ốc để ăn... Một ngày kia, có một con chim trắng từ phía Tây bay tới làm rơi hạt cây màu đen xuống bãi cát trắng. Nghĩ rằng chim ăn được thì người cũng ăn được, Mai An Tiêm đem hạt cây trồng thử. Mấy tháng sau, cây lớn bò lan trên mặt đất, có nhiều quả xanh thẩm to bằng đầu người lớn. Khi bổ ra ăn thử, thấy ruột quả màu đỏ, hạt đen, mùi vị thơm ngọt. Mai An Tiêm đem hạt dưa gieo trồng khắp đảo. Khi có nhiều dưa rồi, Mai An Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái dưa, ăn thấy ngon, liền tìm đến. Rồi từ đó tiếng đồn đi xa là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các thuyền buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng. Nhờ đó mà gia đình An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Nhắc đến truyền thuyết về Mai An Tiêm để thấy rằng, người đời từ xưa đến nay đều vậy, thấy đất này trồng được dưa ngon thì trồng cây dưa. Nông dân cũng như Mai An Tiêm vậy, cứ mở rộng trồng cây dưa vì đâu có lựa chọn nào khác? Trồng cây khác có hợp thổ như cây dưa đâu mà không trồng dưa? Cứ thế, Mai An Tiêm ở nơi hoang đảo cũng đâu tính toán được ai sẽ đổi dưa lấy vật dụng cho mình? Nếu phán xét, cứ trồng vậy mà chẳng tính đầu ra gì thì có lẽ, thử đặt mình ở nơi hoang đảo một lần để hiểu vì sao nông dân chỉ biết trồng dưa mà không biết ai sẽ mua dưa cho mình. Nông dân có thấy dưa phải đổ ra cho bò ăn và trồng cây khác thì liệu có giải quyết được vấn đề? Có lẽ là không.

Sản xuất phải đi đôi với tiêu dùng; Cung phải gắn với Cầu, đó là điều tất lẽ dĩ ngẫu của kinh tế học. Thứ kết nối giữa Sản xuất với tiêu dùng; giữa Cung với Cầu nói nôm na dễ hiểu là thương mại. Thương mại bao gồm tỷ thứ khác như phân tích thị trường, bao nhiêu cung, bao nhiêu cầu, cầu ở những đâu, chi phí để cung gặp được cầu là mấy và lợi nhuận là mấy...

Bản thân dưa hấu, nếu có mắt xích quan trọng là những người làm thương mại đem dưa đến các tỉnh thành khác, nước khác bán thì chắc cầu còn vượt quá cung. Nhưng, vấn đề là chưa có ai đứng ra làm việc này.

Trong bức tranh kinh tế lớn, dưa hấu chỉ là một trong hàng tỷ mặt hàng khác và có lẽ, những người làm thương mại chưa cảm thấy mặn mà để đẩy mình vào ráp nối giữa Cung với Cầu. Bán một vài cái smartphone nhỏ gọn, thương nhân có thể lãi nhiều bằng bán cả tấn dưa, tấn gạo.

Vì thế, hành tím đôi khi chứ chất đầy đồng, chuối, dưa hấu chẳng có tội lỗi gì về chất lượng phải đổ cho bò ăn...

Những người Việt ở nước nọ, nước kia viết rằng, ở đó, họ muốn ăn quả dưa phải bỏ tiền ra ngang ngửa dân Việt mình mua cả tấn...Họ không trồng được và phải mua từ nơi rất xa xôi về. Người tiêu dùng phải chấp nhận trả tiền cho cả chuỗi kết nối cung cầu kia.

Còn ở Việt Nam, hầu như vùng nào cũng lắm cây trái nhờ đất tốt, khí hậu hiền hoà. Nhờ Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp nên dân vẫn được ăn những hoa qủa địa phương mình trồng với giá cả chấp nhận được. Nếu dưa hấu về tay họ với giá thành quá cao, họ chuyển sang tiêu dùng hàng địa phương với giá rẻ hơn. Đây cũng là tất yếu của kinh tế.

admicro.vn
Xem thêm

Sư tử và con gái thợ săn

Trong 1 khu rừng nọ, có một con Sư tử đem lòng yêu con gái người thợ săn. Một hôm, nó quyết định đánh bạo đến gặp cha của cô gái để xin hỏi cưới cô.

Khi Sư tử đến, cha cô gái nói rằng ông không thể đồng ý vì “răng nanh ngươi dài quá, có thể làm tổn hại đến con gái ta”.

Thế là ngay tức thì, Sư tử đến chỗ nha sĩ và mài mòn toàn bộ hàm răng của nó.

Quay trở lại nhà người thợ rừng, Sư tử tràn đầy hy vọng, ngỏ lời cầu hôn cô gái lần nữa. Lần này, người thợ săn ngắm nhìn Sư tử một lúc rồi bảo “móng vuốt ngươi dài quá, ta không muốn con gái mình bị đau”.

Nghe thế Sư tử vội tìm đến chỗ vị y sĩ và nhổ hết móng vuốt của mình đi.

Lần này, chú tự tin quay lại nhà người thợ săn.

Nhưng, vừa nhìn thấy Sư tử giờ đây đã vô hại, người thợ săn lập tức giết chết nó.

Kể xong, Lincoln ngừng một lát rồi nói tiếp: “Chẳng phải số phận tôi cũng sẽ giống như con sư tử đó nếu từ bỏ mọi thứ như lời anh khuyên?”


Bài học rút ra là: Hãy giữ vững lập trường và niềm tin vào chính bản thân bạn, điều đó sẽ giúp bạn thành công trên con đường mình đã chọn.

Nhiều người rốt cuộc thường hay bị thuyết phục để đảm nhận những nhiệm vụ hoặc làm một điều gì đó bất chấp kết quả. Hoặc chỉ đơn giản là họ không có đủ can đảm để nói “không”. Tuy nhiên, người đủ sức mạnh sẽ đưa ra được lý do tại sao họ không thể và tại sao họ sẽ không làm những điều không phù hợp với kế hoạch của riêng họ. Họ từ chối bị kiểm soát. Và quan trọng bạn biết nói KHÔNG để bảo vệ chính bản thân và không làm những điều mình không muốn.

Quản lý con người

Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ - Peter Ferdinand Drucker.

Câu chuyện hôm nay liên quan đến việc quản lý. Một lãnh đạo tài năng phải biết cách khơi gợi tài năng của nhân viên tạo cho nhân viên một không gian "mở" để phát huy tài năng.

Làm việc hiệu quả

Chuyện kể rằng, ở một công ty nọ được điều hành bởi CEO là Sử Tử dũng mãnh. Dưới trướng Sư tử là chú Kiến, nhân viên phòng Marketing - một nhân viên mẫn cán, luôn chăm chỉ, đảm nhận hết mọi công việc, luôn vui vẻ, hoàn thành tốt công việc.

