Thursday, August 7, 2014

Tại sao 1 tuần làm việc 40 giờ ?

Khi bé, chúng ta thường đặt ra câu hỏi, những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp dần khiến bố mẹ hoặc người lớn nhức cả đầu để trả lời. Lớn lên thay vì hỏi, chúng ta thường tự tìm hiểu, hoặc mặc định những quy luật mọi người cùng làm là điều tất yếu, không cần nghiên cứu hay tự đào lại để hiểu.
Suy nghĩ thói quen bạn dành càng nhiều thời gian để làm việc (tối thiểu 8 tiếng hoặc hơn mỗi ngày) sẽ giúp ích nhiều hơn cho công việc và chắc chắn bạn sẽ thành công trở thành điều bất di bất dịch trong tư duy của nhiều người.  
Ngay từ buổi còn bé thơ cắp sách tới trường, chúng ta đã làm quen với thói quen “làm việc ngày hơn 8 tiếng” thông qua việc học nhồi, học quá tải (học chính khoá, học phụ đạo, học thêm, học đàn , học vẽ, vv….). Con trẻ bây giờ học  đến khờ cả người!
Đến khi đi làm, 8 tiếng vàng ngọc là thời gian đẻ ra tiền nuôi sống bạn. Ở môi trường làm việc thoải mái, bạn sẽ để ý thấy cơ bản có 2 trạng thái làm việc: làm điên cuồng tới khuya hoặc chỉ tỉnh táo khi làm buổi sáng sớm.Cơ bản, con người có 2 dạng làm việc ở thời điểm khác nhau. Một số công ty thường xiết chặt giờ giấc làm việc đúng 8 tiếng cố định để tạo ra phong thái làm việc chuyên nghiệp. Trong một số công ty chỉ tập trung vào chất lượng, hiệu quả công việc và sức khoẻ và sự thoải mái của nhân viên. (Hầu hết là các công ty  thiết kế sáng tạo).
Vậy có khi nào bạn tự đặt câu hỏi:” 8 tiếng vàng ngọc mỗi ngày, chi vị 40 tiếng quần quật 1 tuần do ai nghĩ ra, nghiên cứu khoa học nào chứng minh giờ làm việc này hiệu quả?”
Nguồn gốc của 40 tiếng vàng ngọc 1 tuần ?
hendry
Quay lại lịch sử 1 chút, trong suốt thời kì Cách mạng công nghiệp (Industryal Revolution) kéo dài 150 ở thế kỉ 18. Hầu hết các công nhân trong nhà máy thường quần quật làm từ 10-16 tiếng mỗi ngày. Vào thập niên 20s (1920), Henry Ford-người sáng lập ra tập toàn Ford Motor lừng lẫy đã đưa ra quy định 40 tiếng làm việc vàng ngọc 1 tuần và tuần làm 5 ngày.
Ngạc nhiên khi biết  Henry Ford ư, còn 1 điều nữa đây, Ford đưa ra nguyên tắc này không theo một nghiên cứu khoa học nào cả- ông làm thế vì ông lo cho sức khoẻ của nhân viên của ông. Hơn hết, nguyên nhân ông chợt đưa ra ý tưởng giảm bớt giờ làm cho nhân viên rất đơn giản: “cho nhân viên có thời gian rảnh rỗi lang thang ra ngoài để họ còn nhận ra là họ còn phải mua đồ xài nữa, chết dí trong xưởng cả ngày về mệt lả cả người, không có cơ hội dùng tiền mua đổ tiêu dùng thì làm sao kinh tế phát triển?!?”
Trong một cuộc phỏng vấn xuất bản trên tạp chí World’s Work năm 1926, Ford giải thích tại sao ông chuyển qua chế độ làm việc 48 giờ , 6 ngày 1 tuần sang 40 giờ, 5 ngày 1 tuần nhưng vẫn trả đủ tiền như trước:
“Thời gian nhàn rỗi là nguyên liệu cần thiết, như một thứ phân bón để nuôi dưỡng thị trường tiêu dùng, khi rảnh rỗi, người ta mới có thời gian thở, thoải mái đi thong dong ra ngoài nhìn ngắm thế giới xung quanh và mua cái gì đó, thị trường ô tô cũng nằm trong những thứ cần mua.”
Như vậy, 8 tiếng vàng ngọc và 5 ngày làm việc 1 tuần không phải là chọn lựa từ nghiên cứu khoa học nào cả, thay vào đó, nó là 1 phần không thể thiếu trong việc đóng góp tăng trưởng cho thị trường tiêu dùng.

