Thursday, December 16, 2021

giảm nhẹ biến đổi khí hậu

 Thủ đô Dhaka của Bangladesh là một thành phố đông dân, thải ra hơn 5000 tấn rác thải mỗi ngày vào năm 2015. Lượng rác thải gia tăng đã gây ra một số tác động tiêu cực đến Dhaka như sự lây lan của bệnh tật, ô nhiễm nước ngầm và chất lượng không khí giảm sút. Lĩnh vực rác thải tại Bangladesh cũng phát thải ra một lượng lớn KNK do thành phần có chứa methane, một loại KNK có tiềm năng ấm lên toàn cầu gấp 25 lần so với CO2. Đến năm 2020, lượng phát thải KNK từ lĩnh vực rác thải sẽ tăng khoảng 22%, lên đến 20 triệu tấn. Với hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Dhaka đã xây dựng “Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn”, trong đó đặt ra mục tiêu cải cách hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố. Quy hoạch đã tìm cách xây dựng một chương trình quản lý chất thải có sự tham gia của các bên, tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý trong việc thu gom và vận chuyển rác thải, hiện đại hóa và mở rộng các khu vực xử lý rác thải và tăng cường việc quản lý hành chính và tài chính.

https://www.dfae.admin.ch/dam/countries/countries-content/vietnam/vn/sdc-publications/ung-pho-bien-doi-khi-hau_VN.pdf

Quản lý rác thải Rác thải liên quan chặt chẽ đến dân số và tình trạng đô thị hóa. Khối lượng rác thải toàn cầu đang tăng lên những năm gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với tốc độ tăng dân số, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh. Phát thải năm 2005 từ lĩnh vực rác thải vào khoảng 1300 MtCO2 tương đương/năm. Cải tiến các công nghệ quản lý và xử lý rác thải có thể làm giảm lượng phát thải KNK một cách rõ rệt, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện: tối ưu kĩ thuật oxy hóa rác thải hoặc tận thu khí CH4 từ các bãi chôn lấp; tăng cường quản lý và XLNT; sản xuất năng lượng từ rác thải; tái sử dụng rác thải là một trong những biện pháp hứa hẹn làm giảm lượng phát thải KNK cùng với việc tăng sử dụng năng lượng và tài nguyên một cách hiệu quả. Trong các phần trên đã đề cập đến nhiều công nghệ, giải pháp và chính sách giảm nhẹ BĐKH chỉ dành cho một lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, một số giải pháp lại mang tính liên ngành. Ví dụ như sử dụng sinh khối và chuyển đổi từ nhiên liệu nhiều cacbon sang khí đốt ảnh hưởng nguồn cung năng lượng, giao thông, công nghiệp và các tòa nhà. Tăng cường công tác giáo dục và truyền thông cũng sẽ nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển công nghệ mới, ý thức bảo vệ rừng, v.v… góp phần tích cực vào việc giảm phát thải và làm gia tăng bể hấp thụ KNK.

No comments:

Post a Comment