Quản lý theo nhiều tầng lớp

Một ngày nọ, CEO Sư Tử chợt nghĩ, "Kiến ta chẳng ai giám sát mà công việc đã hiệu quả thế này, nếu được giám sát chắc hiệu quả công việc sẽ còn tốt hơn".

Nghĩ vậy, chú bèn tuyển Gián về làm giám sát.

Ngày đầu đi làm, Gián yêu cầu gắn thẻ từ để check log đúng giờ. Có chức vụ, Gián cũng cần một thư ký để thay nó làm mọi việc vặt khi cần, và thế là chú tuyển Nhện để quản lý, báo cáo và nhận các cuộc gọi.

Có chuyên gia, những báo cáo Gián gửi lên đều làm Sư Tử rất hài lòng, còn yêu cần Gián làm thêm những biểu đồ theo dõi sản lượng và phân tích xu hướng thị trường…để nó có thể trình bày tại cuộc họp Ban quản trị.

Vậy là Gián mua một cái laptop mới cùng với hệ thống máy in, máy scan…đủ cả. Ngoài ra, Gián cũng tuyển thêm Ruồi làm quản lý bộ phận IT.

Và kết quả trái ngược với mong đợi

Quay lại với chú Kiến chăm chỉ ngày nào, giờ rất khó chịu vì những công việc giấy tờ và những cuộc họp vô bổ làm mất hết thời gian của nó. Nó bắt đầu chểnh mảng, chỉ làm những gì được giao đúng chức trách phận sự của mình.

Trong khi đó, CEO Sư Tử bỗng nghĩ, "cần một người làm quản lý nguyên cả bộ phận mà Kiến đang làm việc". Thế là Ve Sầu được tuyển dụng.

Cũng như Gián, có chức quyền địa vị, Ve Sầu cũng quyết định phải cho bản thân hưởng thụ, lập tức mua sắm thêm một số vật dụng phục vụ riêng nhu cầu nó như bàn ghế, máy tính…và đặc biệt, cần tuyển thêm một thư ký riêng để giúp nó chuẩn bị Kế hoạch, kiểm soát mọi công việc, thế là Sóc Nâu được tuyển dụng…

Kết quả của một giải pháp sai

Văn phòng nơi Kiến làm việc trở thành một nơi buồn bã, chẳng còn ai cười đùa và mọi người trở nên lo lắng khó chịu.

Thấy thế quản lý Ve Sầu thuyết phục lãnh đạo Sư Tử rằng cần có một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường làm việc tại đây. Sau khi xem lại các báo cáo tài chính trong văn phòng nơi Kiến làm việc, Sư Tử phát hiện ra năng suất đã thấp hơn trước đây rất nhiều.

Thế là Sư Tử thuê Công ty Cú, là một doanh nghiệp cố vấn nổi tiếng và có uy tín, để tiến hành điều tra và đưa ra các giải pháp cần thiết. Công ty Cú bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu về văn phòng và viết một báo cáo khổng lồ lên đến vài quyển, và đi đến kết luận: “Văn phòng này có quá nhiều nhân viên”.

admicro.vn
Xem thêm

Thực ra, câu chuyện nay hiện diễn ra ở khắp nơi, chỉ có điều chúng ta chưa kịp, hoặc không muốn nhận ra hoặc là, có khi đã nhận ra mà không muốn thay đổi. Quá nhiều doanh nghiệp hiện có bộ máy quản lý cồng kềnh, hiệu quả công việc thấp.

Bài học rút ra cho CEO Sư Tử: Khi bạn tuyển nhân viên, bạn phải có niềm tin về việc nhân viên tự biết phải làm gì trong khả năng của họ. Hãy để họ có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và dần dần tiến bộ mà không cần phải giám sát quá chặt chẽ. Sai lầm đầu tiên của Sư Tử chính là tuyển “giám sát viên” Gián trong khi tự bản thân Kiến đã quản lý và thực hiện rất tốt công việc của mình.

Tạo “đất” cho nhân viên làm việc là một kỹ thuật quản lý mới. Một mặt nó giúp nhân viên hiểu rõ vị trí và phương hướng làm việc của mình trong công ty, phát huy năng lực và khát vọng thành đạt của nhân viên; mặt khác nó là cách giữ gìn và phát triển hữu hiệu nguồn lực con người, đáp ứng cả nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty. Một quản lý giỏi là một quản lý biết giúp nhân viên phát huy hết khả năng của họ chứ không phải thay nhân viên làm hết mọi việc.

Sư Tử đã tạo ra môi trường làm việc quá áp lực, khiến nhân viên kiến nản chí, mệt mỏi và không có động lực làm việc, dẫn đến năng suất giảm xuống trầm trọng.

Quay trở lại câu chuyện thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Dù sư phụ Đường Tăng được cho là bất tài, nhưng lại là một nhà quản lý giỏi. Ông biết cho các đệ tử tài ba của mình “đất” để phát triển tài năng. Do vậy, những đệ tử, những nhân viên tài giỏi như Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng có thể phát huy hết khả năng của mình giúp Đường Tăng hoàn thành sứ mệnh.

Nhà lãnh đạo giỏi cũng cần biết cách thưởng phạt phân minh để khích lệ nhân viên. Trong tâm lý học có một triết lý được gọi là triết lý "cục kẹo" - đại ý là: “Khi bạn cho ai đó một thứ gì quá thường xuyên, nhiều khi họ không nghĩ đó là một món quà mà họ nghĩ đó lại là bổn phận, là trách nhiệm mà bạn phải làm cho họ. Đến một ngày, khi bạn không cho họ thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt. Cũng như với 1 đứa trẻ, dù bạn có cho nó kẹo mỗi ngày, nó sẽ chỉ nhớ duy nhất ngày mà bạn đã không cho”.

Cũng vậy, trong công việc, hầu như vị sếp nào cũng muốn nhân viên “hãy làm nhiều hơn, hãy đi sớm hơn, hãy về trễ hơn”, nhưng nếu các "sếp" đều hiểu rằng về trễ không có nghĩa ngày nào cũng phải về trễ, mà chỉ khi nào có nhiều việc, thì mới cần sự hy sinh thêm giờ làm của nhân viên. Và khi người nhân viên chấp nhận bỏ thời gian dành cho gia đình, làm ngoài giờ để hoàn thành công việc, họ cần được ghi nhận và khích lệ.

Một nhà quản lý phải đồng thời là : Một viên đại tướng biết cách chỉ huy, một quan tòa biết cách xét xử, một nhà giáo dục khéo dạy dỗ, một nhà tâm lý biết cách khích lệ, cổ vũ

Đa cấp

Rút kinh nghiệm từ thành công cũng quan trọng nhưng học hỏi từ thất bại mới là yếu tố quyết định thành công.

Câu chuyện tuần này, mới đọc có vẻ chẳng có gì đặc biệt, nhưng đọc xong ắt hẳn nhiều người sẽ thấy giật mình.