Truyền thuyết về Cú đêm và  Gà :

Các nhà khoa học tại trường Hardvard khi khảo sát nghiên cứu trên chuột cho thấy có một cụm tế bào trong não bộ chi phối chu kì thức ngủ và nhịp điệu trong ngày.  Cụm tế bào này nằm ở hạch suprachiasmatic (hạch SCN)  ở vùng hạ đồi (hypothalamus).
brain

Ánh sáng và yếu tố di truyền học là hai nguyên nhân chính giúp cơ thể bạn cảm nhận về thời gian, tạo ra một vòng chu trình năng lượng hoạt động trong suốt 1 ngày.
(Một sự thật tiết lộ nho nhỏ- Ở Mỹ, con người tạo chu kì ngày nhân đôi cho gà bằng cách: chiếu đèn sáng trong chuồng liên tục 6 tiếng- nghỉ 6 tiếng rồi tiếp tục- Gà tự hiểu 12 tiếng là 1 ngày và nạp năng lượng liên tục- đó là lý do khiến Gà mau lớn).
Giới thiệu thêm về những gì xảy ra bên trong cơ thể chúng ta trong suốt 24 giờ. Ngạc nhiên hơn khi cảm nhận độ dài chu kỳ 24 giờ từng người dài ngắn khác nhau là do gene quy định.
24hours
“Nếu vòng tuần hoàn sinh học 24 giờ bên trong bạn dài hơn – bạn được gọi là CÚ ĐÊM, nếu ngắn hơn, bạn là GÀ”- Katherine Sharkey-MD,PhD, giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học về giấc ngủ cho hay.
Các nhà khoa học gọi tên loại gene này là Period 3- hay gene “đồng hồ” – gene này quyết định chu kì  giấc ngủ của bạn dài hay ngắn.  

Cú đêm sống lâu hơn Gà!

Giờ làm việc bình thường thường bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng và kết thúc lúc 5 giờ chiều.- Kiều thiết kế làm việc này thường chỉ phù hợp với Gà- những người thích dậy sớm!
Cú đêm- Những người tỉnh táo khi làm việc ban đêm (44% nữ và 37% nam) thường khó chịu một chút khi làm việc với giờ giấc này vì lúc này năng lượng làm việc của ban thường thấp và khả năng tập trung không cao. Họ thích thức khuya, đôi khi mang tiếng lười biếng vì họ thức dậy khi cả thế giới đang hùng hục bên ngoài.
Nhưng nghiên cứu của trường đại học Brussels cho thấy Cú Đêm thường lợi hại hơn Gà ở khả năng làm việc điên cuồng trong thời gian lâu hơn mà đầu óc vẫn tỉnh táo. Nghiên cứu dựa trên hai thí sinh Siêu Gà- thức dậy lúc 5, 6 giờ sáng và Siêu Cú thức dậy lúc giữa trưa. Hai thí sinh này được mời đến phòng thí nghiệm ngủ 2 đêm. Họ đo lường khả năng hoạt động của não , sự tỉnh táo và khả năng tập trung. Sau 10 tiếng làm việc liên tục – Siêu Gà bắt đầu lờ đờ, mất tập trung và mệt mỏi , làm việc chậm hơn nhiều so với Siêu Cú. (Siêu Cú nhìn Gà lờ đờ và chửi vào mặt Siêu Gà….mày là đồ con gà! Sau đó  hì hục làm việc tiếp …j/k)
“Cú thường có lợi thế và phát huy năng lực tốt hơn Gà” Philippe Peigneux- người quan sát nghiên cứu phát biểu.
Ép buộc ai đó làm việc sớm hay mượn thường không mang lại kết quả tốt hơn. Quan trọng là cách họ làm việc phù hợp với đúng bản chất của mình trong thời gian thích hợp.

Nghỉ xả hơi đóng vai trò cực kì quan trọng

Cơ thể của bạn được thiết kế để làm việc theo chu kì, làm việc hùng hục như trâu hoặc máy tính ngày này qua tháng nọ không ngừng nghỉ dễ khiến cơ thể bạn bị…treo hoặc dump ram! Biết cách nghỉ xả hơi là  một trong những kĩ năng giải quyết vấn đề (problem-solving skill), nghỉ ngơi giúp bạn…dễ thở hơn 1 chút, thấy đời đẹp hơn một chút! Tập trung làm việc 4-5 tiếng liên tục có thể kết nối được vài sợi nơ-ron thần kinh- nhưng chắc chắn không giúp bạn sáng tạo hơn được.  Đó là lí do các công ty sáng tạo thường không ép buộc nhân viên thường xuyên cày bừa quá mức, họ để nhân viên thư thái vui vẻ để kích thích sáng tạo, tạo ra những sản phẩm-thành phẩm đem lại hiệu suất cao hơn , hiệu quả hơn cho công ty.
Stefan Sagmeister -graphic designer giải thích về tầm quan trọng của việc dành thời gian nghỉ xả hơi. Có đợt anh nghỉ thiết kế và đóng cửa studio của mình gần 1 năm để refresh lại đầu óc, sau đó quay trở lại và làm việc- tất nhiên hăng say hơn.
Quirky,một công ty cung ứng website đưa ra luật lệ 1 năm phải có 4 tuần đóng máy nghỉ ngơi cho nhân viên và đối tác:
CEO Ben Kaufman của công ty viết mail cho nhân viên của mình: Bản full xem ở đây
 ” Chúng ta sẽ đóng máy nghỉ xả hơi 4 tuần năm tới, thay vì cho máy chạy 52 tuần tù tì, bây giờ máy chạy 48 tuần thôi, máy đóng, nghỉ ngơi hoàn toàn, dẹp sach mọi hoạt động nội bộ. Tắt đèn, đi ngủ! Quan điểm của chúng ta là tập trung vào giá trị lõi, chúng ta làm thế để cố gắng cho công việc sau này tốt đẹp hơn, tạo ra nhiều sản phẩm xịn hơn, đẹp mê ly hơn và cái đám nhân viên làm việc phải thiệt thoải mái và vui nhộn- đó là cách mọi người cân bằng lại cảm xúc, chứ không phải cả đám chụm đầu vào làm hùng hục bơ bơ vô cảm như cái máy!”
Nghỉ xả hơi để dưỡng sức, chứ không phải dành thời gian nghỉ ngơi để sáng tạo:  
Dan Buettner,  tay báo của NatGeo  làm khảo sát và thuyết giảng trên TED Talk- LÀM SAO ĐỂ SỐNG 100 TUỔI + , ông quan sát 3 cộng đồng  lớn- có tuổi thọ cao và mạnh khoẻ, có một cộng đồng Cơ Đốc Giáo thường dành 1 ngày off trong tuần vui vẻ với nhau hoàn toàn tách ly mình ra khỏi công việc hằng ngày mặc cho họ có bận như thế nào đi chăng nữa.  Đó là cách họ kết nối lại với nhau, xả stress, nhóm này có 5 người sống hơn 100 tuổi.

4 bước giúp bạn đam mê công việc trở lại:

1. Tạo ra một danh sách to-do-list thực tế:  khoảng 3-4 tiêu đề, kiểu như: “ngày dành trọng 4-5 tiếng thực sự làm việc thôi- nhưng làm ra ngô ra khoai!”
2. Tạo nên một chu kì làm việc bài bản:  nếu bạn có quá nhiều thứ cần phải làm xung quanh. Tập cách ưu tiên từng thứ quan trọng trước. Đừng để mọi thứ thành một đống hổ lốn, nó sẽ đốt sạch năng lượng của bạn.
3. Một ngày không làm việc:  bỏ hẳn 1 ngày không đá động gì đến công việc, đi chơi, relax hoàn toàn. Khi trở lại, bạn sẽ làm việc hăng hái hơn trước nhiều.
4. Thử đo lường năng lực hoàn thành nhiệm vụ của bạn : ngồi không ngó đồng hồ hết giờ để ra về dể dàng hơn việc bạn tập trung để xem thành quả công việc của mình. Rất dễ để ngồi xem một ngày bạn dành thời gian ngồi viết lách trên máy tính bao nhiêu, nhưng việc bạn viết ra được thứ gì đó có giá trị thì cần xem lại.
Thay đổi tư duy và tìm ra một công cu đo lường thành quả của bạn thay vì nói:” Tôi dành x giờ để làm ra cái của nợ này” thì nên nói :” tôi đã làm nên cái món chết tiệt này, mấy con Gà khoái lắm chà….hiệu quả dã man- chả nhớ làm bao lâu nữa!”

Ngày nay, rất khó để kiểm soát mọi thứ vì bạn đang sống trong 1 thế giới hiện đại, rất nhiều thứ hấp dẫn thường xuyên làm bạn mất tập trung.Nếu công ty yêu cầu bạn làm đúng giờ giấc, đừng la lối và đòi nghỉ việc.Điều quan trọng cần phải nhớ, rằng không phải bạn làm bao nhiêu giờ, mà phải tận dụng giờ làm của bạn thành thứ có giá trị và hiệu quả khi xoắn tay vào làm.
 Mikael Cho- The Next Web

No comments:

Post a Comment