Chuyện rằng, Công ty Mơ Ước đang có kế hoạch tuyển nhân viên giỏi để đề bạt lên vị trí quản lý. Thử thách đưa ra là bán được 1.000 quạt phun sương trong vòng 1 tháng. 3 nhân viên giỏi nhất Chích Chòe, Khướu và Sáo được chọn vào vòng thử thách. Cả 3 sẽ thực hiện bán hàng dưới sự giám sát của Giám đốc Vành Khuyên và trợ lý Vàng Anh.

Chích Chòe nhờ chăm chỉ, lại có tài ăn nói, nên đi khắp nơi mời chào khách. Hết tháng anh chàng bán được 300 chiếc quạt, cũng là một con số đáng mơ ước.

Khướu lại là một anh bán hàng thông minh. Chàng ta về các vùng ngoại ô, chào mời các cửa hàng điện máy vùng đó. Các sản phẩm cao cấp, tính năng vượt trội lại được mua giá gốc nên hàng bán rất nhanh. Chẳng mấy chốc a bán hết 500 chiếc quạt trong vòng 1 tháng.

Sáo ta lại khác. Anh tự nghĩ một mình đi bán sẽ chẳng bao giờ đạt chỉ tiêu 1.000 chiếc cả. Anh gọi anh em bạn bè thân thiết đến, mời mọi người mua với kỳ vọng ủng hộ anh và với lời hứa sau này có chức sẽ cố xin cho em út vào cùng làm. Nhờ mối quan hệ của họ hàng, 700 chiếc quạt đã được Sáo bán hết trong vòng 1 tháng. Đương nhiên Sáo được đề bạt lên chức quản lý bán hàng.

Câu chuyện còn tiếp diễn...

Một điều ít ai ngờ tới, là giám đốc Vành Khuyên. Sau bao ngày quan sát, nhận thấy cách bán hàng của Sáo có triển vọng. Nàng ta bàn riêng với Sáo để tìm cách bán hàng, tạo tiếng vang và kiếm thêm lãi với hứa hẹn chia thưởng cao.

Cơ chế đưa ra, nếu muốn tham gia, Sáo ta phải mua ít nhất 10 sản phẩm cùng lúc (tất nhiên giá không hề rẻ tí nào), và Sáo sẽ được làm “người quản lý” với chức năng có thể đứng ra lập chuỗi bán hàng. Những sản phẩm bán được trong “chuỗi” của mình sẽ được chia hưởng phần trăm lợi nhuận cho chính “người quản lý” và người giới thiệu trực tiếp.

Anh em họ hàng người quen của Sáo và Vành Khuyên được hứa hẹn cơ hội kiếm tiền lớn khi tham gia vào hệ thống bán hàng và bán được nhiều hàng càng nhiều tiền. Hàng liên tục bán ra, xô đổ mọi kỷ lục và đương nhiên công ty Mơ Ước và nhân viên ngày càng đông, vươn ra nhiều vùng lân cận. Cứ người nọ truyền tai người kia cơ hội kiếm tiền đó và rồi, dù không có nhu cầu, những người muốn tham gia hệ thống cũng cố mua, họ kêu gọi hết bạn bè, người thân mua hàng bất chấp việc có nhu cầu thật hay không.

Câu chuyện chưa dừng lại...

Hơn 1 năm sau, khi đó chàng Khướu đã nghỉ việc ở công ty Mơ Ước, lập nên công ty Kỳ Vọng. Một ngày nọ, đang tuyển công nhân giao hàng, Khướu ta gặp lại Sáo cùng mấy anh em họ đang thất thểu đi xin việc.

Vốn là bạn thân với Sáo lâu ngày, nên Khướu cũng không lạ gì mấy anh em họ nhà Sáo. Mời nhau ly café, Khướu hỏi chuyện mới biết, công ty Mơ Ước đã sụp đổ, tiền đổ vào đó đã không cánh mà bay, Giám đốc Vành Khuyên cũng chẳng thấy tăm hơi đâu. Giờ mọi người tìm Sáo chỉ trích, đòi nợ…nên anh đang trốn quê tha hương lên đây.


Câu chuyện thực sự không có nhiều ấn tượng, đọc xong cũng đã thấy rất quen quen. Mô hình công ty Mơ Ước đúng là hình thức bán hàng đa cấp mà hiện nay đang được nhắc đến rất nhiều.

Kinh doanh đa cấp – cụm từ này đã quá quen thuộc với mọi người, và cũng rất thường xuyên chúng ta nghe được tin tức đó đây việc những công ty kinh doanh đa cấp sụp đổ, việc những người tiền mất sầu mang vì lỡ tham gia và không còn đường rút, khi phát hiện ra thì đã không thể lấy lại tiền.

Vậy kinh doanh đa cấp là gì? Thực tế, đây là một loại hình kinh doanh bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới phân phối gồm nhiều tầng (Multi level marketing – MLM). Bản chất của kinh doanh đa cấp không hề xấu mà chỉ là một cách bán hàng trực tiếp trong đó người bán sẽ dựa trên các mối quan hệ và tiếp thị truyền miệng, người tiêu dùng sẽ chính là người trực tiếp PR cho sản phẩm, có thể hiểu đây là phương pháp tối ưu hóa chi phí marketing.... Các nhà phân phối được trả hoa hồng/thu nhập từ chính kết quả bán hàng bản thân họ và những người trong “chuỗi” do họ lập ra.

Những người tham gia chuỗi bán hàng đa cấp, để gỡ gạc lại những gì mình bỏ ra ban đầu và tạo thu nhập “siêu khủng” như khuyến cáo đã liên tục lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới của mình.

Những năm gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan các tập đoàn đa cấp đã gây nhiều sóng gió. Năm 2011, sự kiện Tập đoàn bán hàng đa cấp Agel của Mỹ tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam đã khiến hàng chục ngàn thành viên trắng tay với số tiền thiệt hại nhiều tỷ đồng. Mới đây, câu chuyện bán hàng đa cấp và Liên Kết Việt chưa hề nguội lại đến Thiên Ngọc Minh Uy...

Những ngày gần đây, mạng xã hội liên tục chia sẻ hình ảnh về 1 bà mẹ “tuyệt vời”. Ngoài cách dạy con “không giống ai”, bà mẹ này còn có một cách dạy khiến ai cũng giật mình. Khi anh con trai bị lôi kéo muốn tham gia bán hàng đa cấp kiếm tiền, bà bảo con nghe thử những buổi thuyết trình của bán hàng đa cấp, xong về thuyết phục lại mẹ. Lúc nào thuyết phục được mẹ hãy tính chuyện tham gia.

Cậu con nghe lời, tham gia rất nhiều buổi nói chuyện, về thuyết lại cho mẹ, nhưng vẫn chưa đủ lọt tai bà mẹ này. Khá lâu sau, khi cách nói chuyện, thuyết phục khách của mình đã đạt “trình”, thì cũng đến lúc cậu nhận ra những cái xấu, cái hại trong việc bán hàng đa cấp đã bị biến tướng so với lý thuyết ban đầu, và cậu từ bỏ.

Không phải ai cũng đủ bản lĩnh để chỉ nghe và học hỏi như cậu chàng ở trên, cũng một phần bởi cậu có người mẹ tuyệt với. Sau những buổi nghe thuyết trình, cậu lại tích lũy thêm cho mình rất nhiều bài học, kinh nghiệm về bán hàng và PR sản phẩm.


Những bài học rút ra từ mô hình kinh doanh đa cấp

Thực ra, bỏ qua những tranh cãi về tốt xấu, thì cách vận hành kinh doanh đa cấp, nhìn nhận theo một góc độ nào đó, có rất nhiều bài học mà người làm kinh doanh có thể áp dụng nếu làm đúng cách.

Tạo động lực cho nhân viên

Hầu như, kinh doanh đa cấp gắn liền với tiếng xấu ai cũng nghe thấy, các phương tiện truyền thông nói đến liên tục, vậy làm sao vẫn thu hút được nhiều người tham gia? Đó là họ đã “chạm đúng nhu cầu”, gợi ra cái lợi trước mắt cho người tham gia.

Mọi người khi bước vào kinh doanh đa cấp đều được tạo động lực với một chế độ lương thưởng, hoa hồng, cấp bậc và quyền lợi… hấp dẫn. Bất cứ người nào cũng đều có cơ hội thăng tiến, miễn sao họ có năng lực (hay nói cách khác là bán được hàng).

Đây cũng là bài học cho nhiều doanh nghiệp: cần đối xử công bằng với mọi nhân viên, luôn tạo động lực cho nhân viên và cho họ cơ hội thăng tiến trong công việc.

Cho khách hàng thấy giá trị họ nhận được

Kinh doanh đa cấp liệu có thể tồn tại nếu sản phẩm không thật sự tốt? dù là bán lẻ hay bán hàng đa cấp, sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng.

Muốn kinh doanh bền vững, luôn phải đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, cho khách hàng thấy những giá trị mà họ có thể nhận được từ bạn. Khi đó họ mới tin tưởng và quay trở lại với bạn.

Marketing bằng truyền miệng

Đối với kinh doanh đa cấp, khách hàng cũng có thể là nhân viên bán hàng và ngược lại, bên cạnh đó còn được nhận hoa hồng khiến họ có thêm động lực để quảng cáo sản phẩm.

Truyền miệng luôn là công cụ marketing đáng giá. Dù bạn có quảng cáo thế nào đi chăng nữa, chưa chắc khách hàng đã tin. Nhưng nếu một khách hàng đi giới thiệu sản phẩm của bạn với người khác thì hiệu quả lại cao hơn rất nhiều. Vậy nên, nếu bạn muốn tăng doanh số thì hãy tận dụng mọi cách để chính khách hàng là người quảng cáo cho sản phẩm của mình.

Hãy tâm niệm rằng, không bao giờ có chuyện bỏ 1 đồng sinh lãi 3,4 đồng một cách đơn giản thế, thì bạn chẳng bao giờ có thể mắc bẫy đa cấp.

Phương Chi

Bán quạt nước

Chuyện rằng, Công ty Mơ Ước đang có kế hoạch tuyển nhân viên giỏi để đề bạt lên vị trí quản lý. Thử thách đưa ra là bán được 1.000 quạt phun sương trong vòng 1 tháng. 3 nhân viên giỏi nhất Chích Chòe, Khướu và Sáo được chọn vào vòng thử thách. Cả 3 sẽ thực hiện bán hàng dưới sự giám sát của Giám đốc Vành Khuyên và trợ lý Vàng Anh.

Chích Chòe nhờ chăm chỉ, lại có tài ăn nói, nên đi khắp nơi mời chào khách. Hết tháng anh chàng bán được 300 chiếc quạt, cũng là một con số đáng mơ ước.

Khướu lại là một anh bán hàng thông minh. Chàng ta về các vùng ngoại ô, chào mời các cửa hàng điện máy vùng đó. Các sản phẩm cao cấp, tính năng vượt trội lại được mua giá gốc nên hàng bán rất nhanh. Chẳng mấy chốc a bán hết 500 chiếc quạt trong vòng 1 tháng.

Sáo ta lại khác. Anh tự nghĩ một mình đi bán sẽ chẳng bao giờ đạt chỉ tiêu 1.000 chiếc cả. Anh gọi anh em bạn bè thân thiết đến, mời mọi người mua với kỳ vọng ủng hộ anh và với lời hứa sau này có chức sẽ cố xin cho em út vào cùng làm. Nhờ mối quan hệ của họ hàng, 700 chiếc quạt đã được Sáo bán hết trong vòng 1 tháng. Đương nhiên Sáo được đề bạt lên chức quản lý bán hàng.

Câu chuyện còn tiếp diễn...

Một điều ít ai ngờ tới, là giám đốc Vành Khuyên. Sau bao ngày quan sát, nhận thấy cách bán hàng của Sáo có triển vọng. Nàng ta bàn riêng với Sáo để tìm cách bán hàng, tạo tiếng vang và kiếm thêm lãi với hứa hẹn chia thưởng cao.

Cơ chế đưa ra, nếu muốn tham gia, Sáo ta phải mua ít nhất 10 sản phẩm cùng lúc (tất nhiên giá không hề rẻ tí nào), và Sáo sẽ được làm “người quản lý” với chức năng có thể đứng ra lập chuỗi bán hàng. Những sản phẩm bán được trong “chuỗi” của mình sẽ được chia hưởng phần trăm lợi nhuận cho chính “người quản lý” và người giới thiệu trực tiếp.

Anh em họ hàng người quen của Sáo và Vành Khuyên được hứa hẹn cơ hội kiếm tiền lớn khi tham gia vào hệ thống bán hàng và bán được nhiều hàng càng nhiều tiền. Hàng liên tục bán ra, xô đổ mọi kỷ lục và đương nhiên công ty Mơ Ước và nhân viên ngày càng đông, vươn ra nhiều vùng lân cận. Cứ người nọ truyền tai người kia cơ hội kiếm tiền đó và rồi, dù không có nhu cầu, những người muốn tham gia hệ thống cũng cố mua, họ kêu gọi hết bạn bè, người thân mua hàng bất chấp việc có nhu cầu thật hay không.

Câu chuyện chưa dừng lại...

Hơn 1 năm sau, khi đó chàng Khướu đã nghỉ việc ở công ty Mơ Ước, lập nên công ty Kỳ Vọng. Một ngày nọ, đang tuyển công nhân giao hàng, Khướu ta gặp lại Sáo cùng mấy anh em họ đang thất thểu đi xin việc.

Vốn là bạn thân với Sáo lâu ngày, nên Khướu cũng không lạ gì mấy anh em họ nhà Sáo. Mời nhau ly café, Khướu hỏi chuyện mới biết, công ty Mơ Ước đã sụp đổ, tiền đổ vào đó đã không cánh mà bay, Giám đốc Vành Khuyên cũng chẳng thấy tăm hơi đâu. Giờ mọi người tìm Sáo chỉ trích, đòi nợ…nên anh đang trốn quê tha hương lên đây.

Nhìn đời

Có một câu danh ngôn khá nổi tiếng: "Nếu giọt nước rơi xuống hồ, nó sẽ biến mất. Nhưng nếu rơi xuống lá sen, nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Rơi giống nhau nhưng ở cùng ai mới là điều quan trọng". Do vậy, với mỗi sự việc, nếu có cái nhìn khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả hoàn toàn trái ngược nhau.

Sale

⚠ ĐỪNG NGHĨ CỨ CHĂM CHỈ LÀ SẼ BÁN ĐƯỢC HÀNG

💔 Bạn đến công ty từ 7 giờ sáng, cắm đầu vào gọi điện tìm khách hàng "tiềm năng" bằng danh sách vốn đã bị cày nát.
💔 Bạn "chăm sóc" khách hàng cẩn thận đến mức liên tục gọi điện hỏi thăm, khiến khách hàng phát phiền.
💔 Bạn lang thang ngoài đường giữa trưa nắng mùa hè, vội vã trong những sớm mùa đông để đi gặp khách hàng với hi vọng "vận may" sẽ đến.

⚡ HÃY THÔI KHỜ DẠI :)

💡 Bạn có tin rằng 20% người bán hàng "lười nhất" tạo ra doanh số bằng 80% những người còn lại.

❔ VẬY CÓ BÍ QUYẾT GÌ SAU ĐIỀU NÀY?

☀ Thật ra chẳng có bí quyết gì ở đây cả, đơn giản là họ đã vận dụng thành thạo những kỹ năng quản lý công việc, kỹ thuật đàm phán khách hàng theo một lộ trình bài bản để tối ưu hiệu quả công việc của mình. 

Monday, June 12, 2017

Nguyên lý thùng gỗ

Bài viết trả lời câu hỏi tại sao cùng một địa điểm, cùng một mặt hàng kinh doanh mà tại sao có người kiếm bộn tiền còn có người ngậm ngùi chịu lỗ?

Thông thường việc làm ăn có phát đạt hay không phụ thuộc vào “địa thế” kinh doanh. Cùng một mặt hàng nhưng địa điểm khác nhau thì lợi nhuận có thể chênh lệch vài lần, thậm chí vài chục lần.
Ông chủ của hệ thống cửa hàng ăn nhanh KFC và McDonald’s đã chia sẻ, một trong những điều làm nên thành công của họ chính là chọn đúng địa điểm mở cửa hàng. Nhưng cùng một địa điểm, cùng một mặt hàng kinh doanh mà tại sao có người kiếm bộn tiền còn có người ngậm ngùi chịu lỗ?
Lý vốn là nhân viên đường sắt nhưng vì sức khỏe không tốt nên đã xin nghỉ một thời gian. Đúng thời điểm ấy, bên Cục Đường sắt thông báo cho thuê mặt tiền kinh doanh ở nhà ga, do là nhân viên nên giá cả nếu thuê sẽ mềm hơn bên ngoài một chút.
Lý cũng đã tìm hiểu, những kiot này trước thường dùng làm nơi lưu giữ hành lý cho khách, siêu thị hay tiệm ăn nhỏ. Những người thầu trước đây, chẳng ai bị lỗ cả, chỉ có điều công việc khá vất vả, có người phải trông cửa tiệm suốt ngày đêm. Bản thân Lý ko ước mơ cao sang, thấy mình đủ sức khỏe để trông cửa hàng. Thu nhập mỗi năm có thể không cao nhưng cũng còn hơn làm nhân viên quèn. Tham gia dự thầu, cuối cùng Lý thầu được một kiot có vị trí không tốt lắm, đúng ở lối vào ga của xe bus chứ không phải tàu hỏa, diện tích cũng chỉ 10m2 mà thôi.
Do không có kinh nghiệm, Lý đã nhờ Đại, anh trai từng lăn lộn nhiều năm trên thương trường vạch chiến lược kinh doanh. Đại rất nhiệt tình, dành hẳn 1 tuần để khảo sát tình hình. Sau cùng, anh ta khuyên Lý hãy mở cửa hàng bánh nướng trong chuỗi cửa hàng A Lang.
Lý cảm thấy khó hiểu vì sao Đại lại chọn hình thức kinh doanh này thì Đại giải thích rằng:
“Việc làm ăn nhìn có vẻ phức tạp có rất nhiều cách khác nhau nhưng cốt lõi vẫn là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và đáp ứng một cách tốt nhất thì việc kinh doanh ắt hẳn thành công. Anh sẽ phân tích cụ thể hơn về cửa tiệm của chú: Những cửa hàng ở nhà ga mở ra đều nhằm phục vụ hành khách lên xuống tàu xe, chứ không có người dân bản địa nào đến đây mua hàng cả”.
Lý cười nói:
“Điều đó thì đương nhiên rồi, hàng hóa bán gần ga tàu thường đắt hơn nhiều so với ở ngoài, ai rỗi hơi chạy đến đây mua đồ chứ”.
Đại nói tiếp:
“Hành khách trên tàu phải đi xa, thời gian dừng ở ga lại không nhiều nên thường chỉ có những nhu cầu cơ bản, chẳng ai có tâm trạng thưởng thức những đặc sản địa phương ở nhà ga đâu, đó chính là lý do tại sao ở ga tàu thường bán đồ ăn nhanh, cơm hộp, bánh bao, đồ ăn vặt...”
Đại thấy Lý gật đầu lia lịa bèn nói tiếp:
“Chú thấy đấy, nhà ga chỉ thích hợp với một vài loại hình kinh doanh mà thôi. Do đặc điểm về vị trí mà cửa hàng nơi nào phải bán mặt hàng phù hợp với nơi đó. Mà tiệm của chú lại cách cửa ra vào ga hơi xa nên không thể làm nơi trông giữ hành lý được. Chẳng ai muốn gửi hành lý ở xa cả. Hơn nữa diện tích cửa tiệm cũng không lớn đủ để chứa được nhiều đồ. Mở siêu thị mini cũng không thích hợp vì diện tích cửa hàng nhỏ quá, khách hàng thường sợ những cửa tiệm nhỏ sẽ bán đắt, bắt chẹt khách mà chất lượng lại không đảm bảo. Ở đây xa cổng ga, khách phải tay xách nách mang, họ sẽ muốn mua ở những cửa hàng gần cửa ga hơn. Vậy nên, chú chỉ có thể mở tiệm ăn thôi. Những tiệm ăn xung quanh đây chỉ bán những món bình thường, nên mới gợi ý chú bán bánh nướng cho khác biệt”.
Lý nghe phân tích mà không khỏi nể phục trong lòng. Đến chỗ mấu chốt, Đại im lặng một lúc rồi hỏi:
“Chú có biết vì sao tôi không khuyên chú mở cửa hàng đồ ăn nhanh, cơm bình dân hay bánh bao không?”
Lý ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Đó là vì anh thấy xung quanh đây đã có cửa hàng bán những thứ ấy, sợ em không có gì đặc biệt, không làm ăn được nên mới khuyên em bán thứ mà người khác không có”.
Đại cười: “Chú nói không sai, chỉ có điều đó không phải mấu chốt. Cho dù ở đây chưa có hàng bán bánh bao thì tôi cũng vẫn khuyên chú bán bánh nướng”.
Lý thấy hơi bối rối, Đại chậm rãi: “Chúng ta quay trở lại phân tích yêu cầu then chốt của khách hàng ban nãy nhé, hành khách ăn uống ở ga chỉ là để no bụng mà thôi. Vậy thì chúng ta phải bán mặt hàng nào đó có giá cả phải chăng, vừa có thể no bụng lại vừa thuận tiện, không tốn thời gian lại dễ ăn một chút, đúng không?
Nhiều người hiểu được đạo lý đó nên mới kinh doanh mặt hàng ăn uống. Nhưng trong kinh doanh, có một thứ gọi là “Nguyên lý thùng gỗ”. Theo đó, ta coi việc kinh doanh giống như thùng gỗ do nhiều mảnh gỗ ghép lại mà thành. Kinh doanh có thuận lợi hay không, phụ thuộc vào việc chiếc thùng chứa được bao nhiêu nước. Việc chiếc thùng chứa được bao nhiêu nước lại không phụ thuộc vào những tấm gỗ dài mà được quyết định bởi tấm gỗ ngắn nhất. Chú thử nói xem tại sao những tiệm ăn kia không kiếm được nhiều tiền?”
Nhìn dáng vẻ ngây ngô của Lý, Đại không nhịn được nói: “Tấm gỗ ngắn nhất đó chính là yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Những cửa hàng đồ ăn nhanh phương Tây bên cạnh ga tàu luôn tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh nên khách hàng có thể yên tâm đến đó dùng bữa. Trong khi những tiệm ăn nhỏ, nhếch nhác sẽ để lại cho khách hàng ấn tượng không tốt lắm, ngộ nhỡ trên đường đi xa mà bị đau bụng thì biết làm thế nào? Lúc đó ai mà vượt ngàn dặm xa xôi đến đây kiện tụng được? Những cửa hàng đồ ăn cạnh nhà ga đều chỉ quan tâm đến việc bán cho khách qua đường chứ không chú trọng đến việc níu kéo họ quay lại. Chất lượng phục vụ cũng không cao nên khách hàng thường không yên tâm với những tiệm ăn nhỏ. Nếu có thể không ăn là tốt nhất, đói lắm thì mới miễn cưỡng ăn cầm chừng, thế thì làm sao buôn bán có lời được? Đó là nguyên nhân vì sao những tiệm ăn nhỏ bên cạnh nhà ga thường vắng khách và không lãi nhiều. Nhân bánh bao được làm từ thịt gì? Bột mì có bị thiu không? Dầu dùng để nấu ăn là dầu gì? Mỗi người khách khi ăn đều tự đặt ra những câu hỏi này, nếu không tin tưởng lẫn nhau thì sao có thể làm ăn tốt được chứ?”
Lý nghe xong, gãi gãi đầu nói: “Nói như anh thì việc kinh doanh của em không thành sao? Em sẽ chú ý vấn đề vệ sinh, đảm bảo không có hành khách nào đau bụng, vậy được chưa?”
Đại thở dài: “Đó không phải là điều quan trọng chúng ta cần thảo luận bây giờ. Hiện nay, chỉ có những nhà hàng phương Tây và những chuỗi nhà hàng lớn mới có thể giải quyết vấn đề vệ sinh thực phẩm. Còn với những tiệm ăn nhỏ như của chú, cả đời khách hàng chỉ đến 1, 2 lần. Trong một thời gian ngắn như vậy, chú căn bản không thể xây dựng lòng tin với họ. Tiệm ăn nhỏ lời lãi chỉ được vài đồng, nhiều hơn thì vài chục đồng, thế thì sao đủ đầu tư xây dựng thương hiệu?
Mở tiệm bánh nướng, nguyên liệu rất đơn giản, việc chế biến cũng tiện lợi, khách hàng có thể nhìn thấy cậu làm bánh như thế nào. Từ đó, họ sẽ yên tâm hơn nhiều về vấn đề vệ sinh, như vậy đã đáp ứng được “nguyên lý thùng gỗ”.
Hơn nữa, bánh nướng là món khá quen thuộc, rất nhiều người ăn được. Giá cả vừa phải, một người bình thường chỉ ăn đến 2 cái là no. Thời gian làm bánh cũng rất nhanh nên khách hàng không phải chờ lâu. Những khách hàng đang vội có thể cầm tay vừa đi vừa ăn rất thuận tiện. Ngoài ra, nhãn hiệu A Lang là chuỗi cửa hàng đã mở ở rất nhiều nơi rồi nên người ta chỉ cần nhìn biển hiệu là biết ngay chú bán thứ gì, mùi vị và giá cả ra sao. Có thể tránh việc khách hàng lựa chọn khi chưa hiểu gì về sản phẩm”.
Thông qua lời giải thích của Đại, Lý đã hiểu ra nhiều điều, không ngờ đằng sau việc kinh doanh còn có một kho kiến thức khổng lồ đến vậy. Sau khi học cách làm bánh, khai trương cửa hàng, Lý thuê thêm 2 thợ phụ nữa. Tất cả đều mặc quần áo đầu bếp màu trắng, đứng sau tấm kính trong suốt khiến khách hàng cũng giảm nỗi lo về vệ sinh an toàn. Mỗi ngày, tiệm bánh của anh bán được hơn nghìn chiếc, lợi nhuận của các tiệm có vị trí tốt hơn còn kém xa. Dần dầu, sau khi nắm được cách thức kinh doanh, anh còn bán thêm nước khoáng, nước ngọt, sữa đậu nành,..., việc kinh doanh ngày càng phát đạt.
* Trích nội dung trong cuốn “ Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ”, tác giả Lão Mạc.

Những yếu tố thành công trên đường đời

Những yếu tố thành công trên đường đời

Mì sợ nói: Muốn thành công, phải có người kéo một nhát.
Bánh bao nói: Da mặt (vỏ bên ngoài của bánh bao) không được mỏng quá.
Đậu phụ nói: Ở giai đoạn nhất định, cần phải thay đổi.
Tôm nói: Ngày đỏ nhất chính là thời điểm bị đát nhất.
Bia nói: Đừng vội, rồi sẽ có lúc bạn sủi bọt.
Bánh mì nói: Lúc còn nhỏ, cảm thấy còn thật, phình to lên rồi, cảm thấy hư không.
Quẩy nói: Không được chiên rán, sẽ không chín. Bị chiên rán nhiều sẽ biến thành một chiếc "già".
Đó cũng chính là nhân sinh.
Trên con đường thành công của một người, không thế thiếu sự giúp đỡ của quý nhân, sự chỉ bảo của những người thầy, sự thông cảm của bạn bè, sự đả kích của người xa lạ và sự ủng hộ của người gần gũi. Đường đời không dễ đi, càng đi càng phải học cách trân trọng những đoạn đường đã qua.
Một người nếu muốn thành công, hoặc là phải xây dựng một nhóm, hoặc phải gia nhập nhóm! Trên thế giới đang có tốc độ thay đổi quá nhanh như hiện nay, người chiến đấu đơn độc, đường càng đi sẽ càng hẹp lại. Hãy tìm kiếm một đối tác cùng chí hướng, đó là chọn lựa thành công.
Chọn những người có khát vọng để xây dựng nhó, sau đó dùng chính nhóm đó hiện thực khát vọng. Con người, vì có khát vọng và vĩ đại, nhờ có nhóm mà trác việt, nhờ có cảm ân mà hạnh phúc, có học hành mà thay đổi và có hành động nên mới thành công.
Một người là ai không quan trọng, quan trọng là khi anh ta đứng đó, nhóm người đứng sau anh ta là ai? Thế mới nói, muốn đánh giá một con người, đôi khi chỉ cần nhìn vào những người anh ta kết giao là đủ.

Trúng số và bảo hiểm

Trúng số và bảo hiểm
Nhìn thấy trên báo đăng tin có người mua sổ số trúng 1 triệu NDT (hơn 3 tỉ đồng), không ít người ngốc nghếch lao đi mua với suy nghĩ "biết đâu mình cũng có thể trúng số", "những chuyện may mắn như thế cũng có thể đến với mình"…
Tuy nhiên nếu bạn đọc báo và biết có một vụ tai nạn giao thông, trong số 50 người gặp nạn chỉ có 2 người mua bảo hiểm, mỗi người được bồi thường hơn 2 triệu NDT, bạn sẽ cảm thấy hai người đó quyết định mua bảo hiểm thật sáng suốt.
Dù vậy, bạn hay nhiều người khác nữa đều sẽ không lập tức lao đi mua bảo hiểm vì nghĩ rằng "chuyện đen đủi như thế không thể xảy ra với mình".
Hai câu chuyện này phản ánh 2 kiểu tâm lý của con người: Tham lam và thích gặp may.

3 chiếc thùng gỗ

3 chiếc thùng gỗ
Có một người thợ mộc nọ chặt cây lấy gỗ, làm thành 3 cái thùng. Một cái đựng phân, gọi là thùng phân, người người tìm cách tránh; một cái đựng nước, gọi là thùng nước, nhà nhà đều dùng đến; một cái đựng rượu, gọi là thùng rượu, ai nấy đều thích thú.
Những cái thùng, bản chất là như nhau, chỉ vì đựng những thứ khác nhau và vận mệnh trở nên khác biệt đến khó tin.
Đời người cũng vậy, bạn sống với quan niệm thế nào cuộc đời của bạn sẽ như thế, bạn có suy nghĩ thế nào, cuộc sống của bạn cũng sẽ như vậy.

Sunday, June 11, 2017

Tại sao nhân viên nghỉ việc

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao tình trạng nhân viên “nhảy việc” trong doanh nghiệp mình ngày càng tăng? 
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao nhân viên làm việc không hiệu quả? 
Hãy thử xem xét doanh nghiệp của bạn đã đáp ứng được những nhu cầu nào dưới đây của nhân viên:
 ✅ Môi trường làm việc năng động
 ✅ Phát triển kĩ năng chuyên ngành
 ✅ Đươc đánh giá đúng năng lực
 ✅ Khẳng định được vị trí trong doanh nghiệp
 ✅ Được hưởng lợi đúng với công sức
 ✅ Chính sách và quyền lợi riêng đối với nhân viên
 ✅ Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp
Nếu doanh nghiệp của bạn không đáp ứng đủ những yếu tố trên thì bạn sẽ không thể giữ chân nhân tài gắn bó lâu dài với doanh nghiệp!
 ➡Vậy phương pháp giải quyết như thế nào?
1. Chia sẻ trách nhiệm, sự tự chủ và tự quyết nhiều hơn để họ thể hiện bản thân, phát huy hết năng lực, sáng tạo cho sự phát triển của doanh nghiệp. 
2. Tạo cơ hội để nhân viên được nêu lên ý kiến của mình. Lắng nghe và thể hiện sự tôn trọng đối với họ.
3. Biết động viên đúng lúc, đúng chỗ để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
4. Phát triển kĩ năng chuyên ngành của từng nhân viên và thiết lập “Lộ trình công danh” để mỗi nhân viên đều thấy được con đường thăng tiến của mình trong công ty.
5. Kiểm soát tiến độ hiệu quả công việc của nhân viên thông qua “Quy trình quản lý mục tiêu, chỉ tiêu hiệu quả” để hiểu rõ nhân viên của mình cần thêm những gì. 
6. Giúp nhân viên lấy lại hứng thú làm việc bằng cách đáp ứng những nhu cầu cá nhân chính đáng của họ thông qua cách áp dụng “Tháp nhu cầu Maslow”.
7. Giúp nhân viên lập “Kế hoạch 5 phút” mỗi ngày để tăng thêm hiệu quả và hứng thú làm việc.

Hãy cho nhiều hơn nhận

Andy là một chàng trai được sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Anh. Cả bố và mẹ của anh đều làm thuê để có được tiền trang trải cuộc sống. Mặc dù nghèo khó nhưng Andy luôn được giáo dục về lòng nhân ái, yêu thương và chia sẻ với người khác.
Lúc còn nhỏ, Andy đã gặp một ông lão ăn mày rất đáng thương. Ông gõ cửa xin ăn vào một ngày mùa đông trời đầy mưa tuyết và gió rít từng cơn lạnh lẽo.
Khi đó trên tay của mẹ Andy chỉ còn vẻn vẹn vài đồng bạc lẻ, nhưng bà đã đưa hết cho ông lão ăn xin. Andy thấy vậy liền thắc mắc: Tại sao mẹ vẫn cho ông lão dù mẹ chỉ còn vài đồng bạc lẻ để mua thức ăn cho bữa tối?
“Vài đồng bạc đó có thể khiến chúng ta phải nhịn đói một bữa ăn, nhưng nó lại cứu được một mạng người đấy con ạ!” – mẹ Andy bình thản đáp.
Andy đã lớn lên trong tình yêu thương và chứng kiến được những việc làm nhân ái của cha mẹ.
Khi trưởng thành, Andy gặp và hẹn hò với một cô gái cực kỳ xinh đẹp. Khi cha cô gái biết sự việc đã ngăn cấm hai người yêu nhau chỉ vì lý do nhà của Andy quá nghèo. Ông nói với anh rằng: “Khi nào cậu có thể kiếm được 10 nghìn bảng Anh thì hãy nhắc đến hôn sự với con gái ta”. Đối với Andy, đến cả tưởng tượng, cậu cũng chưa bao giờ nghĩ đến số tiền này.
Andy có một người bạn thân Daniel là một họa sĩ. Daniel đang thực hiện vẽ một bức chân dung mang tên “Gã ăn mày”.
Daniel đã mời một lão ăn xin đến làm mẫu cho mình. Andy nhìn ông lão ăn xin, lại nhớ đến câu chuyện năm xưa của mẹ nên đã hỏi chuyện Daniel. Sau một lúc trò chuyện, Andy được biết bạn mình chỉ trả cho ông lão tiền công 10 xu/giờ.
Trong lúc Daniel có việc đi ra ngoài, Andy ngồi bên cạnh ông lão ăn xin. Nhìn thấy bộ dạng rách rưới, đánh thương của ông lão, Andy lục túi tìm thấy một đồng xu duy nhất còn sót lại. Anh cầm hai tay đưa biếu ông lão ăn xin.
Lão ăn xin tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn tiếp nhận đồng xu ấy, không nói một lời chỉ cúi đầu tỏ vẻ biết ơn.
Ba hôm sau, Andy nhận được một bức thư kỳ lạ, với người gửi mang tên: Nam tước Alfred Adler – một người giàu có nhất vùng.
Nội dung bức thư như sau:
“Gửi chàng trai trẻ. Ta là nam tước Alfred Adler đã giả làm người ăn xin để quan sát cuộc sống của những người xung quanh. Ta đã rất cảm động vì tấm lòng nhân ái của cậu. Bức thư này của ta có thể giúp giấc mơ của cậu trở thành sự thật”.
Trong bức thư ấy, Alfred Adler có kèm theo một tấm thiệp chúc mừng cùng tờ chi phiếu trị giá 10 nghìn bảng Anh. Nội dung tấm thiệp ghi “Lễ vật thành hôn dành cho Andy. Một lão ăn xin kính tặng!”
Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng có thể tìm được niềm vui, hạnh phúc đơn giản mà ý nghĩa nhất. Đó là sự cho đi! Không đơn thuần là vật chất hay tiền bạc, sự cho đi có thể chỉ là tấm lòng thấu hiểu và cảm thông với những người kém may mắn hơn mình.
Khi chúng ta cho đi mà không cần nhận lại, ta đã chiến thắng sự ích kỷ của chính mình. Vạn vật trên đời đều có luật nhân quả, người sống tốt chắc chắn sẽ nhận lại may mắn.

học và hành khác nhau

Một công ty nọ chuyên bán các sản phẩm về kính xây dựng. Họ có đến 300 nhân viên bán hàng nhưng có cậu Giỏi luôn là người bán hàng giỏi nhất, doanh số vượt trội hơn hẳn những người khác cùng công ty trong suốt cả năm ròng.
Ai cũng ghen tị với cậu Giỏi vì trông cậu cũng không có gì khác biệt lắm với những nhân viên khác. Điều kiện chẳng khá khẩm hơn, thời gian làm việc cũng như nhau, mối quan hệ đều phải tự xây dựng.
Cuối năm đó, công ty tổ chức tổng kết và anh nhân viên này được nhận thưởng to nhất. Sếp lớn đề nghị anh chia bí quyết bán hàng của mình cho những người khác để cùng gia tăng doanh số chung.
Không giấu nghề, cậu Giỏi vui vẻ chia sẻ bí quyết khi đi bán hàng của mình. Anh kể rằng, khi đi chào hàng, anh luôn mang theo một tấm kính mẫu và một cây búa. Lúc giới thiệu cho khách hàng, anh sẽ vừa nói vừa cầm cây búa gõ vào tấm kính để chứng minh tính chịu lực tốt của sản phẩm, thậm chí khi kính bị vỡ cũng không bị vụn mà vẫn còn tính liên kết, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
Mọi người trầm trồ khen phải. Có người còn tán thưởng: Thảo nào, tôi nói hết chỉ số nọ, chỉ số kia, thành phần nọ, thành phần kia thì khách chỉ ngáp ngủ.
Mọi người trong công ty nghe xong đều vỗ tay tán thưởng, cảm ơn cậu Giỏi lắm.
Sau này tất cả các nhân viên khác đều trang bị thêm cây búa và tấm kính mẫu khi đi thuyết phục khách hàng. Một thời gian sau đó, doanh số của mọi người đều tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là doanh số của cậu Giỏi vẫn đầu bảng.
Nhiều người cho rằng cậu Giỏi vẫn đang giấu nghề, không chia sẻ hết cho anh em. Họ nài nỉ cậu Giỏi chia sẻ bí quyết để họ có tiền nuôi vợ, nuôi con. Có người còn bảo sẵn sàng chia hoa hồng cho cậu Giỏi nếu dạy cho bí quyết để bán được nhiều hàng.
Cậu Giỏi cười nói, thực ra hôm tổng kết tôi đã chia sẻ hết rồi. Nhưng sau khi chia sẻ thì ai cũng làm được như tôi nên tôi cải tiến phương pháp bán hàng. Bây giờ, thay vì tôi cầm cây búa tự gõ lên tấm kính, tôi đưa hẳn cây búa cho khách hàng bảo họ gõ đi sẽ biết chất lượng kính như thế nào. Đa phần khách hàng sau khi gõ đã chốt đơn hàng với tôi trong nháy mắt.

Bài học rút ra:
-Khách hàng không phải chuyên gia vật lý, chuyên gia hóa học. Nã vào đầu họ hết hợp chất nọ, chất kia chẳng khác nào lôi dao ra đuổi khách cả. Hãy chứng minh cho họ thấy, rốt cuộc những chất cao siêu kia tạo nên tính năng gì và tập trung thể hiện tính năng đó cho khách. Cái khách hàng cần là tính năng của sản phẩm chứ không phải cái gì tạo nên nó.
-Không có gì là mãi mãi, thay đổi là yếu tố sống còn. 300 nhân viên công ty đã biết nghệ thuật bán hàng của tôi, họ học theo dễ dàng. Công ty đối thủ cũng chẳng mấy chốc biết được và họ cũng làm như thế. Nếu tôi không thay đổi, tôi cũng sẽ giống như họ mà thôi.
-Con người ta không chỉ có 5 giác quan. Chưa ai chứng minh được giác quan thứ sáu nhưng đa phần mọi người đều tin rằng họ có cảm nhận gì đó. Mắt thấy, tai nghe cho họ nhận thức được đúng sự vật, sự việc nhưng giác quan thứ sáu được kích thích sau khi tự trải nghiệm thì cảm giác của họ sẽ rõ ràng hơn rất nhiều so với chỉ sờ được, nghe được mà thôi.
Nilofer Merchant, tác giả của nhiều cuốn sách kinh tế nổi tiếng của Harvard Business Review, cho rằng "Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của các nhà sáng tạo là làm thế nào để từ bỏ các mô hình kinh doanh cũ mà họ đã hoàn thiện".
Tỷ phú Jack Ma cũng đã từng nói "Học từ các đối thủ chứ đừng cố nhái lại. Nhái lại là chết đấy"